Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 5

Đăng lúc: Thứ sáu - 05/10/2012 13:25 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 5

Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 5

CHƯƠNG V

1 –Quang minh.
2 –Sáu căn hỗ tương.
3 –Tam tai – Tận thế.
4 –Hóa sanh và Thấp sanh.
5 –Hỏa Quang Tam Muội.
6 –Ngữ Vựng.
7 –Ðịnh Nghĩa.
8 –Kinh sách, bài báo, hình ảnh & băng giảng tham khảo.
9 -Acknowledgment for Pictures.
10 –Tri ơn những bậc thiện tri thức và Mạnh Thường Quân.
--------------------------------


PHẦN 1: QUANG MINH
Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh
Lời kinh xưa.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem lời kinh xưa nói có đúng hay không?
Trước hết là từ ngữ. Theo thiển ý, hai chữ quang minh là Bức xạ quang minh (Radiation), Bức xạ quang tuyến, hayBức xạ ánh sáng.
Theo định nghĩa, Bức xạ (Radiation) là (1) Việc phát và truyền sóng hay Phân tử, và (2) Việc truyền sóng hay Phân tử như ánh sáng, âm thanh, nhiệt hoặc những Phân tử do Phóng xạ tuyến (Radioactivity) phát ra.
Phóng xạ tuyến được định nghĩa là việc phát quang tuyến trực tiếp từ Lõi Nguyên tử, hay là do hậu quả của một phản ứng Nguyên tử (Nuclear reation). Nói rộng ra, Phóng xạ tuyến là việc phát ra những phân tử Alpha, Dương điện tử (Proton), Âm điện tử (Electron, và Tia Gamma (Gamma ray).
Kinh Phật chỉ dạy có hai chữ quang minh trong vũ trụ. Nhưng qua những sự nghiên cứu của khoa học, quang minh được chia thành nhiều loại và được xếp thành hai hạng như dưới đây:
Quang minh thiên nhiên, hay quang minh tuyên nguyên
 Trong vũ trụ có Tia vũ trụ (Cosmic ray), Tia Gamma, Tia Laser (Natural Laser), Tia cực tím (Ultraviolet:UV), Hồng ngoại tuyến (Infrared). Ngoài ra, vũ trụ còn có Ðiện từ (Electromagnetism), khí Hélium, và Gió Mặt trời (Solar wind) ...
Quang minh nhân tạo
Tia Laser, Radar, Quang tuyến X, Vi sóng (Microwave), Siêu âm (Ultra sound), và Phóng xạ tuyến.
Những khám phá mới của khoa Thiên văn Vật lý cho biết rằng có một số Tinh tú đã tạo nên những Phóng xạ Ðiện từ dưới dạng những Sóng vô tuyến, Sóng nhẹ, và Quang tuyến X. Trong những vùng Liên tinh tú và trong những khoảng cách giữa những Thiên hà đầy rẫy những Bức xạ Ðiện từ với những tần số khác nhau.
Ngoài ra, Phóng xạ Vũ trụ (Cosmic radiation) còn có những Quang tử (Photon) và một số lượng khổng lồ những Hạt tử đủ loại mà nguồn gốc của chúng chưa được biết. Phần lớn những Hạt tử này là Dương điện tử, trong đó có một số có Năng lượng cao tột bực, còn cao hơn Năng lượng ở trong những Máy Gia tốc Hạt lớn (Particle Accelerator) mạnh nhất.
Bây giờ, tôi xin nói đến những quang minh thiên nhiên, trước hết là Tia Vũ trụ.
Tia Vũ trụ (Cosmic ray) (44)
Tia Vũ trụ là những Phân tử có Năng lượng rất cao từ ngoại tầng không gian tới. Khi vào khí quyển của Trái đất và đụng phải Nhân của hạt Nguyên tử, Năng lượng của Tia Vũ trụ tạo nên những Ðám mưa rào Vi phân Tiềm Nguyên tử (Shower of subatomic particle).
Các khoa học gia thấy các Nguyên tử Nitrogen cháy sáng khi được các Tia Vũ trụ khích động. Các khoa học gia cho rằng Tia Vũ trụ có năng lượng rất cao từ những Sao Ðôi (Binary stars) phóng đi. Một trong hai vì sao này là Sao Neutron. Sao neutron là tàn tích của một ngôi sao đã cháy hết Nhiên liệu nguyên tử (Nuclear fuel), nổ tung ra, và tan rã (ví dụ sao Neutron PSR 224-65 Plus).
Hầu hết việc bức xạ của TIa Vũ trụ gồm có những Phân tử có Dương điện và chạy theo đường cong khi gặp phải Trọng trường trong không gian.
Tia Vũ trụ chỉ là những Dương điện tử nằm trong Lõi của Nguyên tử khinh khí, đến Trái đất từ mọi hướng nên không biết hướng nào nhất định, và cũng không biết hiện diện dưới những dạng thức gì?
Tia Vũ trụ được quán sát từ Sao Ðôi Cygnus X-3 ở trong Chòm Sao Cygnus, và Sao Ðôi Hercule X-1 ở trong Chòm Sao Hercule.
Tia Gamma (Gamma ray) (45)
Tia Gamma cũng giống như Tia Vũ trụ từ Sao Neutron bắn tới, nhưng chỉ bằng 1% của Tia Vũ trụ. Vì tích điện nên Tia Gamma phóng theo đường thẳng.
Khi bức xạ, Tia Gamma là những sóng có Năng lượng cao. Khi vào khí quyển và chạm phải những Nguyên tử khinh khí, Tia Gamm tạo nên những Âm điện tử (Electron) có năng lượng cao và Positron tích điện. Khi xuống đất, những Phân tử này chạm phải những Nguyên tử khinh khí khác, và tạo thêm nhiều Tia Gamma khác. Rồi Tia này lại chạm phải những Nguyên tử khác nữa để tạo nên nhiều Âm điện tử (Electron) và Positron.
Việc tái tạo cứ tiếp diễn cho đến khi Ðám mưa rào Tia Gamma (Shower of Gamma ray) xuống đến mặt đất lúc đó có hàng ngàn Âm điện tử và Positron.
Các Thiên văn gia ước đoán Tia Gamma bùng cháy ở những khoảng cách xa Trái đất hàng trăm ngàn đến hàng tỉ quang niên. Tia Gamma bùng cháy là do những tia chớp của những Bức xạ điện từ có Năng lượng cao, kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
Tia Gamma là những sóng ngắn thấy được và giống như ánh sáng.
Về xuất xứ, các Thiên văn gia cho rằng nó từ Giải Ngân Hà tới hoặc có thể do những tia sáng từ Sao Neutron gần Giải Ngân Hà tạo nên sự Bùng cháy (Burst).
Những sự Bùng cháy mờ của Tia Gamma có thể là bằng chứng của Thời gian co dãn (Time dilitation). Phân tích việc bùng cháy cho biết khi sự bùng cháy càng ngắn ngủi và mờ tối, thời gian bùng cháy càng kéo dài, một hiện tượng chứng tỏ tác dụng của thời gian như Einstein đã tiên đoán trong Thuyết Tương đối của ông. Theo đó, thời hạn của sự bùng nổ ở các vùng khác nhau sẽ dãn ra khi tia bức xạ được phóng đi trong không gian trong khi không gian đang bành trướng.
Tiến sĩ Norris thuộc đại học George Madison ở Fairfax, Virginia; nói rằng sự bùng cháy này không hẳn từ Giải Ngân Hà tới mà có thể do những biến động đã xảy ra cách Trái đất từ năm đến mười quang niên.
Các lý thuyết gia cho rằng sự bùng cháy của Tia Gamma là do việc Ðụng độ (Collision) giữa Hố đen (Black hole) và Sao Neutron.
Tia Laser thiên nhiên (Natural Laser)
Các khoa học gia loan báo đã tìm thấy Tia laser thiên nhiên phát ra từ một ngôi sao trẻ và nóng có lớp khí nóng bao bọc chung quanh, ở trong Chòm Sao Cygnus cách xa Trái đất 4,000 quang niên.
Vật lý gia Vldimir Strelnitski thuộc Viện Bảo tàng Không khí và Không gian ở Hoa Thịnh Ðốn, đã dùng Thiên văn đài Kuiper ở Mountain View, và khám phá ra Tia Laser thiên nhiên đó.
Charles Townes thuộc đại học California nói “Nếu biết trước, chúng ta đã khám phá ra nó từ năm 1930”. Charles là khoa học gia đã lãnh giải thưởng Nobel năm 1951 nhờ việc khám phá ra Maser đóng vai trò tiền phong của Tia Laser.
MASER: Microwve Amplification by Stimulated Emission of Radiation: Khuếc đại vi sóng bằng cách khích động việc truyền bức xạ.
Ðiện từ trường (Electromagnetic field) (46)
Ðiện trường (Electric field) được tạo nên khi Ðiện lượng (Electic charge) được máy phát điện “bơm” vào những dây điện.
Khác với Quang tuyến X (X ray) hay Vi sóng (Microwave), Ðiện từ trường không làm hư hại hay nung đốt tế bào. Tuy nhiên, Ðiện từ trường có tần số thấp có thể gây nên những đáp ứng Hóa sinh (Bio-chemical) quá mạnh đối với những tế bào hoạt động qua những Tiến trình Ðiện hóa Phức tạp (Complex electro-chemical processes).
Theo báo cáo của Quốc hội, cần nghiên cứu những tác hại của Ðiện từ trường những đường dây điện gây nên, nhất là những tác hại đối với thần kinh hệ và việc gây bệnh ung thư. Cũng theo báo cáo này, dân chúng không những lưu ý đến những đường dây cao thế mà còn phải chú ý đến những từ trường do dây điện và đồ điện trong nhà gây nên.
Bộ óc và trung tâm thần kinh hệ là mục tiêu của những Tương tác với Ðiện từ trường bởi vì cơ quan thường dùng Ðiện từ trường có tần số thấp để hoạt động và truyền thông. Các nhà sư tầm kết luận rằng:
- Chưa biết rõ những Từ trường có tần số cực thấp có tác hại gì đến Dây Nhiễm Sắc (Chromosome) không? Mỗi tế bào của dây này đều có những Di tử (Gene) riêng nên không chắc gây ra bệnh ung thư.
- Một vài thí nghiệm cho thấy Màng tế bào là nơi Tương tác giữa những từ trường có tần số thấp với tế bào đó.
Tuy nhiên, Ðiện từ trường thường có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật. Ðiện từ trường liên kết những Nguyên tử với nhau, tạo nên sét, và giúp địa bàn hàng hải sử dụng được. Máy truyền hình, Vô tuyến, và Máy Vi sóng (Microwave) cần có Ðiện từ trường mới chạy được.
Trọng trường (Gravity, hay G) (47)
Các Vật lý gia chưa nắm chắc được con số tượng trưng lực của Trọng trường.
Cách đây 300 năm. Newton đã khám phá ra Luật Trọng trường (The law of Gravity), và các Vật lý gia đã dùng mẫu tự G như là một Hằng số để tượng trưng Trọng trường lực. Nhưng họ khó lòng xác định giá trị thật sự của Trọng trường. Hiện nay, Hằng số này chỉ chính xác vào khoảng 1/1000 trong khi Hằng số của các Vật lý gia khác 1,000 lần chính xác hơn. Vì vầy, những thí nghiệm gần đây đã phủ nhận giá trị chính thức của Trọng trường.
Luật Trọng trường trong vũ trụ của Newton là một công thức giản dị và dễ tính Trọng trường lực giữa hai vật.
Lực (F) bằng Hằng số Trọng trường (G) nhân với thành số của Trọng khối của hai vật chia cho khoảng cách của hai vật bình phương (r2):                  
                              F = G x m1 x m2
                                          r  
Chỉ số của tia cực tím (Understanding the Ultraviolet Index) (48)
Tắmm nắng Mặt trời đôi khi cũng thú vị, nhưng phơi mình nhiều quá sẽ bị ung thư da và cườm mắt (Cataract).
Cơ quan Môi sinh và Thời Tiết Quốc gia đã phát minh ra những chỉ số của tia Cực tím (UV) để đoán trước mức độ của tia này trong ngày tới. Chỉ số này bắt đầu từ 0 đến 10+ là nguy hiểm ít và 10+ là nguy hiểm nhiều.
Mây lọc những tia Cực tím và làm giảm bớt nguy hiểm. Trái lại, nước, cát, và tuyết đều phản chiếu tia Cực tím nên tăng thêm nguy hiểm.
0-2 Tối thiểu: Tốt nhất là khi đi nắng nên đội mũ.
3-4 Thấp: Ðeo kính ngăn tia Cực tím và dùng kem SPF 15.
5-6 Trung bình: Khi ra ngoài nên tìm nơi bóng mát càng lâu càng tốt.
7-9 Cao: Tránh phơi nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
10 Rất cao: Ở trong nhà càng lâu càng tốt.
Những điều cần biết về sấm, sét.
1. Sét là do Ðiện từ trường gây nên.
2. Tia sét dài chừng 3 dậm.
3. Sét có nhiều màu: Ðỏ, vàng, xanh, và xanh lá cây.
4. Sét có nhiều hình: Quả ban, cái niễng, và chuỗi ngọc.
5. Một tia sét có đủ Năng lượng để thắp sáng một căn nhà trong hai tuần
6. Một tia sét nóng đến khoảng 50,000 độ Farenheit, nghĩa là nóng gấp 5 lần Mặt trời.
7. Tia sét rất nhỏ hẹp, thường không lớn quá nón tay, nhưng rất nguy hiểm.
8. Tia sét được truyền đi 270,000 dặm trong một giây đồng hồ. Nếu bay nhanh được như thế, quí vị có thể bay quanh Trái đất 11 lần trong một giây đồng hồ.
9, Cứ mỗi phút có khoảng 2,000 lần mưa, bão, sấm, chớp; và mỗi lần tạo nên 100 tia sét.
Quang minh nhân tạo: Tia Laser
Tia Laser được phát minh năm 1960, có nhiều tác dụng đối với đời sống của chúng ta.
Laser là chữ viết tắt của:
Light (Ánh sáng)
Amplification (Khuyếch đại)
Simulated (Khích động)
Emission (Truyền)
Radiation (Bức xạ)
Tạm dịch là Khuyếch đại ánh sáng bằng cách khích động việc truyền bức xạ.
Có những loại Laser khác như: Ống đầy hơi khí, ống đầy chất nhuộm, hay bán dẫn điện được dùng thay cây hồng ngọc.
Cây hồng ngọc làm việc ra sao? (49)
Ống đèn nháy (Flash tube) được cuộn chung quanh một cây hồng ngọc. Một đầu được gắn một tấm gương, và đầu kia được gắn một phần gương.
1. Ánh sáng trong bóng đèn nháy nâng cao Năng lượng của những Nguyên tử ở trong cây hồng ngọc khiến các Hạt này phát ra Quang tử (Proton).
2. Một số Quang tử thoát ra từ hai bên bóng đèn nháy. Một số khác từ bề mặt hai tấm gương dội lại. Những Quang tử bị dội lại va chạm với những hạt Nguyên tử khiến tạo thêm nhiều Quang tử, rồi tất cả đều truyền theo cùng một hướng.
3. Quang tử thâu góp đủ Năng lượng dần dần xuyên qua đầu gắn một phần tấm gương của cây hồng ngọc để trở thành tia Laser.
Công dụng của tia Laser (50)
Truyền thông
- Truyền đi những cuộc điện đàm và những tín hiệu truyền hình.
- Chạy dĩa cứng và dĩa video.
- Chạy nhanh bản in điện toán và bản sao.
Kỹ nghệ
- Cắt những cơ phận của máy móc mỏng đến 1/10,000 của một inch (2cm 54).
- Hướng dẫn những thiết bị nặng.
- Quan sát và cắt vải.
- Hàn những bộ phận nhỏ tí trong những dụng cụ điện và những cơ phận lớn trong việc chế tạo những thiết bị nặng.
- Ðo các chiều dài để vẽ bản đồ.
Khoa học
- Dùng Uranium chế Nhiên liệu Nguyên tử (Nuclear fuel).
- Tạo nên khí nóng để nghiên cứu Nhiệt hợp hạt nhân (Nuclear fusion).
- Theo dõi khoảng cách trong không gian như khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.
Quân sự
- Xác định tầm bắn và tốc độ viên đạn để bắn trúng mục tiêu.
- Hướng dẫn bom và hỏa tiễn.
- Kiểm soát Ðịa bàn hàng hải (Gyroscope).
Các lãnh vực khác
- Ðọc mã số để tính tiền tại các siêu thị.
- Lau sạch những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
- Ghi nhận những sự Ðổi dời (Shifts) trong vỏ Ðịa cầu.
- Phát hiện những dấu tay được ngụy trang.
- Tạo nên những hình ảnh ba chiều (Hologram).
Y học
Mắt
Tia laser chữa được những bệnh như:
- Áp huyết cao vì quá nhiều nước nhờn trong mắt. Tia laser soi những lỗ nhỏ trong Ðồng Tử (Iris) cho nước nhờn chảy ra.
- Hàn gắn Võng mô bị rách (Torn retina).
- Cắt và hàn những tia máu mọc quá nhiều trên mắt.
- Tia Laser Excimer nắn hình Giác mô (Cornea) để chữa bịnh cận thị mà không cần đeo kính.
- Tia Laser Excimer lột những Phân tử (Molecule) ra khỏi tế bào.
Bướu
- Tia Laser rọi qua nhọt bọc làm bịnh nhân bớt đau, hoặc đốt nhọc bọc để khai thông các đường hô hấp và tiêu hóa; và chữa bịnh nhọt bọc trong Thanh quản (Laryngeal papilloma) làm ngộp thở.
Ðiếc
Xương cuốn (Stape) ở gần cái Ðe (Incus hay anvil) bị liệt. Tia Laser đục lỗ để cấy Xương cuốn nhân tạo.
Cổ họng
- Tia laser loại trừ Hạch cổ họng (Tonsil) và Mô mềm trong họng làm người ta ngáy.
Nhiếp hộ tuyến
- Khi hạch này sưng lên làm Niệu đạo (Urethra) thu hẹp khiến đái rát. Tia Laser đốt cháy Mô và khai thông Niệu đạo.
Sạn Bàng quang
Tia Laser gây nên một tia sáng nóng đến 100,000 độ Celsius (*) tạo nên Sóng chấn động (Shockwave) làm bể tan những hạt sạn.
(*) Viết tắt là C. Nhiệt độ của nước dưới áp suất trung bình, từ 0 độ lạnh (O độ C) đến 100 độ nóng (100 độ C), do Thiên văn gia Thụy Ðiển Anders Celcius (1701-1744) phát minh.
Nghẽn động mạch tim
 Tia Laser Excimer làm bớt chất béo Cholesterol trong động mạch và khai thông động mạch bằng bong bóng.
Lột những vết nám
Tia Laser lột những vết nám trên da ngay từ lúc lọt lòng.
Lột những hình khác chàm (Tatoo)
Tia Laser với Năng lượng cao có thể làm mất những màu sắc chàm ở dưới da, nhưng thường để lại một vết xám.
Cấy tóc
Các chuyên viên về da lấy lông ở những vùng rậm trên cơ thể và cấy vào đỉnh đầu hói.
Radar (51)
Radar là chữ viết tắt của: Radio Detecting And Ranging.
Radar là một phương pháp để phát hiện những Vật thể (Object) ở xa, và xác định vị trí, tốc độ, và những đặc tính khác bằng cách phân tích những sóng vô tuyến có tần số cao từ bề mặt những Vật thể đó dội lại. Radar cũng có nghĩa là những dụng cụ được dùng cho mục đích nói trên.
Radar và môi sinh
Phi thuyền con thoi Endeavour đem một hệ thống Radar tối tân chưa từng có lên không gian, một do NASA và một do Ðức và Ý để giúp các khoa học gia tìm hiểu những thay đổi môi sinh trên thế giới, và có thể phát giác mấu chốt của những nền văn minh đã mất.
Sáu phi hành gia trên Phi thuyền sẽ chụp hình những khu vực đã được Radar rà kỹ. Khoảng 2,000 người ở dưới đất sẽ thám sát những địa điểm đã chọn để các sưu tầm gia xác định sự chính xác của Radar.
Radar hoạt động ra sao?
1. Dụng cụ Radar phát Sóng điện từ về Trái đất.
2. Sóng này dội trở lại những dụng cụ trên Phi thuyền.
3. Dụng cụ đo đạc Ðộ dài và thời gian sóng trở lại.
4. Những hình ảnh Radar thâu được mô tả những điều kiện ở mặt đất. Những vùng đất khác nhau có hình ảnh sáng rõ hơn là những vùng đơn thuần bởi vì một vùng có nhiều Bình diện (Surface) khác nhau (như đồi, cây, và đá) phản chiếu nhiều Năng lượng hơn là những vùng không gồ ghề như sa mạc.
Những vấn đề cần nghiên cứu
- Ảnh hưởng của lửa, lụt, và việc đốn rừng.
- Ảnh hưởng việc mất rừng đối với thú vật.
- Ðộ dài của những đỉnh núi tuyết và khu vực đầm lầy.
- Các loại đá trong những vùng núi lửa đang hoạt động.
- Vị trí của những hệ thống sông ngòi cũ ở trong sa mạc.
Quang tuyến X (X ray) (52)
Quang tuyến X là một loại Năng lượng điện từ có sóng ngắn hơn ánh sáng.
Quang tuyến X được Wilhelm Roentgen khám phá ra năm 1895, và được ứng dụng trong nhiều lãnh vực bởi vì Quang tuyến X xuyên qua những vật cứng.
Sau đây là những ứng dụng của Quang tuyến X:
Quan sát hành lý tại phi trường
- Dây truyền đưa hành lý chạy qua một Ống Quang tuyến X khi Ống này phóng xuống một chùm tia mỏng.
- Quang tuyến X từ một hàng Máy dò (Sensor) xuyên qua hành lý.
- Máy điện toán thâu thập tín hiệu của những Máy dò tạo nên hình ảnh của hành lý. Nhân viên an ninh quan sát hình ảnh hiện trên mặt máy truyền hình.
Những công dụng khác của Quang tuyến X:
Thanh tra kỹ nghệ: Quang tuyến X có thể nhìn xuyên qua những sản phẩm mà không cần phá vỡ.
Thiên văn:  Những máy phát hiện bằng Quang tuyến X quan sát những vùng quá xa của Giải Ngân Hà.
Quang tuyến X được dùng trong Y học
Ðiện cực Tungsten được gắn ở hai đầu của một bóng Chân không (Vaccum tube) được nút kín và bọc bằng một lớp chì. Dòng điện làm Âm cực nóng, cháy sáng và nhả ra Âm điện tử (Electron). Khi va chạm nhau, Quang tuyến X và nhiệt thoát ra. Một tia Quang tuyến X thoát ra từ lỗ nhỏ của lớp chì, và chiếu vào nơi đã định.
Vị trí của Quang tuyến X trên Ðiện từ Quang phổ (Electromagnetic spectrum).
Máy truyền hình và Vô tuyến có Ðộ dài sóng 1,000 bộ (feet) thuộc loại sóng dài không thể xuyên qua Vật thể.
Ðộ dài của sóng
Những loại Bức xạ (Radiation) sau đây truyền đi giống nhau bằng tốc độ ánh sáng:
Tia Gamma: 1 phần triệu triệu của một inch
Ánh sáng: 1 phần triệu của một inch
Tia Gamma, Quang tuyến X, và ánh sáng có sóng ngắn nên xuyên qua được Vật thể. Máy Radar và Vi sóng  (Microwave) có sóng dài 1 bộ (foot); và máy Truyền hình, Vô tuyến, và những tần số có sóng cực thấp đều có sóng dài 1,000 feet không xuyên qua Vật thể được.
Sơ đồ phóng xạ
Rad: Rad là số đo phóng xạ tương đương với 12 lần rọi Quang tuyến X.
Phóng xạ: Nguy hiểm và định nghĩa (53)
Một vài Nguyên tố (Element) như Uranium không bền vững, khi hư hoại, những Nguyên tử của nó mất hết Phân tử (Particle). Một số gây nên tia Gamma. Và cả hai trường hợp đều gây nên phóng xạ nguy hiểm.
Hư hoại: Mất phóng xạ
Thường sau khi bị hư hoại vài lần, những vật nhiễm phóng xạ trở thành những Nguyên tố an toàn, ví dụ Uranium trở thành chì. Vài Nguyên tố khác thay đổi rất nhanh, trở thành vô nhiễm xạ trong vài phút. Những Nguyên tố khác phải mất nhiều năm hay nhiều thế kỷ mới trở nên an toàn.
Bán thời: Do mức hư hoại
Bán thời là thời gian cần thiết để một nửa Vật chất hư hoại trở thành một chất khác.
Vật chất tại Chelybink
Một số lượng lớn Strontium-90, Cesium-137, và Plutonium được những vật bị nhiễm xạ ở Chelybink nhả ra.
Strontium-90
Bán thời: 29 năm.
Phát ra Phân tử Beta (beta particle), có thể dùng lớp sắt mỏng hay xấp giấy dầy ngăn chận. Nếu chạm da, có thể gây nên ung thư. Nếu vào trong cơ thể, Phóng xạ Strontium hoạt động như chất vôi và tập trung trong xương, rồi gây nên bệnh Bạch huyết (Leukiamia) hay ung thư xương.
Cesium-137
Bán thời: 30 năm
Phát ra Phân tử beta và tia Gamma tương tự như Quang tuyến X. Có thể dùng lớp chì đầy hay xi măng để ngăn chận. Gây nên nhiều loại ung thư. Vào cơ thể, Phóng xạ này đọng lại thành mỡ.
Plutonium
Bán thời: 24,000 năm
Phát ra Phân tử Alpha (Alpha particle), dùng một ờ giấy có thể ngăn chặn được. Vào trong người, Phân tử Alpha rất nguy hiểm, có thể làm hư hại tế bào và gây ung thư rất dễ dàng.
Phóng xạ trong các thức ăn
Bơi lội trong một con sông nhiều phóng xạ còn an toàn hơn uống sữa bò được nuôi gần nơi có phóng xạ. Chất phóng xạ tập trung ở những vùng có cây cối và súc vật tùy theo điều kiện khác nhau như số lượng và các loại dụng cụ sử dụng. Vì vậy, những ví dụ sau đây chỉ là ước đoán. Nhưng có điều chắc chắn là chất phóng xạ tập trung rất nhiều trong đồ ăn của chúng ta.
- Sông: Một đơn vị phóng xạ trong một gram nước.
- Cỏ: Hút nước ô nhiễm, chất phóng xạ tạp trung đến 3 đơn vị cho mỗi gram.
- Bò: Ăn cỏ, chất phóng xạ tập trung trong cơ thể nó. Một vài chất như Strontium giống vôi tập trung thật nhiều trong sữa. Lúc này, 10 đơn vị phóng xạ cho mỗi gram sữa.
- Người: Khi uống sữa, chất Strontium vào xương và tập trung đến 20 đơn vị cho mỗi gram sữa, và còn cao hơn nữa đối với trẻ con vì xương của chúng đang tăng trưởng.
Những bệnh tật do phóng xạ gây nên
Nhọt bọc (Cancerous growth)
- Chất phóng xạ thâm nhập tế bào, khi hư hoại, một số phát ra phóng xa.
- Chất phóng xạ làm hư hại những tế bào cận khiến chúng tăng trưởng khác nhau và bừa bãi.
- Tế bào tiếp tục tăng trưởng và trở thành một hay nhiều nhọt bọc.
Bệnh bạch huyết (Leukiamia)          
- Strontium hay những vật nhiễm xạ giống chất vôi vào trong xương, nơi sản xuất Bạch huyết cầu.
- Phóng xạ tỏa ra làm hại Tế bào Bạch huyết.
- Những Tế bào bạch huyết bị hư hại gia tăng nhanh chóng, và gây nên mệt mỏi, ăn mất ngon, và cơ thể suy nhược.
- Phóng xạ điện từ (Electromagnetic radiation) xáo trộn việc sản xuất Hormone Melatomin là chất điều hòa giấc ngủ và ngăn chặn sự thoái hóa của bịnh tim và bịnh lãng trí (Alzheimer’s disease).
Khoảng cách an toàn được đề nghị là 0.2 Microteslas. Một người đứng cách một máy hút bụi một foot có nguy cơ nhận lĩnh từ 2 đến 20 Microteslas).
Hoán chuyển của Di tử (Gene)
- Phóng xạ vào trong cơ thể làm hại dây DNA trong những tinh trùng của đàn ông và trứng của đàn bà. DNA là sơ đồ chỉ dẫn cơ thể được tăng trưởng như thế nào?
-Dây DNA bị hư hại được di truyền cho con cái. Ðến thế hệ này, nó có thể gây nên chứng Ðần độn (Mental retardation) và tật nguyền.
Những đơn vị phóng xạ
Roentgen: Ðơn vị đo số lượng phóng xạ tỏa ra trong không khí khi những Nguyên tử bị tan vỡ. Một vùng có nhiều phóng xạ là vùng có nhiều Nguyên tử tan vỡ khiến số đo Roentgen càng cao.
(Roengent là Vật lý gia người Ðức [1845 – 1923] có tên là Wilhem Conrad, đã khám phá và nghiên cứu Quang tuyến X).
Rem: Ðơn vị đo số lượng phóng xạ trong không khí hoặc những chất tác hại đến thân thể con người. một Mili Rem bằng 1/1,000 Rem, và một Micro Rem bằng 1/1,000,000 Rem.
Curie: Một Curie bằng 37 tỉ lần phát phóng xạ trong một giây đồng hồ. Thời gian một đơn vị Curie tan biến tùy thuộc các loại Vật chất bị nhiễm xa. Curie được dùng để đo lường những tác hại của phóng xạ trên thân thể con người. Càng nhiều Curie tạo ra trong một vùng, con người phải chịu nhiều tác hại độc địa hơn. (Về Curie, xin xem thêm ở phần Ðịnh nghĩa).
Tôi đã trình bày mười loại quang minh vừa thiên nhiên vùa nhân tạo. Vì bài này đã khá dài, tôi không thể nói hết những loại khác như: Gió Mặt trời (Solar wind), khí Helium, Vi sóng (Microwace), Máy Tạo Hình Ba Chiều (Magnetic Resonance Imaging – MRI) v.v...
Những trang kinh xưa đã nói “khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đủ loại quang minh cùng những loài chúng sanh cư ngụ”.
Những khám phá của khoa học về quang minh thiên nhiên, và việc chế tạo những quang minh nhân tạo đã chứng minh hùng hồn rằng lời kinh xưa đã nói đúng sự thật.
Ví dụ Vật lý gia nổi tiếng Fritjof Capra, trong cuốn “The Tao of Physics” (Ðạo của Khoa Vật Lý) của ông, trang 219, đã viết “Trong ngoại tầng không gian, một số lớn Lượng tử xuất hiện ở tâm điểm của những Tinh tú trong những cuộc đụng độ liên miên cũng giống như những cuộc đụng độ được thí nghiệm trong các Máy Gia Tốc. Trong một số Tinh tú, những cuộc đụng độ đó tạo nên những Phát xạ Ðiện từ rất mạnh dưới dạng những Sóng Vô tuyến, hay Quang tuyến X khiến các Vật lý gia biết thêm về vũ trụ.
Vì vậy, những khoảng không gian liên Tinh tú và những khoảng không gian ở giữa những Thiên hà đầy rẫy những Phát xạ Ðiện từ với mọi tần số, ví dụ Quang tử có Năng lượng cao. Trong việc Phóng xạ của Tia Vũ trụ, không những có Quang tử mà còn có những Lượng tử lớn đủ loại mà nguồn gốc chưa được biết”.
Như vậy, qúi vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu Khoa học hay không
 
