Nghi thức Lễ Hằng thuận (P.3)

Đăng lúc: Thứ sáu - 27/06/2014 22:30 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Nhẫn, có nghĩa là nhường nhịn. Muốn trong nhà vui vẻ đầm ấm hạnh phúc, trước phải biết nhường nhịn lẫn nhau, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Chiếc nhẫn lại được đeo vào ngón tay, để hai cháu dễ nhìn dễ thấy, để tự nhắc mình về sự nhẫn nhịn.



* Ý NGHĨA ĐÔI NHẪN CƯỚI

Điển lễ: Xin mời Tân lang, Tân nương và hai họ đứng dậy.
Chủ lễ bước đến trước mặt Tân lang và Tân nương, cầm hộp nhẫn mở ra bảo rằng: 
    
Hôm nay, nhân dịp lễ Thành hôn hai cháu thành tâm phụng Phật thỉnh Tăng làm lễ Hằng thuận. Trong dịp này, thầy thay lời chư Tôn đức giải thích ý nghĩa đôi nhẫn, để hai cháu trao tặng cho nhau, đánh dấu ngày hai cháu nhất tâm hướng về Tam bảo và đối trước quý thầy cùng cha mẹ đôi bên phát nguyện kết tóc se tơ, nên duyên chồng vợ, làm người Phật tử thuần thành chơn chánh.
 
    
Hai cháu quý mến! Đây là 2 món trang sức quý giá biểu thị đạo lý hôn nhân, nó tên là “nhẫn” đeo ở ngón tay, để hai cháu luôn nhìn thấy, nhằm nhắc nhở những điều hay ý đẹp như sau:

1. Nhẫn, có nghĩa là nhường nhịn. Muốn trong nhà vui vẻ đầm ấm hạnh phúc, trước phải biết nhường nhịn lẫn nhau, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Chiếc nhẫn lại được đeo vào ngón tay, để hai cháu dễ nhìn dễ thấy, để tự nhắc mình về sự nhẫn nhịn. 

2. Chiếc nhẫn hình tròn: Tiêu biểu cho phước báo và tiền của đầy đủ, nhà đất thịnh vượng. Muốn được như thế, vợ chồng phải siêng năng làm lụng, dành dụm tiền bạc, tiêu xài chừng mực, không được phung phí và phải biết cúng dường bố thí thì mới được hưởng phước lâu dài.

3. Chiếc nhẫn này được làm bằng chất vàng, vàng có đặc tính thứ nhất là “tùy duyên bất biến”, nghĩa là hình dạng tuy có thay đổi, nhưng tính chất vẫn nguyên vẹn. Hay nói rõ hơn, dù ai có vo tròn bóp méo, kéo dài cán mỏng đi nữa. Hình dạng tuy đã thay đổi, nhưng tính chất giá trị của vàng vẫn nguyên vẹn. Đạo vợ chồng cũng thế! Hai cháu chung sống bên nhau, dù gặp hoàn cảnh nào đi nữa, cũng phải giữ vẹn lòng chung thủy trước sau như một. Cổ nhân có dạy: “Ngọc càng dồi càng sáng, vàng càng luyện càng tinh” đừng vì nghịch cảnh, cũng đừng vì: danh lợi, tiền của, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ,… mà thay lòng đổi dạ. 
    
4. Chất vàng có đặc tính thứ hai là màu sắc “tươi đẹp”, không bao giờ phai nhạt dù trải qua bao lần mưa nắng, dù có rơi rớt, vùi dập nơi nào, nhưng nó vẫn mãi tươi đẹp. Đạo vợ chồng cũng thế! Hai cháu đã thệ nguyện chung sống bên nhau, dù gặp cảnh ngộ nào đi nữa, hoặc mai kia có già nua, bệnh tật, nhưng tình nghĩa vợ chồng cũng phải nồng nàn tươi đẹp như thuở ban đầu mới cưới nhau.

5. Trên chiếc nhẫn này lại có đính hạt kim cương xinh đẹp. Trong các loại ngọc, kim cương rắn chắc, bền vững và quý hiếm hơn hết. Kim cương tiêu biểu cho ý chí, niềm tin, sức sống và tình yêu vĩnh cửu. Thầy mong tình nghĩa vợ chồng của hai cháu bền vững như kim cương vậy. (Nếu nhẫn có đính kim cương, thì giảng, còn không thì bỏ mục này. Nếu có nạm ngọc, tùy loại ngọc mà giải thích ý nghĩa theo hướng tích cực phù hợp với hôn nhân). 
 
