Phẫn nộ mất khôn

Đăng lúc: Chủ nhật - 05/08/2018 18:35 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Phẫn nộ - sự phản ứng bung vỡ của tâm sân hận giận dữ - phát sinh do tâm lý bất mãn bực phiền bị kích động. Nó là hệ quả của sự tích tập các tư duy ác bất thiện như dục, sân, hại đi đôi với tập quán chấp ngã hay hay tâm lý xem trọng cái tôi.
Kinh Pháp cú mô tả nguồn cơn của lòng hiềm hận dẫn xuất từ sự ám ảnh của cái tôi khiến cho tâm sân hận hay lòng hận thù được ấp ủ đi đến tăng trưởng, không hề nguôi ngoai:
 
Nó giết tôi, hại tôi, 
Nó thắng tôi, cướp tôi;
Ai ôm hiềm hận ấy, 
Hận thù không thể nguôi. 
 
Đức Phật thấy rõ sự xấu xa nguy hại của sự sân hận phẫn nộ. Ngài nói cho chúng ta biết, khi người nào bị sân hận chi phối thì tâm mất tự chủ, trở thành mù lòa, không còn sáng suốt; nghĩ đến hại mình, hại người, hại cả hai; không như thật biết lợi mình, lợi người, lợi cả hai; rơi vào các hành vi ác bất thiện về thân, về lới, về ý.  Người ấy có tính khí thất thường và có những biểu hiện không đẹp mắt như dễ phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn.  Do tâm lý rối loạn bất an và tính khí thất thường như vậy nên người phẫn nộ tự chuốc lấy nhiều bất hạnh khổ đau, rơi vào sập bẫy đen tối của kẻ đối địch, như sắc diện trở nên xấu xí, ăn không ngon, ngủ không yên, không đạt được lợi ích hạnh phúc, mất mát tài sản, tổn hại danh tiếng, thân bằng quyến thuộc xa lánh, bị sanh vào cõi dữ sau khi chết. Những lời Phật dạy sau đây nhắc nhở mọi người về sự dại dột nguy hại của tâm sân hận phẫn nộ:
 
Đức Phật thấy rõ hậu quả xấu xa nguy hại của tâm sân hận phẫn nộ. Ngài nói cho chúng ta biết khi người nào bị sân hận chi phối thì tâm mất tự chủ, trở thành mù lòa, không còn sáng suốt; nghĩ đến hại mình, hại người, hại cả hai; không như thật rõ biết lợi mình, lợi người, lợi cả hai; rơi vào các hành vi ác bất thiện về thân, về lời, về ý.  Người ấy có tính khí thất thường và có những biểu hiện không hiền hòa, không đẹp mắt như dễ phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn.  Do tâm lý rối loạn bất an và tính khí thất thường như vậy nên người phẫn nộ tự chuốc lấy nhiều bất hạnh khổ đau, rơi vào sập bẫy đen tối của kẻ đối địch, như sắc diện trở nên xấu xí, ăn không ngon, ngủ không yên, không đạt được lợi ích hạnh phúc, mất mát tài sản, tổn hại danh tiếng, thân bằng quyến thuộc xa lánh, bị sanh vào cõi dữ sau khi chết. Những lời Phật dạy sau đây  nhắc nhở mọi người chúng ta về sự dại dột và nguy hại của tâm sân hận phẫn nộ:
 
“Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp này được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hay đàn ông. Thế nào là bảy?
 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này trở thành xấu xí!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có dung sắc. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, mặc toàn đồ trắng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này ngủ một cách khổ sở!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình ngủ một cách an lành. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Tuy vậy, họ vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có lợi ích!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được lợi ích. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, thâu hoạch điều bất lợi, lại nghĩ rằng: “Ta được lợi ích”, thâu hoạch điều lợi ích, lại nghĩ rằng: “Ta không được lợi ích”. Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có tài sản!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được tài sản. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, những tài sản của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp. Các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có danh tiếng!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ năm, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này không có bạn bè!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được bạn bè. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục. Đây là pháp thứ sáu, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: “Mong rằng kẻ này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này! Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đây là pháp thứ bảy, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.
 
Bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông”.
 
Kinh Phật nói nhiều đến ý đồ xấu xa đen tối của ác ma (kẻ ác ý hay tâm lý xấu ác) muốn quấy phá đánh bại những người hiền lành để lôi kéo người ấy về phe nhóm của mình. Vũ khí mà ác ma thường dùng để quấy rối làm hại người hiền lành là dùng lời lẽ thách thức chọc tức khiến người ấy nổi giận đi đến phẫn nộ. Khi nào người ấy trở nên giận dữ phẫn nộ thì ác ma đắc thắng, vì nó đã khiến người ấy tự rơi vào sập bẫy đen tối của nó. Trái lại, khi nào người ấy không phản ứng giận dữ thì nó xấu hỗ, sụt vai, cúi đầu, câm miệng, buồn bả bỏ đi. Nhờ học tu theo lời Phật, thấy rõ sự nguy hại của tâm sân hận phẫn nộ, nên các học trò đệ tử Phật không rơi vào ý đồ đen tối xấu xa của ác ma, không làm theo ý ác ma muốn. Họ không phẫn nộ.   

 
 
Tác giả bài viết: Hải Hậu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 477
  • Khách viếng thăm: 464
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 113933
  • Tháng hiện tại: 2203954
  • Tổng lượt truy cập: 91095527
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012