PHẦN 2: SÁU CĂN HỔ TƯƠNG
Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 509, Phật dạy về Sáu căn thanh tịnh và trang 307, Phật dạy về Sáu căn hổ tương.
Về sáu căn thanh tịnh, Phật dạy “Nếu tu pháp Tam ma địa được nhãn căn thanh tịnh thì chẳng cần có Thiên nhãn, chỉ với cái thân cha mẹ sinh ra tự nhiên nhìn thấy thế giới trong mười phương, thấy Phật, nghe pháp, được phép đại thần thông, chơi khắp mười phương quốc độ, được túc mạng thông, nghĩa là hiểu thấu quá khứ, vị lai v.v..."
Thế nào là Sáu căn thanh tịnh? Nghĩa là quí vị tu đến mức độ tâm quí vị ra khỏi sáu căn đó khiến không dính mắc và đeo đuổi sáu trần, và trở về Tàng thức. Vào Tàng thức, quí vị sẽ mở tâm nhãn thấy được chư Phật và chư Bồ tát mười phương cùng những cảnh giới mà quí vị chưa thấy bao giờ.
Trang 306, Phật dạy về tu Sáu căn hổ tương như sau:
“A Nan! Tánh sáng suốt của sáu dụng tất phải tùy nơi sáu căn rồi sau mới phát ra được. Ngươi hãy trông coi trong hội này, ông A Na Luật Ðà không mắt mà thấy, ông Bạc Nan Ðà không tai mà nghe, nàng Cang Ðà thần nữ không mũi mà biết mùi hương, ông Kiều Phạm Ba Ðề không lưỡi mà biết vị, thần Thuấn Nhã Ða không thân mà biết xúc, ông Ðại Ca DiếpÝ căn diệt đã lâu chẳng hề dùng đến tâm niệm để suy xét mà cũng sáng tỏ”.
Cách đây 25 thế kỷ, các vị trên đây không có sáu giác quan mà không gặp trở ngại gì. Tại sao vậy? Tại vì tu hành nên đạt đến sáu căn hổ tương, nghĩa là căn nọ hư thì căn kia thế vào. Còn nhân loại bây giờ thì sao? Khoa học đã giúp họ được những gì?
Xin mời quí vị đọc một loại bài sau đây nói về những cố gắng đáng kể của Khoa học trong việc phụng sự nhân loại:
Mắt nhân tạo
Các nhà sưu tầm đang nghiên cứu một Hệ thống tí hon tạo hình ảnh bằng số để giúp người mù thấy được.
Họ hy vọng sẽ chế tạo được một con mắt nhân tạo mẫu vào năm 2010.
Phục hồi thị giác (54)
1. Máy ảnh bằng tia Laser thâu nhận hình ảnh và biến đổi thành những Dữ kiện số.
2. Linh kiện (*) cấy trên Võng mô phát hiện tia sáng Laser.
(*) Chip.
3. Sợi dây kim khí truyền tín hiệu đến những dây thần kinh của Võng mô.
Thị cụ giúp người không có Trung tâm Thị giác Thần kinh thấy được (54)
Một máy ảnh tí hon và tối tân được gắn vào một cặp kính đặc biệt khiến người mang kính thấy được vật y như người có thị giác vậy.
1. Máy ảnh tí hon phát hiện hoạt động của tròng mắt khi nhìn xuống, nhìn lên, và nhìn sang phải hay sang trái.
2. Một máy ảnh tí hon thứ hai, được nối liền với máy Vi tính (*), xoay tròn để theo dõi hoạt động của tròng mắt.
(*) Computer.
Cùng lúc, máy này ghi nhận bất cứ hình ảnh nào đang nhắm tới.
3. Tia hồng ngoại truyền hình ảnh từ phía sau của Máy ảnh đến một Phiến bắt ánh sáng được gắn trên Võng mô. Phiến này được nối với dây thần kinh chạy tới bộ não.
4. Thị giác Thần kinh được nối với máy Vi tính để được tiếp diện.
Ông A Na Luật không mắt mà thấy
Có cách làm hết mù (55)
Trong một cuộc hội thảo của một nhóm chuyên nghiên cứu về việc ngăn ngừa bệnh mù, Bác sĩ Carl Kupler, Giám đốc Viện Nhãn thị Quốc gia, tuyên bố rằng “Chỉ còn là vấn đề thời gian, chúng ta sẽ khám phá được cái bí ẩn của bệnh mù”.
Cuộc hội thảo nhắm vào những chứng bệnh làm hư Võng mô (Retina) – là những lớp Tế bào hình roi, hình nón, cùng những tế bào khác ở trong phần sau của con mắt - biến đổi các hình ảnh thành những Xung động (Impulse) và đưa lên óc.
Kupler tiên đoán rằng cuối thập niên này, các nhà sưu tầm có thể thí nghiệm ghép Tế bào Võng mô (Retina – cell transplant) vào loài người để trị bệnh Hư Tâm điểm Võng mô vì lão hóa (Mascular degeneration – AMD), và bịnh Hư Cảm quang Tế bào (Retinitis pigmentosa).
Bệnh Hư thị giác thần kinh do di truyền khiến Võng mô hư dần và đưa đến mù lòa.
Bác sĩ Eugene de Juan Jt. thuộc đại học Johns Hopkins ở Baltimore, hu vọng sẽ phát minh một Thị cụ nhân tạo (Artificial vision device) để phục hồi thị lực bị hạn chế bằng cách kích thích Tế bào Võng mô (Retina cells).
Nếu Dụng cụ bắt ánh sáng (Light – sensing device) được cấy vào Võng mô, có thể giúp một số người mù thấy những đồ vật hay những cử động, và có thể đọc được sách.
Cấy linh kiện (Computer chipvào Võng mô khiến người mù thấy được (56)
Một hệ thống thị giác gồm có những máy chụp hình nhỏ xíu và một Linh kiện  khiến người mù thấy được.
Máy chụp hình nhỏ xíu được gắn ở cặp kính (Eyeglasses) để truyền những tín hiệu bằng tia sáng Laser vô hình đến Phiến điện toán nhỏ bằng đồng xu đã cấy vào Võng mô. Phiến này có những cục pin chạy bằng ánh sáng mặt trời (Solar cells) và được tia sáng laser phát động.
Linh kiện đổi Tín hiệu thị giác thành những Xung điện (Electrical impulse) và truyền đến bộ não.
Linh kiện có hai ngăn: Ngăn trên chứa pin chạy bàn ánh sáng mặt trời, và ngăn dưới là mạch điện của máy điện toán.
Bác sĩ nhãn khoa Jean Bennett nói “Sáng chế này có ích lợi cho trường hợp này nhưng không ích lợi cho trường hợp khác”.
Bác sĩ Rizzer nói “Trợ cụ đầu tiên lớn giá $500,000 nhưng sau này nhờ sản xuất dây chuyền, giá này xuống còn $50.
Các nhà sưu tầm còn phải thí nghiệm nhiều năm nữa mới cấy được Linh kiện vào con người.
Sang năm, họ dự định cấy Linh kiện này vào mắt một con thỏ.
Thiên lý nhãn
Các phi hành gia trong một loạt phim Star Strek đều đeo một cặp kính đen che cả hai mắt. Ðiều đó chứng tỏ mắt không phải là cơ quan tuyệt đối của thị giác vì người ta có thể nhìn sự vật bằng cách khác. Ðó là câu truyện khoa học giả tưởng. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy Tánh thấy là do ở Tịnh sắc căn mà Phù trần căn (Ngũ quan) chỉ để làm mai mối. Thực tế, gần đây, một khoa học gia chuyên về máy Vi tính đã chế ra một Thị cụ Vi tính chụp lên đầu khiến ông thấy được người và mọi vật trong đêm tối rất rõ ràng. Thị cụ này còn tối tân hơn loại kính nhìn trong đêm tối của Quân lực Hoa Kỳ. Với Thị cụ Vi tính này, ông ta có thể đọc đưọc những hàng chữ và đếm được những con ốc trên những bánh xe của một chiếc xe hơi đang chạy với tốc khá nhanh.
Ngoài ra, khoa Thiên văn gần đây đã khám phá ra một lối ghép nhiều Lăng kính gọi là Optical Interferometry khiến các Thiên văn gia thấy được hai Sao Capella ở cách xa nhau khoảng chừng một triệu dặm mà ngay Viễn vọng kính Hubble cũng không thấy được lằn ranh của chúng. Hai Sao này ở cách Trái đất 40 quang niên.
Trong tương lai, cũng nhờ lối ghép kính này, người đứng ở Trái đất có thể thấy được một cái bút chì để trên Mặt trăng.
Dần dần, nhờ những tiến bộ của khoa học, những truyện thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ, thiên lý cước v.v... sẽ trở thành sự thật.
Kinh Pháp Hoa, Phẩm Pháp Sư Công Ðức thứ mười chín, trang 431 nói “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thụ trì kinhPháp Hoa, người đó nhục nhãn thanh tịnh của cha mẹ sinh ra, thấy khắp cõi tam thiên đại thiên, trong ngoài có những núi, rừng, sông biển, dưới đến địa ngục A tỳ, trên đến cõi trời Hữu đỉnh ...”
 Ðó là thiên lý nhãn của người tu được sáu căn thanh tịnh, nghĩa là sáu căn không dính mắc với sáu trần.
Khoa học ngày nay cũng có thể giúp con người có thiên lý nhãn. Như vậy, lời kinh không hề nói những điều hư vọng.
Bây giờ đến ông Bạc Nan Ðà không tai mà nghe:
Nghe là thế nào? (57)
Khi đứa trẻ nghe tiếng nói, bộ óc của nó ghi nhớ và sắp xếp các Tế bào óc thành một hệ thống cần thiết để phát ra ngôn ngữ. Ðứa trẻ khi lên 10 tuổi mà không nghe được tiếng nói tức là những Tế bào thần kinh đã làm công việc khác, và đứa trẻ không bao giờ biết nói. Việc cấy Con Sên (Cochlear implant) là một Trợ thính cụ giúp các trẻ điếc bẩm sinh phát triển các đường dây thần kinh để tạo thành ngôn ngữ.
Chúng ta thường nghe tiếng động ra sao?
Các làn sóng âm thanh vào tai làm cho Màng Nhĩ rung động. Những rung động này chạy dọc theo xương của tai giữa đến con Sên làm cho Tế bào hình tóc (Hail cell) dẹp xuống và kích thích những Dây Thần kinh cảm thọ (Sensory nerve fibers).
Những dây thần kinh này hoán chuyển những Xung động thành những Xung động điện (Electrical impulse) và đứa đến khu Thính giác của Bộ não (Auditory cortex).
Con Sên được cấy tạo âm thanh như thế nào?
(1) Âm thanh được máy vi âm thâu.
(2) Âm thanh được đưa đến máy Chuyển âm (Speech processor).
(3) Máy Chuyển âm chọn lựa và mã số (Encode) những tiếng động hữu ích.
(4) Mã số được truyền đến một Máy Phát (Tranmitter)
(5) Máy phát truyền mã số đến Máy thu (Receptor) đã cấy dưới da.
(6) Máy thâu/kích thích (Receiver/Stimulator) đổi mã số thành những Ðiện tín hiệu (Electrical signals).
(7) Ðiện tín hiệu được truyền đến những Ðiện cực (Electrodes) đã cấy trong Con Sên để kích thích các sợi dây thần kinh.
(8) Ðiện tín hiệu được truyền đến khu Thính giác của não xám (Auditory cortex).
Nghe và nói như thế nào?
(1) Khu Thính giác của Não xám nhận biết những tiếng nói.
(2) Khu Wernicke (Wernicke’s area) thông dịch ý nghĩa của tiếng nói và nhập kho danh từ để trả lời.
(3) Khu Broca (Broca’s area) tiếp thu những tin tức trả lời, và điều hòa cử động trong khi nói.
(4) Khu phát động Não xám (Motor cortex) truyền chỉ thị cho những bắp thịt phát tiếng nói.
Những thành phần được cấy (Transplant components) gồm có:
(1) Máy phát. Ðược uốn vòng và đặt trên vành tai.
(2) Máy Vi âm. Làm khuôn cho vừa lỗ tai từng người.
(3) Máy thu/kích thích. Cấy dưới da và ở trên vai.
(4) Máy Phát âm (Speech processor). Cỡ bằng cái beeper có thể dắt vào túi áo.
Nghe là thế nào?
(hình vẽ với chú thích)
Khứu giác (58)
Khứu giác có thể phân biệt hàng ngàn mùi khác nhau. Sau dây là cơ hành của khứu giác:
(a) Khi hít vào, không khí được hít vào mũi và được đưa đến những Lông bắt mùi (Hair-like receptor) nằm trong màng nhầy ở trên đầu hai lỗ mũi. Những Phân tử tạo mùi kích thích những Tế bào bắt mùi (Receptor cells).
(b) Những Dây Thần kinh (Nerve fibers) nối liền với những Tế bào này truyền tín hiệu qua những lỗ nhỏ của xuơng sọ đến Núm Bắt mùi (Olfactory bulb) là đoạn cuối hình tròn của những Dây Thần kinh bắt mùi.
(c) Những Dây Thần kinh này truyền tín hiệu đến những phần của Hệ thống Limbic (Limbic system) và Trấy óc trước (Frontal lobe of the brain) để nhận biết mùi.
Nàng Ca Ðà Thần Nữ không mũi mà biết mùi hương
Ngửi là thế nào? (59)
Chúng ta có một vũ trụ bao la trên mũi của chúng ta. Loài người và loài có vú có 1,000 Di tử bắt mùi (Smell gene) ở trong mũi.
Các khoa học gia đã khám phá ra một số Di tử khác nhau được tạo ra để đáp ứng vói một số mùi hương khác nhau. Những Di tử này hợp với những Di tử cảm thọ (Sensory gene) có thể nhận biết trên dưới 10,000 mùi hương khác nhau khiến các loài có vú có thể ngửi được.
Các Di tử này truyền những tín hiệu của các mùi từ các Tế bào thần kinh trong mũi đến một vùng của bộ não tên là Núm bắt mùi (Olfactory bulb).
Sau khi đã khám phá ra được một số Di tử bắt mùi, các khoa học tự hỏi làm sao phát giác đưọc mùi, và bộ óc phiên dịch mùi đó như thế nào?
Nhờ một số Thần kinh thu mùi (Receptor), mũi và óc có thể phân biệt mùi chua của nước chanh, mùi ngọt của mật, và mùi hăng của con chồn thối (shunk).
Các khoa học gia rất ngạc nhiên sau khi khám phá những Dây thần kinh thu hình (Photoreceptor) đáp ứng với màu đỏ, xanh dương, và xanh lá cây. Khi thấy một vật, ba loại Dây thu hình này truyền những tín hiệu với cường độ khác nhau vào óc, và óc sẽ phối hợp và phân biệt những tín hiệu đó.
Ðược cấu tạo khác biệt, Hệ thống bắt mùi Olfactory system), có một số Dây thần kinh bắt mùi khác nhau ở trong những Tế bào mũi để nhận biết một số lớn các mùi khác nhau.
Bây giờ đến ông Kiều Phạm Ba Ðề không lưỡi mà biết vị.
Vị giác (60)
Ông Tổ chế rượu Martini gọi lưỡi là “Phòng thí nghiệm ướt của miệng”. Những Tế bào Vị giác (Taste cells) ở trong lưỡi có thể nhận biết bốn vị căn bản là mặn, ngọt, chua, và đắng.
Trên mặt lưỡi có một lớp Gai thịt (Papilliae) gồm có 2,250 Búp nếm (Taste bud), được chia làm bốn loại:
1. Loại giống cây nấm (Fungiform). Nằm ở một phía ngoài lưỡi.
2. Loại giống sợi chỉ (Filiform). Nằm ở một nửa lưỡi phía ngoài. Có nhiều hơn loại hình nấm.
3. Loại giống lá cây (Foliate). Nằm ở phía sau lưỡi.
4. Loại giống hình bánh Ðo nất (Doughnut shaped). Tạo thành hình chữ V ở phía sau lưỡi.
Chúng ta nếm thử gia vị của món Sốt tôm (Shrimp marinate) ra sao:
1. Muối: Chảy qua những hệ thống nằm trong màng của Tế bào Vị giác (Taste cell).
2. Nước chanh: Ðóng kín hệ thống cho Potassium chảy ra khỏi Tế bào.
3. Ớt: Kích thích những Dây thần kinh Cảm thọ trong mũi và lưỡi.
4. Mật ong: Những Dây thần kinh trên mặt Tế bào Vị giác (Cell surface receptor) truyền vị giác đến ngưỡng cửa của màng Tế bào.
5. Vỏ cam: Vị đắng đóng kín hệ thống Potassium, có thể tiếp nối với những Dây Thần kinh Vị giác, và gây nên một phản ứng để nhả chất vôi ra khỏi Tế bào.
Nếm là thế nào?
(hình vẽ với chú thích)
Bây giờ đến ông Ðại Ca Diếp, ý căn đã diệt mà còn suy xét rành rẽ.

