Giáo dục xã hội Phật giáo: cốt lõi của vấn đề là nhận thức

Đăng lúc: Thứ sáu - 12/10/2012 18:04 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Thành quả xây dựng và đưa vào hoạt động trường phổ thông tư thục trung tiểu học Bồ Đề của Phật giáo Long An cho thấy hiện nay vấn đề của sự phát triển giáo dục xã hội Phật giáo không nằm ở chỗ thủ tục, hoàn cảnh, mà nó nằm ở chính nỗ lực tự thân của phía Phật giáo.
Giáo dục xã hội Phật giáo: cốt lõi của vấn đề là nhận thức

Giáo dục xã hội Phật giáo: cốt lõi của vấn đề là nhận thức

Thành quả xây dựng và đưa vào hoạt động trường phổ thông tư thục trung tiểu học Bồ Đề của Phật giáo Long An cho thấy hiện nay vấn đề của sự phát triển giáo dục xã hội Phật giáo không nằm ở chỗ thủ tục, hoàn cảnh, mà nó nằm ở chính nỗ lực tự thân của phía Phật giáo.
Trong quá trình chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đưa Phật giáo từ một tôn giáo cổ truyền trở thành một tôn giáo hiện đại, thì so với các mặt khác, như giáo lý, đào tạo Tăng tài, đường hướng tu tập, hoằng pháp bằng các phương tiện truyền thông hiện đại, cách tân nghi lễ thờ tự, hoạt động từ thiện…, thì giáo dục xã hội là lãnh vực mà Phật giáo Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn cả trong việc phát triển. Đến năm 1975, ngoài thành tựu nổi bật ở bậc đại học là Viện Đại học Vạn Hạnh, nhìn chung hệ thống giáo dục xã hội phổ thông của Phật giáo, tuy đã định hình với hệ thống trường Bồ Đề, nhưng vẫn còn khá mỏng, hạn chế nhiều mặt, nhất là về chất lượng. Khoảng cách giáo dục xã hội Phật giáo ở bậc phổ thông so với hệ thống giáo dục cùng bậc mà tôn giáo khác đã xây dựng được vẫn còn rất lớn. Trường trung tiểu học Bồ Đề còn ít, phân bố không đồng đều, chỉ phục vụ cho con em tầng lớp dân lao động thành thị đời sống khó khăn trình độ giới hạn, không vào được hệ thống trường công hay các trường tư danh tiếng của tôn giáo khác. Đây là tình trạng được coi là mặc nhiên, phải chấp nhận, kéo dài đến năm 1975, mà không hề có chuyển biến nào đáng kể.
Tình trạng như thế của giáo dục xã hội Phật giáo cho tới năm 1975 do nhiều nguyên nhân đưa tới. Trước hết, Phật giáo không có truyền thống hoạt động giáo dục xã hội như tôn giáo khác, đã phải bắt tay vào việc với những thiếu thốn lớn lao về nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm chuyên môn. Điều đó đã làm cho tốc độ phát triển giáo dục xã hội Phật giáo trở nên chậm chạp.
Nhưng trên hết vẫn là vấn đề nhận thức. Giáo dục xã hội của Phật giáo Việt Nam trong quá khứ, dường như, vẫn không được xem là tạo môi trường để hoằng pháp, gắn bó với hoạt động hoằng pháp, cơ hội để đẩy mạnh hoạt  động hoằng pháp. Nó tách rời khá xa với hoạt động tín ngưỡng. Giáo dục xã hội Phật giáo chỉ giữ vai trò như một công tác từ thiện xã hội, ở vị trí loại 2, tức là chuyện không cấp bách, có thể làm dần dần, được tới đâu hay tới đó.
Các vị tăng sĩ Phật giáo coi nhiệm vụ chính của việc tu hành là giải thoát. Dạy học, mở trường, nhận học trò dạy kiến thức thế học chỉ là việc làm ngoại vi, nếu không muốn nói là bất đắc dĩ, phải làm cho có. Đương nhiên, những nhận thức như thế đối với giáo dục xã hội đã khiến Phật giáo Việt Nam không thể tập trung đẩy mạnh phát triển hoạt động giáo dục xã hội ở bậc học phổ thông. Hệ quả của nhận thức như thế đến nay cơ bản vẫn không thay đổi. Đó là nguyên nhân chính khiến giáo dục xã hội Phật giáo hiện nay vẫn là mảng có chuyển biến chậm, dù là về mặt thủ tục đã bước đầu thông thoáng như chúng ta đã thấy.
Như vậy, cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ nhận thức. Cần phải có những đột phá cơ bản ở khâu nhận thức, những chuyển biến sâu sát về mặt nhận thức đối với hoạt động giáo dục xã hội Phật giáo.
Thời nào cũng vậy, yêu cầu chung vẫn là giáo dục và tín ngưỡng phải tách rời, riêng biệt. Trường học do tôn giáo đứng ra thành lập trước hết vẫn là trường dạy kiến thức, không phải là trường dạy tu hành.