    
 
Chính vì những lý do trên, đôi nhẫn này nó có ý nghĩa rất thiêng liêng trong tình nghĩa vợ chồng, hai con phải giữ nó làm kỷ niệm, xem nó là gia bảo vô giá. Hơn nữa, chư Tăng (Ni) đã gia trì chú nguyện, nên người giữ gìn trân trọng nó sẽ được sự hộ niệm của Tam bảo và các vị Thiện thần. Giờ đây hai cháu hãy đeo cho nhau để kỷ niệm một cuộc đời mới, cuộc sống lứa đôi tràn đầy hạnh phúc an lạc. Cháu trai lấy chiếc nhẫn nhỏ đeo cho cháu gái, cháu gái lấy chiếc lớn đeo cho cháu trai. o o o

Sau khi dâu rể đeo nhẫn, chủ lễ bảo:
      
Hai cháu hãy lạy Phật ba lạy và quỳ xuống phát nguyện kết nghĩa vợ chồng (học thuộc lòng hoặc cầm giấy đọc): 


1. Tân lang phát nguyện:
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên, con tên là……........, pháp danh ……. xin xác nhận em .........., pháp danh………, …tuổi là vợ của con. Con xin phát nguyện trọn lòng chung thủy với vợ, giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui. 

Nam Mô A Di Đà Phật. o

2. Tân nương phát nguyện:
 
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên, con tên là ………..., pháp danh ....... xin xác nhận anh …......., pháp danh……., …tuổi là chồng của con. Con xin phát nguyện trọn lòng chung thủy với chồng, giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui. 

Nam Mô A Di Đà Phật. 



KỆ CHÚC PHÚC:

Mừng cho đôi trẻ Thành hôn
Trăm năm kết tóc, kiền khôn lâu dài.
Sắt cầm hảo hợp bền dai
Phụng loan ứng lứa, đẹp thay duyên lành.
Tơ hồng nguyệt lão đành rành
Se tơ kết tóc, sẵn dành từ lâu
Tóc xanh cho đến bạc đầu
Chồng hòa vợ thuận, là câu muôn đời. o

HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức hiện tiền,
Hướng về khắp cả các miền gần xa.
Con và cha mẹ ông bà,
Chúng sanh giác ngộ, chan hòa pháp thân o o o

PHỤC NGUYỆN

Nam Mô A Di Đà Phật o

Phục nguyện:

Đèn thiền na tỏ rạng,
Chuông cảnh tỉnh reo vang.
Ánh từ quang che khắp nhơn gian,
Cả trăm họ đượm nhuần Phật hóa.
Khuyên đại chúng ráng tu cho khá,
Đem Tam thừa phổ hóa chúng sanh,
Nhắc Đàn na mỗi việc làm lành,
Tu Thập thiện hòa bình xã hội. o

Vừa rồi, chúng con một dạ chí thành, 
thiết Lễ Hằng thuận, có bao công đức,
Hồi hướng phương Tây, trang nghiêm cõi Tịnh
Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu ba đường khổ. o

Duy nguyện: 
    
Cầu an chư Phật tử: 

Tân lang:     , pháp danh:    ,     tuổi,
Tân nương:    , pháp danh:    ,     tuổi.

Và tất cả chúng sanh
         
Phước huệ song tu, thân tâm an lạc, 
Thường được kiết tường, xa lìa khổ ách, 
Tinh tấn tu hành, sớm thành đạo quả. o 

Thứ nguyện:

Cầu siêu cửu huyền thất tổ,
Nội ngoại hai bên,
Chiến sĩ trận vong,
Đồng bào tử nạn,
Nương nhờ Tam bảo,
Bước đến đạo tràng,
Nghe kinh nghe kệ,
Sớm thoát đường mê,
Sanh về Cực Lạc. o 

Phổ nguyện:

Thế giới hòa bình,
Chúng sanh an lạc,
Mưa gió thuận hòa,
Mùa màng thịnh vượng.
Cả trăm họ cải tà quy chánh,
Suốt bốn loài nhập thánh siêu phàm,  
Bao nhiêu phước thiện đều làm,
Pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật đạo 

Nam Mô A Di Đà Phật  o o o

BA TỰ QUY Y

Con về nương Phật,
Nên nguyện chúng sanh,
Tỏ ngộ đạo lớn,
Phát tâm vô thượng. o (1 lạy)    

Con về nương Pháp,
Nên nguyện chúng sanh,
Thấm nhuần tạng kinh,
Trí huệ như biển. o (1 lạy)

Con về nương Tăng,
Nên nguyện chúng sanh,
Hòa hợp đại chúng,
Tất cả vô ngại. o o o (1 lạy)

Thượng tọa Thích Chơn Không
(Còn nữa…)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 389
  • Khách viếng thăm: 381
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 105125
  • Tháng hiện tại: 1823154
  • Tổng lượt truy cập: 90714727
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012