Nói bằng Ðiện não (61)
Bộ não người ta trung bình có 15 tỉ tỉ (tỉ tỉ: 1,000 tỉ) Ðường dây Ðiện thoại Sinh học (Biological telephone line).
Kỹ thuật dùng điện não có thể giúp một người hoàn toàn tàn phế - nghĩa là không nói, không làm bắp thịt cử động, hay liếc mắt được - có thể truyền thông với người khác bằng cách phát ra những Ðiện tín hiệu từ óc.
Kỹ thuật này một ngày kia có thể giúp phi công dùng óc để xử dụng một số nút bấm. Căn cứ Không quân ở Dayton, Ohio; đã chứng tỏ rằng dùng điện não để bấm nút là một bước tiến đáng kể, không phải là khoa học giả tưởng.
Gần đây, các khoa học gia đã trình bày rằng một người chỉ cần điều khiển não bộ có thể khiến Con thoi (Cursor) di chuyển trên màn ảnh. Những điện cực, khi được gắn vào da đầu, có thể phát giác được điện từ lực yếu từ bộ não phát ra.
Sau này, nhờ những cải tiến mới, một người tàn phế hoàn toàn có thể di chuyển Con thoi để bày tỏ ý tưởng, thay đổi băng tần Truyền hình, hoặc làm những việc giản dị mà hiện nay những người khuyết tật chưa làm được.
Từ đầu năm 1930, các nhà tâm lý học đã biết bộ não phát ra những làn sóng điện từ, và nếu gắn những điện cực vào da dầu, người ta có thể phát giác và đo đạc những làn sóng đó.
Nhiều nhà sưu tầm đã nghiên cứu mẫu mực nhịp nhàng của việc phát sóng này, và nghĩ rằng đó là công việc riêng của bộ não. Một trở ngại là mỗi mẫu mực đáng kể của Sóng não (Brain wave) bị “tiếng động” hay nhiễu âm (Interference) của bộ não làm yếu đi một phần.
Dẫu sao, các Phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và Âu Châu đã chứng tỏ rằng một người chuyên tâm có thể kiểm soát được một số Phát sóng của bộ não (Brain emission).
Bởi vì bán cầu não phải và trái làm hai công việc khác nhau, các khoa học gia đang tìm hiểu sự khác biệt đó để giúp người tàn phế liên lạc với thế giới bên ngoài mà không hề cử động.
Hệ thống này quan sát việc phát sóng não tự nhiên ở nhịp độ từ 8 đến 12 lần trong một giây đồng hồ.
Sau khi lọc những tín hiệu cần thiết, máy Vi tính áp dụng phương pháp cộng vào Biên độ (Amplitude) của những tín hiệu đã chọn do hai Bán cầu não phát ra, và dùng tổng số đó để di chuyển Con thoi lên xuống. Ðồng thời, máy Vi tính tính hiệu số của những tín hiệu giữa Bán cầu não phải và trái, và dùng thành số này để di chuyển Con thoi sang phải hay trái ...
Nhân bịnh mù của ông A Na Luật, tôi xin kể qua truyện của ông:
Trong kinh A Hàm, Phật gọi Mục Kiều Liên là “Trưởng lão thùy miên”, nghĩa là ông Trưởng lão ngủ gật.
Còn ông A Na Luật thì cứ mỗi lần Phật nói pháp, ông đều ngủ một giấc ngon lành. Một hôm, bị Phật quở nhẹ, ông thề từ nay không ngủ gật nữa. Rồi ông đọc sách ngày đêm khiến mắt sưng to, và dần dần lòa đi. Ngự y coi mạch nói ông cần phải ngưng đọc sách một thời gian sẽ khỏi bệnh. Ông cứ tiếp tục đọc, Phật cản ngăn, ông cũng không nghe. Ông cương quyết học tập ngày đêm không ngủ khiến mù luôn hai mắt.
Bài kệ trong “Trưởng lão tăng kệ” có ghi rằng trong suốt thời gian 55 năm trong cuộc đời của ông, ông không bao giờ nằm, và 25 năm đoạn nhất ngủ nghỉ.
Có điều lạ lùng là những vật ở gần ông không thấy, nhưng những cảnh giới ở trong Tam thiên Ðại thiên thế giới ông đều thấy rõ mồn một.
Nói đến ngủ gật, nếu không sợ lạc đề, xin quí vị cho phép tôi kể một truyện gần đây rất hi hữu:
Có một số tướng tá và sĩ quan các nước đến học quân sự ở Hoa Kỳ. Có một ông tướng Tàu, ngày nào cũng ngủ gật. Một hôm, thuyết trình viên đánh thức ông và hỏi “Xin Thiếu tướng nhắc lại bài giảng”. Ông Tướng mở mắt nói “Ai tống nầu” (I don’t know), rồi lại tiếp tục ngủ.
Về truyện ông Ma Ha Ca Diếp, xin nhắc lại quí vị khi thần thức hành giả đến cõi Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ và đạt đến cái định gọi là Diệt thọ tưởng định, sẽ đắc quả A La Hán, vượt qua Tam giới, tức là không phải chịu sinh, tử, luân hồi. Ðắc quả A La Hán có nhiều thần thông và diệu dụng. Lúc đó, đâu có cần giác quan.
* * *
Ðọc qua những tài liệu nói trên, quí vị thấy khoa học ngày nay mới đạt được vài tiến bộ trong việc chữa bệnh mù và bệnh điếc. Còn mũi, lưỡi thân và ý, chưa nói gì đến. Ý căn hay bộ não là một vũ trụ vô biên khiến khoa học còn lâu mới khám phá ra được.
Về mắt, các khoa học gia hy vọng đến cuối thập niên này sẽ phát minh được dụng cụ trợ thị cho người mù. Bây giờ, đang thí nghiệm trên Võng mô của con thỏ. Về tai, khoa học mới cấy được Con Sên (Cochlear) cho người điếc, và kết quả chưa có bao nhiêu.
Về việc Phật kể có sáu vị mất hết giác quan mà vẫn hoạt động như thường, có nhiều người nói rằng khoa học tuy tiến chậm, nhưng chắc chắn vì có những thí nghiệm cụ thể và những chứng minh đàng hoàng. Còn kinh sách nói mơ hồ như vậy thì làm sao mà tin được?
Câu trả lời là những vị nói trên nhờ tu hành đắc đạo nên đã đạt đến trình độ sáu căn hổ tương.
Thế nào là sáu căn hổ tương? Sáu căn hổ tương cũng gọi là sáu căn dung thông, nghĩa là căn nọ hư thì căn kia làm giúp. Ví dụ Mắt mù thì Tai trông dùm, Tai điếc thì Mắt nghe dùm, Mũi thúi Lưỡi ngửi dùm, và Lưỡi mất Thân nếm dùm v.v...
Ðối với phàm phu chúng ta thì căn nào làm việc riêng của căn đó chứ các căn khác không giúp dùm. Lý do là trong các căn của chúng ta toàn là cột, là gút cả nên phân cách căn nọ với căn kia. Khi tu hành đắc đạo, các cột gút biến hết khiến các căn dung thông với nhau.
Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 319-324, Phật đã dạy về pháp mở gút lục căn như sau:
Phật lấy khăn Kiếp ba của Ngài làm ví dụ. Lúc đầu cái khăn bằng phẳng không có cột, có gút. Phật bèn thắt sáu cái nút tượng trưng cho sáu căn bị ngăn cách với nhau. Rồi Phật mở một gút, hai nút, ba nút đến sáu nút, và trải thẳng cái khăn ra. Bấy giờ, cái khăn trở lại như lúc ban đầu, nghĩa là không còn bị những cột, gút ngăn cách nữa. Tu hành cũng tương tự như vậy, nghĩa là mở cột, gút.
Có sáu cột gút là trường hợp của phàm phu, và có sáu căn dung thông là trường hợp của những vị đắc dạo, của các vị Thánh.
Trang 121, Phật dạy chúng sanh trầm luân trong biển khổ, bến mê cũng vì những cột, những gút đó. Chư Phật mười phương khác miệng, đồng tiếng, đều bảo với ông A Nan rằng sáu căn của ông là nguồn gốc của sinh, tử luân hồi.
Cũng nằm trong ý nghĩa sáu căn là nguồn gốc của sinh, tử luân hồi; tôi xin phép kể qua truyện một trong hai con khỉ mà Hòa thượng Thanh Từ đã kể trong băng giảng:
Một chú khỉ con đã bỏ đoàn đi kiếm ăn một mình để có nhiều mồi mà khỏi phải chia chác. Nó thấy một con mồi bị người thợ săn trói vào một cái bẫy nhựa. Mừng quá, nó vồ lấy con mồi thì tay phải của nó bị nhựa cứng giữ lại. Nó bèn lấy tay trái gỡ ra. Tay trái lại bị kẹt cứng. Nó lấy chân phải đạp cho hai tay văng ra, Nhưng chân này cũng dính luôn. Rồi tới chân trái cũng bị tương tự như vậy. Nó bèn lấy đầu xô vào để gỡ tứ chi. Nhưng đầu cũng dính luôn. Chỉ còn cái đuôi, không có cách nào khác nó lấy đuôi quật mạnh vào chỗ đầu và tứ chi bị kẹt dính. Rồi cái đuôi cũng bị kẹt dính luôn.
Bấy giờ, người thợ săn mỉm cười, trói con khỉ lại và đeo nó lên vai.
Bốn chân tay, đầu và đuôi con khỉ tượng trưng cho sáu căn. Sáu căn dính mắc không gỡ được mà phải mạng vong cũng chỉ vì con khỉ tham lam. Theo đó, con khỉ với con người đâu có khác!
Trở lại vấn đề sáu căn hổ tương, xin quí vị đọc thêm Tính thấy và Tính nghe mà Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm.
Tất cả cái Thấy Nghe Hay Biết của mình nhờ ở sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý mà kinh Phật dạy khác hẳn với lối giải thích của khoa học.
Năm căn đầu: Mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân gõi là Tiền ngũ thúc là những căn ở bên ngoài làm mai mối đưa những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, và xúc chạm v.v... vào trong Ý thức (Thức thứ 6) của chúng ta. Tiền ngũ thức chỉ là những Phù trần căn (căn thô phù) ở ngoài, Tịnh sắc căn mới là Tứ đại thanh tịnh. Cái đó mới thật là cái Thấy Nghe Hay Biết của mình. Tính thấy, tính nghe và các tính khác đều nằm trong Tịnh sắc căn, và Tịnh sắc căn này đi sâu vào Diệu tâm. Phù trần căn của Thức thú 6 là Ý căn, của Thức thứ 7 là bộ óc, của Thức thứ 8 có thể là tướng Bạch Hào (năm chòm lông. Xin xem kinh A Di Ðà: “Bạch Hào uyển chuyển năm Tu di”).
Một khi tu lọt được vào Tàng thức, lúc bấy giờ những Phù trần căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, không cần thiết nữa vì nhờ Tịnh sắc căn mình vẫn Thấy Nghe Hay Biết được.
Vì vậy, Phật đã dạy “Ông A Na Luật Ðà không mắt mà thấy, ông Bạc Nan Ðà không tai mà nghe, nàng Cang Ðà Thần Nữ không mũi mà biết mùi hương ...”.
Ðó là những truyện cách đây trên 25 thế kỷ. Gần đây, có một cô bé người Nga bị mù từ lúc lên một. Ðến năm 20 tuổi, cô bỏ nhiều năm học cách nhìn bằng mười ngón tay. Rồi nhờ “phép lạ” hay “thần thông” gì đấy, cô đã thấy sự vật bàng mười ngón tay.
Cách đây hơn 20 năm, một bác sĩ tên là Vincent ở Montréal, Canada đã dùng hai điện cực tiếp xúc với não bộ của một người để làm thí nghiệm. Ông ta giải phẩu da đầu của một người đàn bà để hai cây kim có dẫn theo dòng điện có thể tiếp xúc được não bộ của bà này. Khi hai cây kim chạm vào một chỗ nào của óc bà này, bà ấy liền nói rằng bà đang nghe một tiếng hát quen thuộc nào đó. Thực ra, lúc bấy giờ chẳng có ai đang hát cả. Khi hai cây kim được rút ra, bà ta lại nói tiếng hát đã chấm dứt; và cứ thế mỗi khi cây kim điện chạm vào là bà ta nghe thấy tiếng hát, khi cây kim được rút ra thì tiếng hát lại chấm dứt. Thí nghiệm kể trên cho chúng ta thấy rằng bà ấy chỉ sử dụng não bộ mà vẫn nghe thấy âm thanh. Chúng ta gọi cái đó là: Văn” (sự nghe thấy: Audial conciousness). Lúc nằm chiêm bao, chúng ta nghe người khác kể chuyện, đó cũng là sự nghe thấy, chứ không phải là Nghe (hearing)”.*
Trích trong cuốn “Phương pháp và Quá trình tu chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm” của Giáo sư Trầm Gia Trinh.
Thí nghiệm này cũng tương tự như việc những phi hành gia trong phim Star Strek đeo cặp kính đen che hết hai mắt. Như vậy, họ đâu cần đến hai mắt? Tuy là khoa học giả tưởng, nhưng giả tưởng này phù hợp với lời dạy của Ðức Phật.
Như trên đã nói, khoa học giúp người mù thấy được bằng cách ghép Linh kiện vào Võng mô, giúp người điếc nghe được bằng cách cấy Thính cụ vào tai, và giúp người tàn phế hoàn toàn dùng điện não để nói chuyện bằng cách di chuyển Con Thoi của máy Vi tính.
Ðúng như Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm về Tính Thấy và Tính Nghe. Năm căn ngoài, gọi là Phù trần căn, chỉ làm mai mối đưa Sắc trần hay Thanh trần vào Thức thứ sáu (Ý thức). Khi hai Phù trần căn này hư rồi, không có nghĩa là mất hết Tính nghe, Tính thấy. Tính nghe, Tính thấy ăn sâu và Tịnh sắc căn, và Tịnh sắc căn dung thông với Diệu Tâm, mà Diệu Tâm là cái màn Thiên la võng, là Pháp giới bao la.
Như vậy, khi tìm hiểu những thí nghiệm khoa học hiện nay và đọc lại những lời Phật dạy về Sáu căn hổ tương, chúng ta thấy Phật đâu có nói những điều hư vọng?
Có những bí mật lạ lùng khác mà chúng ta không thể hiểu nổi. Ví dụ gần đây, chó của cảnh sát Mỹ có thể đánh hơi một phần tỉ của một gram ma túy. Mắt con chó chỉ thấy hai màu đen trắng, nhưng nó thấy được bóng dáng của ma quỷ nên người ta gọi là “chó cắn ma”. Có một loại bướm nhỏ phát những siêu âm để gọi đồng bạn ở cách xa hàng mấy cây số. Nghe nói, ngựa cũng bắt được siêu âm mà tai người không bắt được, vì siêu âm có những Âm tần (Acoustic frequencies) cao hơn Âm giai khả thính (Audible range) của tai người, hay trên 20,000 chu kỳ trong một giây đồng hồ.
Như vậy, quí vị thấy cách đây 2 thế kỷ, Phật đã dạy rất rõ ràng về Phù trần căn và Tịnh sắc căn, điển hình là Sáu căn hỗ tương mà khoa học ngày nay đang tìm cầu, thí nghiệm.
Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học không
 