Nhưng trường học là môi trường lý tưởng để người tu sĩ tiếp xúc với xã hội, và qua đó, thực hiện trách nhiệm tôn giáo của mình. Trường học do tôn giáo mở ắt phải khác với trường học bình thường. Nó đương nhiên có tác động nhất định đới với hoạt động tôn giáo. Vì vậy, có tôn giáo hết sức lưu tâm đến hoạt động giáo dục, đồng hóa chức năng của một bộ phận lớn tu sĩ với chức năng thầy giáo, cô giáo. Họ nhận thức rằng trường học là một phương tiện để truyền bá tôn giáo, song song với việc vẫn xem giáo dục cũng là một hình thái công tác xã hội.
Vấn đề chính là ở chỗ này. Nếu chúng ta xem mở trường chỉ là công tác xã hội, thì hoạt động của trường học cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức như thế. Còn nếu chúng ta nhận thức ở mức cao hơn, thì chắc chắn, chúng ta sẽ nhận được kết quả tương ứng.
Với nhận thức đúng mức về tác động tôn giáo của trường do tôn giáo mở, nên có tôn giáo đã có những kết quả quan trọng trong việc truyền giáo nhờ vào hệ thống giáo dục xã hội, đặc biệt là bậc mầm non và bậc phổ thông.
Họ nhận thức rằng, làm giáo dục thì trước hết phải có được chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục là tác nhân để phát triển hoạt động giáo dục, từ đó thu hút đông đảo người học. Có được hệ thống giáo dục, dù muốn dù không, đã có môi trường tôn giáo, đã tạo nên một sự tiếp xúc tôn giáo nhất định. Việc còn lại là khai thác môi trường đó.
Vì vậy, mới có chuyện con em gia đình truyền thống theo đạo Phật được gửi vào học ở trường do tôn giáo khác mở, khi ăn cơm làm dấu thánh, trước tượng Phật làm dấu thánh, gọi tượng Quan Âm là tượng Đức Bà…
Nếu Phật giáo chúng ta nhận thức mở trường, tích cực làm công tác giáo dục xã hội, là hoạt động hoằng pháp, là “giác tha”, là bộ phận của hành trình tu tập giải thoát, thì không phải do bắt chước tôn giáo khác, mà là do thực tế khách quan hiển nhiên. Dù tách biệt giáo dục và tôn giáo thế nào đi nữa, trường tôn giáo mở thì tất yếu phải có môi trường tôn giáo. Người ta không dạy giáo lý trên lớp, tuân thủ đúng quy định, thì cũng truyền bá giáo lý qua giờ ăn, giờ ngoại khóa, sinh hoạt dã ngoại, thư viện, tiếp xúc thầy trò, học bổng các khóa huấn luyện bổ túc… Đủ mọi cách.
Hiện nay, xu hướng xã hội hóa hoạt động giáo dục đã khởi động và đang theo hướng phát triển. Các tôn giáo tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động giáo dục. Trong chiều hướng như vậy, Phật giáo đối với hoạt động giáo dục xã hội, không chỉ là môi trường hoằng pháp, mà còn là nỗ lực hộ pháp, giữ đạo đối với con em gia đình Phật tử.
Cải đạo thông qua hoạt động giáo dục đã là chuyện rõ ràng của mấy trăm năm và trên toàn thế giới. Muốn giữ đạo, người Phật tử, đặc biệt là tu sĩ Phật giáo cần phải có cái nhìn mới về giáo dục xã hội.
Không còn có thể xem giáo dục xã hội chỉ là chuyện công tác xã hội từ thiện dài hạn, mà đó trước hết là môi trường hoằng pháp, là hoạt động giác tha, là nỗ lực giữ đạo, là một hình thức tu tập trong xã hội hiện đại.
Thời gian không còn nhiều để Phật giáo chúng ta chuyển đổi nhận thức cơ bản về giáo dục xã hội. Hãy tích cực tận dụng những lợi thế mà Phật giáo Việt Nam đang có để đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động giáo dục xã hội. Nếu không khai thác, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ đang có, cơ hội sẽ trôi qua, và thời gian sau đó, sẽ là những khó khăn đối với Phật giáo chúng ta do những nguyên nhân như đã phân tích.
 
 
Tác giả bài viết: Minh Thạnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 248
  • Khách viếng thăm: 222
  • Máy chủ tìm kiếm: 26
  • Hôm nay: 88562
  • Tháng hiện tại: 2808855
  • Tổng lượt truy cập: 88613458
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012