Câu lạc bộ thanh thiếu nhi Phật tử và vị thế ngôi chùa

Đăng lúc: Thứ sáu - 26/04/2013 22:41 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Phật tử Diệu Nhân - Nguyễn Thị Xuân Loan

Phật tử Diệu Nhân - Nguyễn Thị Xuân Loan

Bạn là người ở nơi xa đến một địa phương, muốn biết vị thế của ngôi chùa (qua đó là đạo Phật) như thế nào, hãy tiếp cận cộng đồng dân cư ở đó.

Trước khi đi vào nội dung chính của tham luận, tôi xin chia sẻ câu chuyện của hai chùa mà chính tôi trải nghiệm:

Chuyện của hai chùa

Một hôm tôi đến xã A tôi nhìn thấy bọn trẻ đang chơi và trên đường một vài người đang ngồi hút thuốc dưới gốc cây. Tôi lại gần chào và hỏi đường đến chùa ở xã A thì mọi người nhìn nhau lắc đầu quay đi, có người trong bọn họ còn chỉ địa điểm chùa lạc sang hướng khác. Cuối cùng tôi đành tìm đến nhà chị S là Phật tử hay đi sinh họat cùng chúng tôi tại Trụ sở Giáo hội trên thành phố, chị là người của xã này. Chị ngạc nhiên và vô cùng lúng túng trước các câu hỏi của tôi.

Tại sao dân làng chẳng ai quan tâm đến chùa? Người đi chùa vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay? Tại sao chị S là Phật tử thuần thành đi sinh hoạt xa vậy? Sao không dẫn dắt mọi người đến sinh hoạt tại chùa làng?

Trên đường về tôi nghĩ mãi về xã A. Điều gì đã xảy ra? Tại sao và tại sao?

Vài ngày sau tôi đến tại xã B. Tôi đến gần một nhóm người đang cặm cụi bó rau mang đi bán, tôi hỏi đường đến thăm chùa trong xã, họ rất vui vẻ, đứng dậy  nhiệt tình chạy theo hướng dẫn tôi đường đi tới chùa. Có người còn khen Thầy như Phật sống của xã, từ ngày Thầy về trụ trì bọn trẻ trong xã ngoan hơn hẳn, không còn tụ tập nghịch ngợm lêu lổng mà đến chùa sinh hoạt. Các hoạt động của chùa, người lớn trong xã cũng tích cực tham gia đông đảo, nhất là những dịp lễ hội Phật giáo như Phật đản, Vu lan…

Tôi ngạc nhiên biết rằng mọi người đều là Phật tử. Thậm chí mọi người còn biết Thầy trụ trì hôm nay đang làm gì, ở đâu: “Thầy chúng tôi đang đi họp Ban đại diện Phật giáo Huyện chuẩn bị cho việc tổ chức sinh hoạt CLB thanh thiếu niên Phật Tử”.

CLB Thanh thiếu nhi Phật tử giúp nâng cao vị thế ngôi chùa

Điều gì đã khiến dân làng ví Thầy trụ trì chùa ở xã B như “Phật sống”? Đối với các bậc cha mẹ, con cái là cả tương lai, là của để dành, là mối quan tâm và lo lắng thường trực. Con cái có ngoan ngoãn, lễ phép không? Có học hành giỏi giang không? Có tụ tập, đua đòi theo bạn xấu không? Có chỗ vui chơi, sinh hoạt lành mạnh không? Ngày hè nghỉ học ai trông, làm gì…?

Thầy trụ trì xã B đã biết tập hợp, hướng dẫn và dạy dỗ các em những điều mà chính cha mẹ quan tâm, đó là sự hiếu hạnh, biết vâng lời, thấy được tình yêu thương bao la trời biểu của cha mẹ, biết những điều phải trái trong cuộc sống. Đồng thời các em lại có một sân chơi lành mạnh, được gặp bạn bè, hát múa, chơi trò chơi, giao lưu với các bạn ở xa…

Nhờ thế, ngôi chùa đã trở thành một nơi che chở, vui đắp cho nhân cách, một sự hỗ trợ cần thiết cho tương lai các em bên cạnh gia đình và nhà trường. Chùa không còn là miếu thờ Phật, không còn là nơi của các cụ già hay nơi thờ cúng vong của người chết nữa.

Thầy trụ trì ở đó đã thực sự trở thành một chỗ dựa tinh thần bên cạnh chỗ dựa tâm linh, nhà chùa đã trở thành một nơi hướng tới tương lai chứ không phải là những người đã chết, và tương lai Phật giáo đã được trao truyền một cách vững bền từ thế hệ này sang thế hệ kia một cách rất thời đại.

Cần sự dấn thân và đi đầu của Thầy trụ trì

Để ngôi chùa thực sự là chốn đi về của các thế hệ già trẻ, để thu hút và duy trì các sinh hoạt của thanh thiếu nhi tại chùa, Thầy trụ trì cần chấp nhận vất vả, hy sinh thời gian và công sức, phải biết đặt lợi ích của tương lai đạo Phật lên trên hết.

Trước hết, quý Thầy cần thuyết phục được các bậc cha mẹ, ông bà, thường xuyên quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng làng xóm để họ thấy nhà chùa là nơi có thể tin cậy để gửi gắm con em mình tới sinh hoạt.

Thầy trụ trì cũng cần biết kết nối các hoạt động Phật sự với các cơ quan đoàn thể, nhất là nhà trường, đoàn thanh niên địa phương, với các chương trình xã hội. 
Quý thầy cũng cần dựng cảnh chùa cho phù hợp với thanh thiếu nhi, như có không gian sinh hoạt rộng rãi, mang màu sắc tươi vui, tránh sự u ám, tẻ nhạt, có các khu vực đọc sách, ngồi thiền…

Đặc biệt, Thầy trụ trì cũng cần chấp nhận bỏ ra chi phí hoặc huy động các mạnh thường quân để đầu tư cho việc tổ chức, sinh hoạt cho các em như đồng phục, công dụng cụ, hoặc phục vụ cho các hoạt động như văn nghệ, lễ hội…

Cuối cùng, Thầy trụ trì cũng dành thời gian, tâm huyết và trăn trở để hướng dẫn, dạy dỗ, trao truyền Phật pháp cho các em bằng các hình thức thích hợp như thuyết pháp, dạy học, trò chơi, văn nghệ…

Kết luận

Thành lập và duy trì câu lạc bộ thanh thiếu nhi Phật tử tại chùa là việc chăm lo cho thế hệ tương lai của Phật giáo và Dân tộc, bảo đảm mạng mạch Phật pháp được tiếp nối và truyền thừa, khẳng định vị thế và chỗ đứng của ngôi chùa, của Thầy trụ trì trong cộng đồng. Đó là một hình thức trồng người cho lợi ích cả trăm năm sau.

Tác giả bài viết: Phật tử Diệu Nhân - Nguyễn Thị Xuân Loan
Nguồn tin: Theo Phật Tử Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 482
  • Khách viếng thăm: 450
  • Máy chủ tìm kiếm: 32
  • Hôm nay: 127249
  • Tháng hiện tại: 2101149
  • Tổng lượt truy cập: 90992722
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012