PHẦN 3: TAM TAI - TẬN THẾ
Sinh tử của các vì sao (62)
Trong một bài viết ngắn của báo The Knight Tribune, số ra ngày 10-3-95, dưới tiêu đề “Sinh tử của các vì sao”, ở phần nói về Mặt trời như sau:
Mặt trời ca chúng ta đã cháy trên 4 tỉ rưỡi năm và còn đủ nhiên liệu để cháy trong 5 tỉ năm nữa. Lúc bấy giờ, Mặt trời sẽ trở thành một Sao đỏ khổng lồ, và bề mặt của nó sẽ bành trướng đến tận qũi đạo của Trái đất và đốt cháy Trái đất thành tro bụi”.
Ngày tận thế còn xa lắm! (63)
Theo bài tường trình của James Kasting và Caldeira đăng trong báo Thiên Nhiên, Trái đất của chúng ta còn tồn tại trong một tỉ năm nữa, nghĩa là 10 lâu hơn thời gian các khoa học gia đã tiên đoán trên một thập niên qua. Họ công nhận đời sống của sinh vật trên Trái đất không thể tồn tại mãi mãi. Lý do là Mặt trời sẽ bành trướng, và vỏ ngoài của nó sẽ nướng Trái đất cùng sinh vật trên đó thành tro bụi.
Một số khoa học gia lại cho rằng ngày tận thế sẽ đến sớm hơn. Công thức toán học do Caldeira và Kasting triển khai phù hợp với những tiên đoán cho rằng Trái đất sẽ bị tận diệt sớm hơn vì chất Carbon dioxide đang biến mất nhanh chóng. Vì vậy, cây cỏ sẽ thiếu hụt hóa chất chính xây dựng đời sống, và việc sản xuất thực phẩm dây chuyền sẽ bị phá hoại.
Caldeira và Kasting nói thế giới sẽ tận thế khi cây cỏ sản xuất thực phẩm và nhả dưỡng khí cần thiết cho đời sống loài người chấm dứt.
Tuy nhiên, thế giới chúng ta còn cả tỉ năm nữa mới bị tiêu diệt.
Việc đốt cháy này trong Câu Xá Luận Cương Yếu, bản dịch của Hòa thượng Thích Ðức Niệm, trang 100-107, và Nhị Khóa Hiệp Giải của Hòa thượng Khánh Anh, trang 320-323; gọi là đại nạn Hỏa tai, một trong đại Tam tai là Thủy tai, Hỏa tai, và Phong tai.
Thủy tai tương tự như nạn Hồng thủy đã ghi trong quyển Cựu Ước của Kinh Thánh như sau:
“Sau bảy ngày, nước lụt xảy trên mặt đất. Nhằm năm 600 của đời Nô Ê, tháng 2, ngày 17, chính ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra và các đập trên trời mở xuống; mưa sa trên mặt đất trong 40 ngày và 40 đêm ... Nước lụt phủ trên mặt đất ... hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập ... Nước dâng trên mặt đất trong 150 ngày. Ðức Chúa Trời nhớ lại Nô Ê cùng các loài thú và súc vật ở trong tàu với người, bèn khiến một trận gió thổi ngang qua trên đất, thì nước dừng lại ... trong 150 ngày, nước mới bớt xuống. Ðến tháng 7, ngày 17, chiếc tàu tấp trên núi A Ra Rát. Nước cứ lần lần hạ cho đến tháng 10, ngày mồng 1 ..., mấy đỉnh núi mới lộ ra ... Nhằm năm 601 đời Nô Ê, ngày mồng một tháng giêng, nước đã giựt bày mặt đất khô!”.
Theo kinh Phật, khi có nạn Thủy tai, nước dâng lên từ trời Sơ Thiền đến trời Nhị Thiền sau khi làm ngập lụt bốn châu: Ðông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu, và Nam Thiệm Bộ Châu * cùng một tỉ Hành tinh trong cõi Ta Bà.
Quả Ðịa cầu thuộc Nam Thiệm Bộ Châu.
Từ trời Tam Thiền trỏ lên không bị ngập lụt.
 Kế đến là đại nạn Hỏa tai: Lửa sẽ đốt cháy từ Trái đất lên đến trời Sơ Thiền, đốt Trái đất cháy tiêu như đốt một quả bóng vậy.
Rồi đến nạn Phong tai: Gió thổi bay hết các cõi từ Trái đất lên đến trời Tam Thiền. Phong tai Thổi Trái đất bấy giờ đã cháy đen thành tro bụi.
Tóm lại chỉ có trời Tứ Thiền trở lên là không bị Tam Tai tàn phá.
Vạn vật trong vũ trụ đều phải trải qua bốn giai đoạn:
 Thành, Trụ, Hoại, Diệt (hay Thành, Trụ, Hoại, Không). Từ những cái cực tiểu như những con vi khuẩn cho đến những cái cực đại như sơn hà, đại địa ... đều không tránh khỏi quy luật này. Ngay đến bản thân ta cũng vậy. Sau khi cha mẹ sinh ra (Thành), ta sống ở thế giới này được vài chục năm (Trụ), rồi bịnh tật và già yếu (Hoại), cuối cùng là cái chết (Diệt).
Trở lại bài báo nói vào khoảng 5 tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ bành trướng đến quĩ đạo của Trái đất và đốt cháy Trái đất thành tro bụi.
Quí vị thấy không? Kinh Phật đã nói rõ về Hỏa tai, một trong Tam tai, cách đây trên 25 thế kỷ mà bây giờ khoa học mới đề cập đến, và sự khác biệt chỉ là vấn đề thời gian
 
PHẦN 4: HÓA SANH VÀ THẤP SANH
Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sanh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Noãn sinh), loài sinh bằng thai (Thai sinh), loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh), loài có sắc (hình tướng), loài không sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên), loài có tưởng (người), loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại), loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, và loài chẳng phải không tưởng.
Kinh Ðại Niết Bàn, trang 341-342, Sư Tử Hống Bồ Tát bạch Phật rằng trong bốn loài Noãn, Thai, thấp, Hóa; loài người đều có đủ. Do đấy, trong loài người cũng có Noãn sanh, Thấp sanh; và thuở kiếp sơ, tất cả chúng sanh đều là Hóa sinh.
Thấp sinh là loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng. Hóa sinh là loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, cỏ mục hóa đom đóm.
Bây giờ, xin mời quí vị cùng chúng tôi đi tìm những chứng liệu của Sinh vật học, Khảo cổ học, Nhân chủng học, Ðịa chất học, và Hải dương học để xem lời dạy của Sư Tử Hống Bồ Tát và của Ðức Phật có đúng không?
Lịch trình tiến hóa của sinh vật và thảo mộc
Theo tài liệu của những nhà Cổ Nhân chủng học (Paleanthropology), sự sống bắt đầu cách đây 4 tỉ năm, thảo mộc xuất hiện đầu tiên cách đây 425 triệu năm, những loài có vú đầu tiên cách đây 50 triệu năm, và chủng loại Ramapithecus cách đây 12 triệu năm.
Tài liệu thứ hai cho rằng loài vật đã xuất hiện cách đây khoảng một tỉ năm; và những vi sinh vật sống trong bùn, trải qua nhiều thời kỳ tiến hóa, đã ngẫu nhiên trở thành giống người, chim bồ nông, voi, giun đất, và hàng ngàn chủng loại khác nhau mà ta thấy trong thế giới loài vật bây giờ.
Tất cả những loài vật xuất hiện cách đây trên một tỉ năm đã sống trong các đại dương, có lúc nổi lên, có lúc chìm xuống như những vi sinh vật mà chúng ta thường thấy trong nước ngọt hay nước mặn.
Tài liệu thứ ba cho rằng những vi sinh vật đó thuộc loại Ðơn bào (một Tế bào). Theo những tài liệu khảo cổ, những hóa thạch đầu tiên xuất hiện vào Kỷ nguyên Ðột xuất Cambrian (Cambrian Explosion) * là thời kỳ các chủng loại khác nhau đã xuất hiện bất ngờ.
Thời kỳ các lớp đá, địa tầng và hóa thạch đã được khám phá, tức là thời kỳ địa chất đầu tiên cách đây 500 triệu năm.
Chỉ trong vòng 20 triệu năm những sinh vật Ðơn bào sống trong các đại dương đã trở nên đa dạng, đột nhiên tạo điều kiện phát sinh những loài vật có thống thuộc với những giống côn trùng, tôm hùm, sứa, hải sâm, cá, và con người ...
Tài liệu thứ tư nói rằng trong việc sưu tầm sự sống, các khoa học gia đã khám phá trong lớp địa tầng cổ xuất hiện ở Phần Lan cách đây 3 tỉ 850 triệu năm những hạt khoáng chất do những vi sinh vật (có thể là những loài Ðơn bào) tạo nên.
Những vi sinh vật sống dưới đáy đại dương đã để lại những dấu vết thật sự của sự sống.
Tài liệu thứ năm nói rằng một hòn Ðá trời cỡ bằng củ khoai từ trên Sao Hỏa rớt xuống Trái đất đã đem theo những vi sinh vật. Ðiều đó chứng tỏ có sự sống ở trên Sao Hỏa.
Qua những tài liệu nói trên, chúng ta nhận thấy rằng các loài Ðơn bào, qua nhiều quá trình tiến hóa, nhất là trong Kỷ nguyên Ðột xuất Cambrian, đã trở thành những loài đa bào, đa dạng trong đó có loài người.
Vậy loài ngưòi đã từ những Ðơn bào tức là những vi sinh vật đã tạo nên qua nhiều quá trình tiến hóa.
Như thế, Sư Tử Hống Bồ Tát và Ðức Phật đã nói đúng là loài người cũng đã sinh ra từ những loài Thấp sinh và Hóa sinh như côn trùng và vi sinh vật. Ðức Phật biết chúng xuất hiện cách đây khoảng một tỉ năm.
Như vậy quí vị có đồng ý vói tôi rằng đạo Phật là đạo siêu khoa học hay không
 
PHẦN 5: HOẢ QUANG TAM MUỘI
Tiến sĩ Peter D. Santina, tác giả cuốn Fundamentals of Buddism, đã nói trong trang 30 và 32 rằng lời kinh xưa đã đề cập đến sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật.*
Nền tảng Ðạo Phật, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.
“Similary, the relative of matter and energy is mentioned. There is no radical division between mind and matter”.
Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất và Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự Hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.
Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các Tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là Vi Năng Tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh Năng lượng và Phân tử Protein F1-ATPase, hay là Cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất.
 
Vi Năng Tử (MITOCHONDRION)
Trong cơ thể người ta có 100 tỉ tỉ Tế bào. Trong Tế bào có nhiều Nhân (Neucleus). Mỗi Nhân chứa 46 Dây Nhiễm Sắc (Chromosome) được chia làm 23 đôi. Một Dây Nhiễm Sắc trong mỗi đôi thuộc cha hoặc thuộc mẹ. Những Dây Nhiẽm Sắc có đầy những đoạn DNA uốn vòng. Di tử là những đoạn DNA (deoxyibonucleic acid) hàm chứa chỉ thị tạo tác Protein là chất căn bản cấu tạo sự sống.
Vi năng tử được gọi là những nhà máy vi ti nằm trong Tế bào của những cơ quan sống. Vi năng tử chứa chất Hoạt toan (Enzyme) (1) là chất có chức năng biến đổi thức ăn thành Năng lượng. Vi năng tử, nơi hô hấp của Tế bào, có chức năng bảo vệ năng lượng thoát ra trong việc Ốc xít hóa của những hợp chất hữu cơ do sự phân tán thức ăn tạo nên.
Tế bào động vật và thực vật chứa từ vài trăm đến một ngàn Vi năng tử. Nhưng cũng có những Tế bào chỉ chứa một hay 100,000 Vi năng tử. Vi năng tử hình dạng giống như một miếng dồi có đưòng kính từ 0.5 đến 100 micrometers (2), và chiều dài từ một đến 10 micrometers tùy theo loại Tế bào.
Mỗi Vi năng tử có hai màng: Màng trong và màng ngoài có những chức năng chuyên biệt. Màng ngoài có sức thẩm thấu tương đối, đối với những Phân tử nhỏ hơn 10,000 Ðơn vị Dalton (3). Ngược lại, Màng trong, với đặc tính thẩm thấu rất cao, cơ chức năng bảo tồn Năng lượng. Màng này gồm có khoảng 30% chất Lipid (4) và 70 % chất Protein.
Phần lớn những Tế bào nhận được Năng lượng từ sự Ốc xít hóa trong việc biến chế thức ăn ở trong các Vi năng tử. Chỉ một phân số rất nhỏ của tổng số Protein của Vi năng tử được tổng hợp trong các Vi năng tử. Cho đến nay chưa ai biết Protein được đưa vào những Vi năng tử như thế nào mà chỉ giả thuyết rằng có thể những Lông hút (Receptor) nằm ở mặt ngoài của Vi năng tử hút vào.
(1) Là những chất protein đa hợp có thể khả năng thay đổi hóa chất trong các chất mà không bị thay đổi. Hoạt toan hiện diện trong nước tiêu hóa, tác động trên thức ăn và phân tán thức ăn thành những phần nhỏ. Ngoài ra, Hoạt toan còn có thể gia tăng tốc độ tương tác của các hóa chất.
(2) 1 microm = 1mu hay 1/1,000,000 của một thước.
(3) Tên nhà Vật lý/Hóa học người Anh John Dalton (1766-1844) đã phát minh thuyết nguyên tử đầu tiên và thiết lập bảng Nguyên tử trọng.
(4) Chất béo tan trong nước nhưng không tan trong những dung dịch hữu cơ thông thường. Chất này hợp với chất Carbonhydrate và Protein tạo thành cấu trúc vật chất chính của những Tế bào sống.
 
Phân tử protein F1-ATPASE, hay Cánh quạt máy thiên nhiên vi ti
Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của Tế bào, họ đã khám phá ra những Cánh quạt máy thiên nhiên vi ti nhất. Họ nói rằng những cánh quạt này quay với một lực rất mạnh, và họ có thể quay phim hoạt động này.
Trong một bài đăng trong báo Thiên Nhiên, các khoa học gia tại Viện Kỹ Thuật Ðông Kinh đã tuyên bố rằng bằng cách quan sát trực tiếp sự chuyển động, họ đã nhận thấy một Phân tử Protein F1-ATPase hoạt động như một Cánh quạt máy vi ti nhất. Ðường kính của nó chỉ bằng một Namometer (1 phần tỉ của một thước) đang quay trong một cái “thùng” có đường kính 10 Nanometer.
Tôi không phải là một khoa học gia nên không thể đưa ra một giả thuyết với đủ dữ kiện khoa học mà chỉ ước đoán như sau:
Những Vi năng tử nằm trong Tế bào phát sinh Năng lượng do sự Ốc xít hóa trong việc chế biến thức ăn tạo nên. Phân tử Protein F1-ATPase, hay những Cánh quạt máy thiên nhiên vi ti quay với một lực rất mạnh để phân phối Năng lượng xuất phát từ những Vi năng tử đến các cơ quan trong cơ thể của người ta.
Trong khoa học, Năng lượng này gọi là Ðiện từ (Electromagnetic). Bộ óc và Trung tâm Thần kinh hệ là nơi tương tác với Ðiện từ trường bởi vì các cơ quan thường dùng Ðiện từ có tần số thấp để hoạt động và truyền thông. Những thí nghiệm cho biết Màng Tế bào là nơi tương tác giữa những từ trường có tần số thấp với Tế bào. Ðiện từ trưòng có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật
Các khoa học gia gọi Năng lượng và Ðiện từ trong khi những nhà huyền nhiệm hay đồng cốt gọi là Nhân điện. Những việc thôi miên, thần giao cách cảm, thiên lý nhãn, dùng điện não bẻ cong cái thìa, và đọc tư tưởng của người khác v.v... đều là do tác dụng của Nhân điện, Năng lượng, hay Ðiện từ trong người.
Có những người sanh đắc thông, nghĩa là bẩm sanh đã có thần thông. Ví dụ có những người bay lên cây cao hay lên trần nhà, đi qua tường vách, đi trên than hồng, hoặc trong người phát ra lửa ... Nhiều lắm! (Xin xem Người Có Năng Lực Siêu Phàm của Ðặng Văn Thông). Trái lại, có những người có năng lực siêu phàm là do sự tu luyện gian khổ trong nhiều năm. Ví dụ những đạo sĩ Ấn Ðộ hay Tây Tạng tu luyện trong hang đá, rừng sâu, hay trên những chóp đỉnh lạnh buốt của dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Ngoài ra, công phu Thiền định đã nâng trí tuệ của phàm phu lên đến mức tột đỉnh khiến họ trở thành những bậc Thánh nhân. Chư Phật ba đời đã nhờ Thiền định mà thành Phật, và Ðức Thích Ca đã thành Phật qua con đường Thiền quán.
Kinh nói rằng thần thông của những đạo sĩ nói trên là do tu luyện mà có nhưng còn lệ thuộc thời gian, không gian và số lượng. Ðó là thần thông của ngoại đạo, nghĩa là không phải của đạo Phật. Thần thông của đạo Phật là phải do tu luyện mà có và là do ở Tự tánh, nghĩa là đắc đạo tự nhiên có thần thông. Tu hành đạt đến quả vị A La Hán đã có nhiều thần thông. Bây giờ tôi xin phép giở lại những trang kinh xưa.
 
Hỏa Quang Tam Muội
Trong băng giảng về “Chết”, Sư cô Như Thủy kể rằng sau khi Phật nhập diệt, bà Kiều Ðàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Ðà LA cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa Quang Tam Muội để tự thiêu. Sư cô nói thêm rằng trong thế gian này có một số người tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ. Ví dụ một bác sĩ đang ngồi làm việc, bỗng trong người ông phát ra một thứ lửa đốt cháy cơ thể của ông ra tro trong khi bàn làm việc, giày dép và quần áo vẫn y nguyên.
Trong Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng kể rằng Ngài Mã Minh Bồ Tát lúc thị hiện tịch diệt, Ngài nhập Long Phân Tán Tam Muội, thân bay lên hư không, bay luôn và chói sáng như mặt trời trong một hồi lâu rồi là là đáp xuống mặt đất, ngồi kiết già mà thị tịch.
Trong cuốn Người Có Năng Lực Siêu Phàm, tác giả Ðoàn Văn Thông kể chuyện một cậu bé nằm xuống giường, giường bốc cháy, đứng gần tấm màn, màn gió bốc cháy ...
Hai chuyện nữa của hai người tự nhiên thân thể phát ra lửa. Tác giả nói hiện tượng thân phát ra lửa đã xảy ra rất nhiều trên thế giới. Ðiều này phù hợp với lời kể của Sư cô Như Thủy.
Theo tác giả, các đạo sĩ đã khổ luyện để tập trung lửa nội thân gọi là thân nhiệt. Khi thân nhiệt được đánh thức dậy, đó là Tam Muội.
Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta thử hỏi lửa Tam Muội từ đâu mà có?
Lửa Tam Muội là từ những Vi năng tử phát ra và được những Phân tử Protein F1-ATPase, hay những Cánh quạt thiên nhiên vi ti đưa tới. Trường hợp vị bác sĩ tự thiêu bằng lửa trong người phát ra và những người trong cơ thể có lửa là do bẩm sinh mà có. Trường hợp những vị đạo sĩ hay những vị Bồ Tát có lửa nội thân là do tu luyện hay đắc đạo. Ðó là trường hợp của Bà Kiều Ðàm di mẫu và 500 ni tăng đã tự thiêu bằng Hỏa Quang Tam Muội. Ðó cũng là trường hợp của Mã Minh Bồ Tát đã dùng Long Phân tán Tam Muội tự biến thành một vầng Mặt trời sáng chói trước khi tịch diệt.
Cơ thể con người ta có 100 tỉ tỉ Tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi Tế bào có khoảng 100,000 Vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả:
100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỉ tỉ Vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi Vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ Vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng trong người.
Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 98.6o F. Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1,200o F.
Như vậy, bà Kiều Ðàm di mẫu cùng 500 ni tăng và vị bác sĩ nói trên đã phải dùng thân nhiệt hay lửa Tam Muội đến 1,200o F.
Vàng nóng chảy ở 1945o F, và khi luyện kim, có một loại sắt nóng chảy ở 1490o F. như vậy, lửa Tam muội hầu có thể làm sắt nóng chảy. Thật là kinh khủng! Kinh khủng hơn nữa là Mã Minh Bồ Tát đã hóa thành vầng Mặt trời nóng đến 2,700o F.
Chư Phật là gì?
Là tạng quang minh
Là thần thông biến hóa tràn đầy thế gian”.
Tạng quang minh của chư Phật nóng đến bao nhiêu độ?
Tì Lô Giá Na là quang minh biến chiếu, là quang minh chu biến khắp cả vũ trụ. Như vậy quang minh của đức Tì Lô Giá Na nóng đến bao nhiêu độ? Thật là bất khả xưng, bất khả sổ, bất khả thuyết, bất khả thuyết, óc phàm phu của chúng ta không thể nào lường được.
Trong những trang kinh xưa đã nói có sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Ðiều này có nghĩa là Vật chất là Năng lượng mà Einstein ngày nay đã triển khai với công thức E = mc2.
Như vậy, câu chuyện về Hỏa Quang Tam Muội hay Long Phân Tán Tam Muội, hay những thứ Tam Muội khác mà kinhHoa nghiêm đã kể đâu có phải là những điều hư vọng?
Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là đạo Siêu khoa học hay không?
 
PHẦN 6: NGỮ VỰNG
Bản ngữ vựng này giúp quí vị đối chiếu những từ ngữ tiếng Anh mà tôi đã dịch, hay có người dịch rồi. Vì chưa có Hàn lâm viện nên mỗi người dịch một cách. Nếu tôi dịch sai, hay không sát nghĩa, xin các bậc cao minh chỉ dạy.

Âm điện tử: Electron
Âm giai khả thính Audible range
Âm tần Radiation frequency
Angstrom Angstrom: 1/10,000,000 của 1 mm.
Ba động quang minh/Làn sóng ánh sáng Ripples of light
Bắc cực vũ trụ North celestial sphere
Bảo sinh viện Tinh tú Galartic nursery
Bản kiến trúc Plate tectonic
Bán thời năng lượng Half life energy
Bó dây điện (trong tim để truyền xung điện khiến tim có thể bóp) Bundle of branches
Bức xạ, phát xạ, phóng xạ Radiation
Bức xạ vi sóng Microwave radiation
Cảm quan đặc biệt Extra Sensory Perception (ESP)
Cầu vũ trụ Celestial sphere
Cấy trứng Insemination
Cấy trứng vào ống dẫn trứng Gamete Intraphallopial Transfer (GIFT)
Cổ nhân chủng học Paleoanthropoligy
Cơ quan Quản Trị Hàng Không Không Gian National Aeraunautics and Space Administration (NASA)
Con thoi (máy Vi tính) Cursor
Con Sên Cohlear (ở tai trong)
Cực vi, Hạt ảo Quarks
Cụm sao Clum of stars
Chân trước (phôi bào) Fore limb
Chân sau (phôi bào) Hind limb
Chất tối Dark matter
Chỉ số tia cực tím Ultraviolet Index
Chòm sao Constellation
Chòm sao Bắc giải, Con cua Cancer, The Crab constellation
Chòm sao Bầu Dục Eleptic constellation
Chòm sao Centarus Centarus constellation
Chòm sao Cây Ðàn Lyra, Lire constellation
Chòm sao Ðại Hải Sư Leo Major constellation
Chòm sao Ðộc Giác Unicorn constellation
Chòm sao Hổ Cáp hay Bò Cạp Scorpius, Scorpion constellation
Chòm sao hình cái Kẹp Bắt Rắn Serpent holder constellation
Chòm sao hình Lưỡi Liềm Sickle constellation
Chòm sao Người Ði Cày Bootes, Ploughman constellation
Chòm sao Chó Lớn Canis major, The large Dog
Chòm sao Tiểu Hải Sư Canis Minor constellation
Chòm sao Thiên Xứng, Cái Cân Libra constellation
Chòm Thiên Hà Cluster of galaxies
Chuyển động Brown Brownian movement
Chuyển động lệch lạc (tinh tú) Wooble
Chủng loại đi thẳng Homo Erectus
Chủng loại gốc rễ của loài khỉ miền nam Australopithecus Afarensis
Chủng loại hiện tại, đã tiến hóa cách đây 130,000 năm Homo Sapiens
Chủng loại không phải thủy tổ loài người Australopithecus Africanus
Chủng loại khôn ngoan biết chế tạo đồ dùng và biết nói Homo Genus
Chương trình tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái đất Search for extraterrestrials intelligence (SETI)
Dây thần kinh thu hình Photo receptor
Dây thần kinh tiếp vị trên mặt Tế bào Cell surface receptor
Dây nhiễm sắc Chromosome
Di tử Gene
Di tử bắt mùi Smell gene
Di tử cảm thọ Sensory gene
Di tử hình con nhím Hedgehog gene
Ðài Thiên văn Vô tuyến Quốc gia National Radio Observatory
Ðại Hùng Tinh, cái Gáo Lớn Ursa Major, the Big Dipper
Ðần độn (Chứng) Mental retardation
Ðám mưa rào Tia Gamma Shower of Gamma ray
Ðáp ứng hóa sinh Bio chemical response
Ðáy (Một trong 6 vẻ của Quark) Bottom
Ðe (Ở tai trong) Anvil, Incus
Ðẻ mướn, người cho thuê tử cung Subrogate
Ðẹp (Một trong 6 vẻ của Quark) Charm
Ðĩa bay Unknown flying object (UFO)
Ðịa bàn hàng hải Gyroscope
Ðĩa hành tinh Proto planettry disk
Ðịa lục thiên hà Continents of galaxies
Ðiện cực Electrode
Ðiện giải Electrolyte
Ðiện não kế Electroencephalograph
Ðiện não di chuyển vật chất Psychokenesis
Ðiện lượng Electric charge  
Ðiện từ Electromagnetism
Ðiện từ quang phổ Electromagnetic spectrum
Ðiện từ trường Electromagnetic field
Ðiện từ lực yếu Electroweak force
Ðỉnh (Một trong 6 vẻ của Quark) Top
Ðiểm văn (hình vòng tròn) Kink
Ðiểm cực nhỏ Infinitesimal point
Ðộ dài sóng Wave length
Ðồng hồ hạt tử (trong tế bào) Molecular clock
Ðồng tử, con ngươi Iris
Ðồng vị Isotope
Ðộ sáng biểu kiến Apparent brightness
Ðơn vị phóng xạ Curie
Ðơn vị  Thiên văn Parsec (Psc)
Ðộng điện học Electrodynamics
Ðối Quark, Ðối Cực vị, Ðối Hạt ảo Antiquarks
Ðối vật thể Antimatter
Ðụng độ, va chạm Collision
Ðường dây điện thoại sinh học Biological telephone line
Ðường hầm thiên hà Galatic subway
Ðường hầm bẻ cong thời gian Time bending tunnel
Giác mô, giác mạc Cornea
Gió Mặt trời Solar wind
Hạt vi phân tiềm nguyên tử Subatomic particle
Hạch cổ họng Tonsil
Hành tinh hệ Planetery system
Hệ thống bắt mùi Olfactory system
Hình ảnh ba chiều Hologram
Hình bánh Ðô nắt Doughnet shaped
Hố đen Black hole
Hỏa tinh Mars
Hỏa tiễn đối vật thể Antimatter rocket
Hoán chuyển di tử Gene mutation
Hư không, chân không, khoảng không Void
Hư tâm điểm võng mô Mascular degeneration
Hư thị giác thần kinh Retina pigmentosa
Huyết thống cá nhân Individual genology
Huyết thống nhân loại Human family tree
Một nghìn Parsescs Kiloparsec
Kim tinh Venus
Không thời Space time
Khu phát động não xám Motor cortex
Khu thính giác bộ não Auditory cortex
Khuôn mẫu toàn ký Holographic paradigm
Khuynh độ Declination
Lạ (một trong 6 vẻ của Quark) Strange
Lân không Epsilon
Laser, khuếch đại ánh sáng bằng cách khích động việc truyền bức xạ Laser: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation
Lăng Kính trọng trường Gravitation gravity
Lăng già (Ðảo) Sri Lanka
Lõi, nhân, tâm Cores
Lỗ sâu trong không gian Worm hole
Lớp Ozone Ozone layer
Loại giống cây nấm (lưỡi) Fungiform
Loại giống lá cây Foliage
Luật trọng trường Law of gravity
Lượng tử lực Particle force
Lượng tử Sắc động học/Sắc động học nguyên lượng Quantum Chromodynamics (QCD)
Mã số Code
Mấu chốt Clue
Mẫu chuẫn Standard model
Mẫu chuẫn của hạt nhỏ Standard model of particle
Maser: Khuếch đại vi sóng bằng cách khích động việc truyền bức xạ Microwave Amplification by Stimulated Emission of Radiation
Máy biến đổi năng lượng (Sinh học) Transductor
Máy chuyển âm Speech processor
Máy gia tốc Accelerator
Máy gia tốc hạt lớn Particle accelerator
Máy rọi hình ba chiều Magnetic Resonance Imaging (MRI)
Máy thâu[Kích thích Receiver[Stimulator
(Nhà) Máy vi ti phát sinh (Vi năng tử) năng lượng (trong tế bào)  Mitochondria: Microscopic energy factory
Mẹ di tử Genetic mother
Khoảng cách an toàn trước phóng xạ tuyến Microteslas
Năm ánh sáng, quang niên Ligth year
Nam cực vũ trụ South celestial pole
Năng lượng Energy
Sao đột sáng Nova
Nụ mô Bud of tissue
Nền đều Uniform background
Niệu đạo Urethra
Núm bắt mùi (mũi) Olfactory bulb
Núm điện (truyền xung điện khiến tim co bóp) S-A node
Ngân Hà (Giải) The Milk Way Galaxy
Nguyên lượng cơ học Quantum mechanics
Nhân Helium Helium neucleus
Nhân Thiên hà M100 M100 Galartic neucleus
Nhà Thiên văn Vật lý Astrophysicists
Nhiệt hợp hạt nhân Nuclear fussion
Nhiên liệu nguyên tử Neuclear fuel
Nhiễu âm Interference
(Dây) Nhiễm sắc tạo giống Sex chromosome
Nhọt bọc Cancerous growth
Nhọt bọc trong thanh quản Laryngeal papilloma
Phá vỡ hạt nhân Neuclear fission
Phát sóng não Brain emission
Phân tử Particle, molecule, element
Phân tử căn bản Basic particle
Phân tử Beta Beta particle
Phân tử hữu cơ Organic molecule
Phân tử, hạt tử, lượng tử Particle
Phôi bào Embryo
Phôi nhân Pronuclei
Phóng thể Aliéation (Pháp)
Phóng xạ điện từ Electromagnetic radiation
Phòng Gia tốc Quốc gia Fermi Fermi National Accelerator
Phòng thí nghiệm Âu Châu về Vật lý Phân tử The European Laboratory for Particles Physics
Phòng thí nghiệm Phản lực Jet Propulsion Laboratory (JPL)
Phi thuyền Spacecraft
Phi thuyền liên hành tinh Starship
Linh kiện  (Computer) chip
Proton nhân Neucleus Proton
Quang phổ Spectrum
Quang tử Photon
Số đo phóng xạ Rad
Radar: phương pháp phát hiện vật thể bằng cách xác định vị trí & tốc độ của nó Radar: Radio Detecting & Ranging
Rem: Ðơn vị đo phóng xạ Roentgen
Sao Bắc đẩu Polaris
Sao băng, sao xẹt Meteor
Sao đôi Binary stars
Sao mạch Pulsar
Sao Mặt trời Sun-like star
Sao Neutron Neutron star
Sao sáng chói Quasar
Sao tối nâu Brown dwarf
1+21 số 0 Sextillion
Siêu âm Ultra sound
Siêu sao Supernova
Siêu sao bùng nổ Supernova explosion
Sơ nhãn, mắt mới thành hình của phôi bào Early eye
Sơ nhĩ, tai mới thành hình của phôi bào Early ear
Song nam The twin, Gemini
Sóng chấn động Shockwave
Sự biến thiên hằng số điện môi chân không của vũ trụ Friedman Variation of vacuum of Fried’s universe
Sự bùng cháy Burst
Sức hấp dẫn vĩ đại The Great Attractor
Sức đẩy của điện từ Magnetic sail
Tâm nhĩ Ventricle
Tâm thất Atrium
Tạo hình tố Morphogen
Tế bào hình tóc, phát bào Hair-like cell
Tế bào vị giác Taste cell
Tế bào võng mô (võng mạc) Retina cell
Tỉ tỉ, một ngàn tỉ Trillion
Tơ trời (Lượng tử) Super string
Tóc bắt mùi Hai-like receptor
Bộ di tử Set of gene
Tia cực tím Ultraviolet (UV)
Tia Gamma Gamma ray
Tia năng lượng sóng ngắn Beam of radio energy
Tia vũ trụ Cosmic ray
Tín hiệu vi ba Microwave signal
Tiên tri Premonition (ESP)
Tiến trình hóa học Chemical process
Tiến trình điện hóa phức tạp Complex electro-chemical proccess
Tiểu hành tinh Asteroid
Tiểu Hùng tinh, cái Môi múc nước Ursa Minor, the Ladle
Tinh vân Nebula
Tinh vân Orion (The) Orion nebula
Thai bào tinh tú Embryonic star
Thần kinh cảm thọ Sensory nerve fiber
Thần kinh cột sống (tủy) Spinal cord
Thị cụ nhân tạo Articial vision device
Thiên hà Galaxy
Thiên hà hình bầu dục Eliptical Galaxy
Thiên hà mẫu Proto Galaxy
Thiên hà hình trục xe Cartwheel Galaxy
Thiên hà hình xoắn, xoay chuyển, trôn ốc, xoáy nước Spiral Galaxy
Thiên thể Celestial body
Thời gian co dãn Time dilitation
Thời gian uốn cong Time bending
Thụ thai không cần giao hợp Parthenogenesis
Thụ thai không cần tinh trùng Immaculation conception
Thụ tinh trong ống nghiệm Test tube, vitra fertilization
Thủy tinh (Hành tinh) Mercury
Tử cung Uterus    
Tủy sống và cột sống mới thành hình phôi bào Spinal and notocord
Tương tác Interaction
Tuyệt tự, tuyệt giống Sterile
Thuyết căn bản về bản thể vật chất Theory of the basic nature of particle
Thuyết đối xứng của vi phân tiềm nguyên tử Theory of the symetrics of subatomic particle
Thuyết nguyên lượng Quantum theory
Thuyết tương đối chung của Einstein The General law of relative of Einstein
Trấy óc trước Frontal lobe of the brain
Trung hòa tử Neutron
Trung tâm Standford thiế bị máy gia tốc hạt lớn Standford Linear Accelerator
Trọng trường hấp lực Gravity
(Bức) Trường thành thiên hà The Great Wall of galaxies      
Thượng đế không chơi tứ sắc với vũ trụ God doesn’t play dice with the universe
Vật chất, vật thể, Thể chất Matter
(Ngành) Vật lý hạt nhỏ Particle physics
Vẩn thạch Meteorite
Vật thể thất thoát, Chất tối Missing mass, Dark matter
Vệ tinh Thám sát Hậu cảnh vũ trụ Cosmic Background Explorer Satellite (COBE)
Vi sóng Microwave
Vi phân tiềm nguyên tử Subatomic particle
Vi thiên thể Planetsimal
Vô cự số Infinitesimal
Vòng quay{giờ Hour circle
Ðộ Quay Tự Nội Intergrated Spin
Vụ nổ đảo thiên Catalymic explosion
Vũ trụ Bùng nổ The Big Bang
Vũ trụ co rút The Big Crunch
Xuân phân Vernal equinox
Xung điện Electrical impulse
Xung động Impulse
Dưới (Một trong 6 vẻ của Quark) Down
Xương cuốn (ở tai trong) Stape
Xử nữ Virgo
 

PHẦN 7: ÐỊNH NGHĨA
Accelerator: Máy gia tốc, ví dụ Phòng thiết bị Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermi Nationa Laboratory   
Accelarator), gần Chicago, Illinois. Phòng này đang xây cất một máy Gia tốc khổng lồ. Khi hoàn thành, máy có thể đẩy mạnh thế tốc của hàng tỉ tỉ Dương điện tử trong một giây đồng hồ, và phóng ra những chùm Vật thể và Ðối vật thể để chúng va chạm nhau với mục đích tìm thêm những Phân tử mới.
Ngoài ra, các khoa học gia hy vọng khi Máy Siêu dẫn (Super conductor) và Siêu Va chạm (Super collider) được hoàn thành ở Texas, họ sẽ khám phá ra những Hạt tử còn nhỏ nhiệm, vi tế hơn cả Quark nữa.
Tất cả những cố gắng của họ trên những thập niên qua là để tìm kiếm những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ.
Age of Aquarium: Thời đại Song Ngư. Thời đại được phổ biến năm 1960 là thời gian chấm dứt giai đọan 500 năm của nến văn minh tàn bạo Tây phương được một số người tin rằng sau đó sẽ đến một thời đại 2,100 năm hòa bình và thịnh vượng.
Albert Einstein (1879-1955): Người Ðức gốc Do Thái, thành công dân Mỹ năm 1940. Ông đã nghiên cứu nhiều về tính chất của ánh sáng, Chuyển động Brown và áp dụng vào thuyết Lượng tử với Năng lượng phóng xạ, và phát hiện Quang tử (Photon Photoelectric effect).
Năm 1918, ông hoàn tất Thuyết Tương Ðối Chung của thời gian và không gian. Thuyết này đã thai nghén trong ba giai đọan: 1) Thuyết Tương Ðối Hẹp (Special Relativity Theory) được công bố năm 1905 là nhờ ở thuyết tương đối của Galileo.Hẹp có nghĩa là chỉ giới hạn cho hai quan sát viên và hai loại chuyển động. (2) Thuyết Tương Ðối Chung, được công bố năm 1918. Chung có nghĩa là suy rộng cho nhiều quan sát viên và nhiều loại chuyển động. Phần này căn cứ vào nguyên tắc định rằng tốc độ ánh sáng không thay đổi và bất chấp sự dời chỗ của quan sát viên với hướng truyền đi của ánh sáng. (3) Phần này được công bố năm 1940. Theo thuyết này, Einstein liên kết Trọng trường với Ðiện từ trường thành một từ trường chung. Thời gian và không gian không thể xác định được một cách tuyệt đối, tất cả những hiện tượng đều liên hệ với nhau

"Einstein đã biến đổi Vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng không gian và thời gian thực ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường có thể giãn dài, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường (Einstein transformed physics by showing that space and time are really two aspects of the same thing – a stretchy, bendable, medium warped ane shaped by gravity).
Alinéation: Phóng thể (tiếng Pháp). Nói theo nhà Phật, đó là cái Tâm phàn duyên cứ dong duỗi theo trần cảnh mà không chịu "hồi quang phản chiếu" tâm thức của mình.
Angstrom: Ðộ dài sóng của Quang tuyến X khi tia Laser có công suất cao bắn vào Xenon. Ðộ dài này bằng 1/10,000,000 của 1mm, còn được gọi là đơn vị Angstrom, tên của Vật lý gia Thụy Ðiển Jonas Anders Angstrom (1814-1874).
Antiquark: Ðối Quark. Trước hết, xin hiểu chữ Quark, Quark vốn là tiếng Ðức do Vật lý gia Murray Gell-Mann thuộc Caltec đặt ra. Theo lý thuyết về Cực vi của ông, Dương điện tử và Trung hòa tử - những Phân tử căn bản trong Lõi của hạt Nguyên tử - lại được cấu tạo bằng những Lượng tử nhỏ nhiệm hơn mà ông đặt tên là Quark (Hạt ảo, Cực vi).
Phàm các Phân tử trong vũ trụ hay đối kháng và tiêu diệt lẫn nhau. Ví dụ Quark lại có Ðối Quark, có Vật thể lại có Ðối Vật thể.
Khoa học ngày nay đang trở về tìm kiếm những gì mà đạo lý Ðông phương đã nói cách đây mấy ngàn năm rồi như Càn Khôn (Âm Dương), Sinh Diệt, Sắc Không. P.A.M Dirac viết Vacuum Polarization để nói lên sự Sinh Diệt của những Hạt tử trong Chân không như Positron đối nghịch với Electron, và Vật thể đối nghịch với Ðối Vật thể. Ðối nghịch để tiêu diệt.
Australopithecus Afarensis: Chủng loại Lucy, đi thẳng, sống trong gia đình.
Australopithecus Radius: Chủng loại "gốc rễ" của loài khỉ ở miền Nam. Xin xem thêm ở bài "Ði tìm cha mẹ đầu tiên", Tiểu mục Nhịp cầu đã mất, trang 285.
Basic particle, Elementary particle: Những Phân tử căn bản. Trước kia, ba Phân tử căn bản của một hạt Nguyên tử là Proton, Neutron, và Electron. Gần đây, theo thuyết về Quark của Gell-Mann, những Phân tử căn bản phải là Quark, và dòng họ Hadron. Thật ra, Quark cũng chưa phải là Phân tử căn bản mà Super String, và Tachyon mới là những Hạt tử căn bản của một hạt Nguyên tử. Nghĩa là khoa học càng ngày càng khám phá ra những Hạt tử vô cùng vi tế và nhỏ nhiệm hơn những Hạt tử đã khám phá trong vòng 100 năm qua.
Beta particle: Phóng xạ Beta. Phóng xạ là gì? Một vài nguyên tố (Element) như Uranium không bền vững; khi hư thối, Nguyên tử của nó mất hết Phân tử như Phân tử Alpa và Phân tử Beta thất thoát ra ngoài. Một số gây nên Tia Gamma. Trong cả hai trường hợp, Nguyên tử mất hết Phân tử và gây nên phóng xạ.
Bottom: Ðáy, Thuyết của Gell-Mann cho rằng mọi Vật thể được cấu tạo bằng 12 hạt Vi phân tiềm Nguyên tử. Họ đã khám phá ra sáu Quarks có ba màu và sáu vẻ như Lên, Xuống, Ðẹp, Kỳ lạ, Ðỉnh, và Ðáy là một trong sáu vẻ của Quark.
The Big Bang: Vũ trụ Bùng nổ lớn. Theo lý thuyết Vũ trụ Bùng nổ lớn, mọi Thể chất cô đọng thành một Ðiểm cực nhỏ (Infinitesimal point), có giá trị gần bằng 0, vào khoảng 15 tỉ năm trước đây. Ðiểm này lớn lên bằng trái cam và bùng nổ. Rồi thời gian, không gian, Thể chất và Năng lượng được thành lập.
The Big Crunch: Vũ trụ Co rút lớn. Tiến sĩ Vật lý Bill Summer tuyên bố "Luật Tương đối của Einstein không hoàn toàn đúng bởi vì tốc độ ánh sáng không cố định,và vũ trụ đang sụp đổ. Sự Co Rút lớn của vũ trụ sẽ xảy ra trong vòng 4 tỉ năm nữa.
Biological telephone line: Ðường dây điện thoại sinh học ở trong bộ não. Người ta có trung bình 15 tỉ tỉ đường dây điện thoại sinh học.
Bilianary stars: Sao Ðôi mà các khoa học gia gọi là Sao Nhện độc (The Black widow) bởi vì sao nọ tiêu diệt sao kia cũng như nhện cái ăn thịt nhện đực sau khi làm tình. Sao Nhện độc tức là Sao Mạch (Pulsar) quay trung bình mỗi vòng hết một giây đồng hồ. Nhưng Sao mạch PSR 1957-20 ở trong Giải Ngân Hà lại quay đến 600 vòng trong một giây đồng hồ. Sao Nhện độc lợi dụng sức quay của sao bạn để quay nhanh hơn nữa rồi đốt cháy sao bạn luôn.
Boostrap: Nghĩa đen là bị kẹt vào đôi ủng quá nặng nên không bay bổng lên được. Vì vậy, tôi dịch là Trí Phàm Tiểu là trí tuệ của kẻ phàm phu nhỏ bé không hiểu được những cảnh giới siêu xuất và bất khả tư nghì của chư Phật, và không hiểu những bí mật của vũ trụ. Thuyết Boostrap thống nhất Nguyên lượng cơ học với tính cách tương đối của mọi sắc thái của các hạt trong phạm vi nguyên tử học. Thuyết này do Geoffrey Chiu và Fritjof Capra đã xử dụng để khám phá chiều sâu của thế giới hạt nhân.
Brownian movement: Chuyển động Brown. Năm 1905, vài tuần trước khi công bố thuyết Tương Ðối Hẹp, Einstein đã tường trình rằng Chuyển động Brown là một chuyển động không đều và bất ngờ của những Phân tử bụi đang bám vào chất lỏng. Chuyển động này được cắt nghĩa là do hiệu quả của những Nguyên tử nước đụng độ với những Phân tử bụi.
Celestial: Thiên thể. Gồm những Vi thiên thể, Hành tinh, Tinh tú, Ðá trời, Vẩn thạch, Sao băng, Sao đôi, Thiên hà v.v...
Bundle of branches: Bó dây điện. Tiếp điện từ Núm điện S-A (S-A node) qua Núm điện A-V (A-V node) để trái tim co bóp.
Celestial sphere: Trái Cầu Vũ trụ. Là một trái cầu tưởng tượng vô biên giới có Trái đất ở giữa, Tinh tú, Hành tinh, và những Thiên thể khác được mường tượng xoay vần ở trên mặt Trái cầu này (Xin xem bài Ðức Phổ Hiền có phải là bậc đại Thiên văn Vật lý không? Trang 179).
Charm: Ðẹp. Là một trong sáu vẻ đẹp của Quark.
Cosmic ray: Tia vũ trụ. Là những Phân tử có Năng lượng cao từ ngoại tầng không gian tới. Khi vào khí quyển của Trái đất và đụng phải nhân của Nguyên tử khinh khí, Năng lượng của nó tạo nên những Ðám mưa rào hạt Vi phân tiềm Nguyên tử (Showers of subatomic particles). Tia vũ trụ chỉ là những Dương điện tử nằm trong Lõi của Nguyên tử khinh khí đến Trái đất từ mọi hướng (Xin xem bài Quang minh, Tiểu mục Tia vũ trụ, trang 304).
Curie: Tên của nhà bác học Marie Curie, tên thật là Marja Sklodowska. Bà là người Pháp gốc Ba lan (1867-1934), được giải thưởng Nobel cùng chồng Pierre Curie nhờ việc khám phá phóng xạ tuyến của Thorium (Th) là thành phần có 13 chất Phóng xạ Ðồng vị. Trong đó, thành phần 232 là nguồn gốc của Nguyên tử năng. Ông bà cũng đã khám phá ra thành phần Polonium (Po) và Radium. Polonium  là sản phẩm của thành phần Radium bị tan rã và kết quả của việc oanh tạc chì với Trung hòa tử. Polonium có 27 Phóng xạ Ðồng vị, có Trọng khối từ 192 đến 218, và Nguyên tử trọng 84. Radium (ra) là một thành có phóng xạ cao và có 13 Phóng xạ Ðồng vị với Trọng khối từ 123 đến 230. Trong đó, Radium 226 có Bán thời (Half life) là 1,622 năm. Bán thời có nghĩa là nó mất hết Phóng xạ và trở nên an toàn trong 1,622 x 2 = 3,244 năm.
Cybernetics: khoa học điều khiển và truyền đạt ở động vật cũng như máy móc. Cybernetics là khoa nối liền Thế giới tự nhiên với Thế giới siêu nhiên. Ngày nay, Cybernetics gắn liền với khoa Phỏng sinh học (Biotique) với Người Máy (Robot), và những bộ óc điện tử cho nên nó có thể giải thích mọi hiện tượng của sự sống.
Khoa học Cybernetics không những đáp ứng tinh thần Phản phục hồi tác (Loop feedback) trong mọi ngành khoa học, kỹ thuật, và nghệ thuật, mà còn mang tất cả tính cách huyền nhiệm của Ðạo học Ðông phương (*).
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Nói cho dễ hiểu, trong ngành y học ngày nay, khoa học đã chế tạo được chân giả có cảm xúc, biét nóng lạnh, xúc chạm. Cấy Linh kiện để người mù thấy được, dùng điện não để điều khiển Con thoi của máy Vi tính để người hoàn toàn tàn phế nói chuyện được. Trong ngành canh nông, ở Gia Nã Ðại, họ đã chế ra Người Máy Cắt Cỏ Dại trong rừng. Máy này biết phân biệt cỏ dại để dọn sạch và chỉ để lại những cây cổ thụ nà những cây non tăng trưởng. Thí dụ có nhiều lắm. Tóm lại, khoa học Cybernetics đã biến người máy thành những vật có tim óc như người. Năm 2,000 trở đi sẽ đến "Thời Ðại Người Máy".
Entropy: Là một sự bất ổn luôn luôn gia tăng theo chiều thời gian từ quá khứ đến tương lai. Ví dụ một quả trứng để trên bàn rớt xuống đất bể thành nhiều mảnh không thể trở lại nguyên vẹn như cũ. Nếu ta đem quay phim và chiếu ngược lại, ta sẽ thấy những mảnh vỏ trứng nhảy lên bàn chắp lại thành quả trứng như cũ. Nhưng điều đó không thực tế và trái luật thứ hai của Nhiệt động học (Thermodynamics).
Gamma ray: Tia Gamma. Tia Gamma cũng giống như tia vũ trụ từ Sao Neutron bắn tới, nhưng chỉ bằng 1% của Tia vũ trụ. Khi vào khí quyển va chạm phải những Nguyên tử khinh khí, Tia Gamma tạo nên những Âm điện tử có Năng lượng cao và những Positron nạp điện (Xin xem thêm bài quang minh, trang 303).
The Great Accelerator: Là một tập hợp của những vì sao lớn nhất chưa từng thấy mà các Thiên văn gia đặt tên là Ðịa Lục Thiên Hà (Continents of galaxies), hay Sức Hấp Dẫn Vĩ Ðại (The Great Attractor). Cách Trái đất 159 triệu quang niên, cấu trúc vĩ đại này có Trọng trường lôi kéo giải Ngân Hà và hàng triệu các Thiên Hà (Xin xem thêm bài Ðức Quán Thế Âm có phải là bậc đại Thiên Văn Vật Lý không? Tiểu mục Phát hiện Ðịa Lục Thiên Hà, trang 224).
Hadron Subatomic particle: Là một hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử căn bản như Dương điện tử và Trung hòa tử, thuộc loại tương tác của Lực mạnh.
Lượng tử do Hạt Quarks tạo nên gồm từ 3 đến 27 hạt hay hơn. Trong một Hadron, mỗi Phân tử vừa là đơn vị vừa là thành phần. Các Hadron cùng dòng họ có thể hoán chuyển lẫn nhau (*).
Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Half intergrated Spins: Nửa Vòng Quay Tự Nội. Lượng tử Hadron cùng dòng họ đều có cùng một Vòng Quay Tự Nội.
Helipause: (Rìa Thái Dương Hệ). Là biên giới giữa vùng của Gió Mặt Trời và vùng đón nhận gió từ các Tinh tú thổi đến. Biên giới này ở ngoài xa lắc của các Hành tinh. Các khoa học gia, sau nhiều năm nghiên cứu, đã kết luận rằng những sóng vô tuyến do các làn hơi nạp điện từ Mặt trời truyền đến đã Tương tác với các hơi lạnh từ những vùng Liên Hành tinh ở rìa Thái Dương Hệ. Tóm lại Helipause là Rìa của Thái Dương Hệ.
Homo Erectus: Chủng loại đi thẳng. Những người đầu tiên rời khỏi Phi Châu, di cư sang Trung Quốc, Ðông Nam Á Châu (Xin xem thêm bài Ði Tìm Cha Mẹ Ðầu Tiên, Tiểu mục Nhân loại Tiến Hóa, trang 284 và Nhịp Cầu Ðã Mất, trang 285).
Homo Sapiens: Chủng loại hiện đại. Ðã tiến hóa cách đây 130,000 (Xin xem như trên).
Holographic paradigm: (Phương pháp tạo hình ba chiều). Một kỹ thuật tạo hình ba chiều bằng tia sáng Laser và Hiện tượng Giao thoa (Interference).
Kiloparsec: Ðơn vị Thiên văn. Bằng 1,000 Parsecs. Một Parsec bằng 206,265 AU (Astronomical Units: Ðơn vị Thiên văn). Một AU bằng 93,000,000 dặm. Một parsesc = 206,265 x 93,000,000 dặm, hay 19 nghìn, 182 tỉ, 645 triệu dặm.
Laser: Tia sáng La de. Do mẫu tự ghép lại của danh từ Light Amplification by Stimulated Radiation. Tạm dịch là Khuếc đại ánh sáng bằng cách Khích động việc Truyền Bức xạ (Xin xem thêm bài Quang Minh, trang 303).
Law of gravity: Luật Trọng Trường. Công thức:
F = G x M1 x M2
       R2
Lực F = Hằng số Trọng Trường G x Thành số của Trọng khối của hai vật, chia cho khoảng cách R bình phương.
Light year: Năm ánh sáng, hay quang niên. Ánh sáng truyền đi trong chân không với thế tốc 300,000 cậy số/giây, hay 186,000 dặm/giây. Một quang niên bằng 5 tỉ 88 dặm.
Matter: Một đơn vị có Trọng trường (Gravity) và Quán tính (Inertia) khi đứng im cũng như khi chuyển động.
Meteor: Sao Băng, Sao Xẹt, Sao Ðổi ngôi. Là một tia sáng xẹt trong bầu trời về đêm khi những Phân tử của bụi Liên hành tinh bay trong Thượng tầng khí quyển của Quả đất. Những Phân tử lớn, khi nổ trong không khí, có thể phát ra Năng lượng mạnh tương đương với một trái bom Nguyên tử nhỏ.
Mega Parsec: Bằng 1,000 Kiloparsecs. Bởi vì các Thiên thể trong vũ trụ ở xa quá nên các khoa học gia phải đặt ra những đơn vị này để chỉ khoảng cách của chúng. Ðể bớt những con số không, người ta đổi Parsec thành quang niên bằng cách nhân với 3. Ví dụ 1 Parsec = 3.26 quang niên hay 3 x 10 cm (Xin xem thêm ở bài Ðức Phật có phải là bậc đại Toán học không? Trang 167).
Microteslas: Ðơn vị đo khoảng cách an toàn trước vật có Phóng xạ. Khoảng cách này là 0.2 Microteslas. Một người đứng gần một máy hút bụi hay máy khoan điện phải hứng chịu từ 2 đến 20 Microteslas.
(The) Milky Way: Giải Ngân Hà. Là một tập hợp của những Hành tinh và Thiên hà, gồm có 400 tỉ Sao Mặt trời (Star-like planets), và 10 tỉ Hành tinh giống như những Hành tinh của Thái Dương Hệ. Chiều dài bằng 100,000 quang niên. Chúng ta thấy nó như là một giải ánh sáng chạy dài trên bầu trời về đêm. Giải Ngân Hà có hình như Một Quầy rượu (Bar) túc là hình Bán nguyệt, có một Cánh Xoắn (Spiral arm) ở một đầu. Hình này đã được Ðức Phổ Hiền mô tả trong kinh Hoa Nghiêm (Xin xem bài Ðức Phổ Hiền có phải là bậc đại Thiên văn Vật Lý không? Trang 179).
Ở Trung tâm Giải Ngân Hà có Cái Dĩa rộng 30,000 Parsec và dầy 400 Parsec, gồm có những Chòm Sao, Tinh tú, buị, và hơi khí tạo thành những hình Cánh Xoắn.
Molecule: Phân tử. Một hợp chất bền vững của một Hạt nhân với những Âm điện tử đưọc liên kết bằng Tĩnh điện và Ðiện từ lực. Ðó là một cấu trúc giản dị của một đơn vị có đặc tính Lý Hóa. Ví dụ Phân tử H2O gồm có Nguyên khinh khí H2 và O (Oxygen: dưỡng khí).
Neil Bohr: (1885-1950) Nhà bác học Ðan Mạch cho rằng đối tượng của Vật lý lượng tử không  thể giải thích đồng thời vừa là Hạt vừa là Sóng, vì chúng là hai dạng của một thực tại bổ túc cho nhau (*). Ông cũng viết Complimentary Theory(Nguyên lý Bổ túc).
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
North Celestial Pole: Bắc cực Cầu Vũ trụ tưởng tượng, không phải Bắc cực của quả Ðịa cầu.
Nebula: Tinh vân. Là khối lượng bụi đất và hơi khí sáng chói trong đêm tối khi những khối lượng này thâu hút và phản chiếu những tia quang minh. Ví dụ Tinh vân Orion (The Orion Nebula).
Neuclear Fusion: Nhiệt hợp Hạt nhân. Là một phản ứng của Hạt nhân khi nhiều Nhân phối hợp với nhau tạo thành một khối Nhân lớn, và đồng thời tỏa ra Năng lượng.
Neutron star: Sao Neutron. Các nhà Thiên văn đã phát hiện một ngôi sao bay nhanh chưa từng thấy, để lại một làn ánh sáng có hình dạng cây đàn. Sao Neutron nhỏ bé và đặc bay 2,232,000 dặm/giờ. Sao Neutron là do tàn tích của những vì sao đã mất hết Năng lượng Nguyên tử, băng hà, và nổ tung ra. Các Thiên văn gia đã phát hiện một Sao Neutron có tên là PSR.224 Plus 65.
Nova: Sao Ðột sáng. Nova là loại sao được hình htành khi hai ngôi sao lạc quĩ đạo đụng nhau và bùng nổ. Nova cũng là trường hợp của Sao Ðôi (Binary stars), khi một trong hai sao này rơi xuống sao kia, bùng nổ lên, và trở nên sáng chói hơn.
Organic Molecule: Phân tử Căn bản. Trước kia, những Phân tử căn bản là Glucose và Protein, bây giờ là DNA.
P.A.M Dira: (1902-1984) Vật lý gia người Anh viết về thuyết Phản Vật chất. Ông khám phá ra Phản hạt hay Hạt đối ứng (Antiparticle) của Electron là Positron. Khoa học từ đó dần dần khám phá ra rằng cứ một hạt lại có một Phản hạt, vì vậy mà có khái niệm về Phản vật chất, rồi suy rộng ra cho thế giới Phản vật chất.
Parsec: Một Parsec bằng 3.258 quang niên hay 1,918 x 10 lũy thừa 13 dặm. Trên Parsec có Kiloparsec (bằng 1,000 Parsecs), và Megaparsec bằng 1,000 Kiloparsecs.
Particle: Phân tử, Lượng tử, Hạt tử, hay Hạt. Không thể khám phá được hình tượng và đời sống hiện hữu của nó, mà chỉ nhận ra trong những phương trình toán học, hay hiệu lực của nó trong những phép tính về Năng lượng. Các khoa học gia đã khám phá ra trên 200 Hạt mà đa số đều là Hạt ảo hay Cực vi (*).
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc ngọc Pha.
Cách đây 2,500 năm Ðức Phật đã bác bỏ giả thuyết của một trường phái ngoại đạo cho rằng những Vi trần (Phân tử) này đã nhảy múa và kết hợp với nhau để tạo thành những chúng sanh.
Planetsimal: Vi thiên thể. Là những thành phần nhỏ bé kết hợp thành những Thiên thể, có đường kính từ vài thước đến vài cây số.
Photon: Quang tử. Lượng tử của ánh sáng có Khối lượng tồn tại cuối cùng bằng Không. một Photon nhiều khi chuyển hóa tách làm hai Lượng tử: Âm điện tử và Positron đôi khi lại chuyển hóa ngược lại thành một Photon(*) (Xin xem bài Quang Minh, Tiểu mục Cây Hồng Ngọc Làm Việc Ra Sao? Trang 310).
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Có bốn lực trong Thiên nhiên: Ðiện từ lực, Lực mạnh, Hấp lực, và Lực yếu. Những lực này liên kết những Hạt căn bản với nhau để tạo thành Nguyên tử. Mỗi lực đều có Hạt Boson riêng biệt. Boson là những Phân tử căn bản truyền tải lực giữa các Phân tử. Lực mà các hạt Bosons truyền tải Ðiện từ lực được gọi là Quang tử.
Plate techtonic: Bản kiến trúc (Ðịa tầng). Là những tiến trình di động và sụp đổ của những lớp vỏ Trái đất. Nó cũng giống như khi ta căng thẳng một sợi dây thun, căng mãi đến khi dây bung mạnh ra. Khi những lớp vỏ của Trái đất di chuyển ngược chiều, đá ở trong lòng đất từ tư biến dạng trôi đi, và bị áp lực dãn dài cho đến khi bị nứt ra.
Năm 1620, nhà Thiên nhiên học Francis Bacon báo cáo rằng bờ biển Ðông và Tây của Ðại Tây Dương có thể nối lại nhau và ăn khớp với nhau. Ông cho rằng Mỹ Châu đã có lần ở gần Âu Châu và Phi Châu.
Năm 1922, nhà Ðịa chất học Vật lý Alfred L. Wegeneir cho rằng những địa lục hiện thời là những mảnh bè trôi nổi của những địa lục nguyên thủy này.
Pluto: Diêm Vương Tinh. Hành tinh xa nhất trong Thái Dương Hệ, ở cách Mặt trời 39 đơn vị Thiên văn (39 Astronomical Units, hay 39 AUs). Các khoa học gia tính rằng Rìa Thái Dương Hệ (Helipause) ở cách xa từ 82 đến 13 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Hai phi thuyền Voyagers được phóng đi từ năm 1977. Voyager I đã bay được 52 AUs, và Voyager bay khỏi Mặt trời 40 AUs. Giả thử Rìa Thái Dương Hệ cách Mặt trời 100 AUs, hai phi thuyền này phải bay thêm 15 năm nữa mới đến Rìa Thái Dương Hệ.
Prenomition: Tiên tri, Trực giác. Ðiềm báo trước, trực giác thấy những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Có người thấy trước trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng. Ví dụ có người nằm mê thấy thân nhân chết, trúng số, hay đi du lịch nơi nào. Ðây là một Hiện tượng tâm linh thuộc loại Cảm quan Ðặc biệt (Extra Sensory Perception: ESP).
Psychokinesis: Ðiện não Di chuyển Vật chất: Ví dụ có người nhìn cái thìa hay cái chìa khóa khiến nó cong lại. Ta thường nghe nói ma gây nên tiếng động, đóng mở cửa, đánh đàn v.v... Ma là sương khói làm sao làm được những việc đó được? Kinh nghiệm cho thấy ma cũng có khả năng dùng ma lực của nó để tác động lên Vật chất được.
Pulsar: Sao Mạch. Có một vị Tiến sĩ dịch là Sao Phập Phồng vì ánh sáng của nó cứ phập phồng như mạch đập vậy. Ðây là một sao băng đặc, cấu tạo bằng Dương điện tử và Âm điện tử, và là tàn tích của một ngôi sao đã bùng nổ dữ dội gọi là Siêu sao (Super Nova).
Quantum Chromodynamics (QCD): Lượng tử Sắc động học, hay Nguyên lượng Sắc động học. Thuyết này cắt nghĩa đặc tính và cá tính của Quark. Nói một cách khác, thuyết này liên kết Quarks với Lực tích mầu (Color force). Nguyên lượng được căn cứ vào Nguyên lượng cơ học (Quantum mechanics), và Chromo trong Chromodynamics (Sắc động học) giữ vai trò của Sắc lực (Color force) *.
The Ultimate Theory of the Universe, Pram Nguyen.
 Quantium potential: Tiềm Nguyên lượng học. Hiện nay, một số khoa học gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc truyền tải tín hiệu bằng Phương pháp Toàn ký (Holographic), tức là phương pháp chụp hình ba chiều trong không gian. Phương pháp xử lý tín hiệu này được dựa vào thế Vector, hay còn được gọi là thế Tiềm Nguyên lượng học.
Theo phương pháp này, tín hiệu ánh sáng truyền đi sẽ không bị tán xạ trong môi trường, gần như độc lập với khoảng cách; do đó, sẽ không còn bị khoảng cách làm chậm trễ (*).
(*) Ngọc Quỳnh, trích trong tập Ðẳng Hương.
The Quantum Theory: Thuyết về Lượng tử, hay Lượng tử học. Ðây là lý thuyết căn bản về Thể chất và Năng lượng cùng việc Tương tác (Interaction) của chúng. Ví dụ:
                                        E = MC2
E (Năng lượng) = M (khối lượng) x C (Tốc độ ánh sáng bình phương).
Quasar: Sao Sáng chói. Quasar là ngôi sao già nhất, sáng chói nhất, và ở xa nhất trong vũ trụ. Sao Sáng chói ở cách xa Trái đất 14 tỉ quang niên, hay 82 ngàn tỉ dặm. Sao Quasar lớn bằng cả Thái Dương Hệ của chúng ta. Ánh sáng của nó phóng ra bằng ánh sáng của 1,000 Thiên hà, và mỗi Thiên hà có 100 tỉ ngôi sao.
Các Thiên Văn gia cho rằng Sao Sáng chói đã được hình thành gần các Hố đen (Blackholes), và ở trung tâm của các Thiên Hà, Hố đen là những vật lớn đến nổi Trọng trường của nó hút cả ánh sáng nữa.
Các khoa học gia ước tính Sao Sáng chói phải được hình thành cách đây 14 tỉ năm. Sao Sáng chói được phát hiện ngay ở dưới Chòm sao Ðại Hùng Tinh (Ursa Major).
Rad: Số đo phóng xạ tương đương với 12 lần rọi Quang tuyến X.
Radar: Do lối ghép mẫu tự của Radio Detecting And Ranging, tức là một phương pháp hay cụng cụ để phát hiện những Vật thể ở xa và xác định vị trí, thế tốc cùng những đặc tính khác của nó bằng cách phân tích những Sóng Vô tuyến có tần số cao từ bề mặt của những Vật thể dội lại (Xin xem thêm bài Quang Minh, tiểu mục Radar, trang 313).
Richard Friedman: Phương trình của P.A.M Dirac nói về sự Tương tác giữa Ánh sáng và Vật thể, và Friedman dùng phương trình riêng giải được. Thí dụ "Sự biến thiên Hằng số Ðiện môi Chân không của Vũ trụ Friedman" (Variation of vacuum permitivity of Friedman's universe). Friedman là vua giải phương trình.
Rem: Ðơn vị đo số lượng phóng xạ trong không khí hoặc những chất làm hại thân thể người ta. Một Milirem bằng 1/1,000 Rem, và một Microrem bằng 1/1,000,000 Rem.
S-A và A-V Nodes:  Núm điện S-A và A-V. Núm điện S-A nằm ở phía trên Tâm thất, và  Núm điện A-V nàm ở khoảng giữa bốn ngăn tim (hai Tâm thất và hai Tâm nhĩ). Núm điện S-A truyền xung điện xuống núm điện A-V, và Núm điện này truyền tiếp xung điện đến Bó dây điện (bundle of branches) chạy từ Núm điện A-V sang hai bên trái tim làm cho tim co bóp (Xin xem bài Quang Minh, trang 303).
South Celestial Pole: Nam cực Vũ trụ. Xin xem định nghĩa ở vần C.
Spin: Ðặc tính quay tự nội của Hạt, tức là những xung động (*) . Có hạt chỉ quay nửa vòng gọi là Nửa Ðộ Quay Tự Nội (Half Intergrated Spins), hay Spins Bán Nguyên Tự Nội.
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Subatomic Particle: Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử. Vật lý gia Murray Gell-Mann thuộc Caltec đã khám phá ra rằng Nguyên tử xưa nay được coi là đơn vị nhỏ nhất của một Vật thể lại được cấu tạo bằng những Hạt tử nhỏ nhiệm hơn nữa gọi là những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử.
Space tim: Không thời. "Einstein đã biến đổi khoa Vật lý bằng cách chứng minh rằng không gian và thời gian thật ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường, có thể dãn dài, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường.
Supernova: Siêu Sao. Siêu Sao là một hiện tượng thiên nhiên rất hiếm có. Nó là tàn tích của một ngôi sao vĩ đại – sau khi bùng nổ - đã tạo nên một Thiên thể sáng chói phát ra Năng lượng rất lớn.
Siêu Sao rất quan trọng vì nó giúp các khoa học gia đo được chiều dài của vũ trụ, và nghiên cứu việc tạo tác những thành phần hóa học. Có hai loại Siêu Sao: Một là do sự bùng nổ trong Lõi của một ngôi sao khiến nhiên liệu trong đó cháy hết. Loại thứ hai bị sức ép của Yếu lực nên thụt vô tâm điểm và tan vỡ.
Siêu Sao chiếu sáng được vài tuần rồi trở thành một Sao Neutron, hay một Hố đen. Một Thiên Hà chỉ cấu tạo một Siêu Sao trong vòng 50 năm.
Siêu Sao SN 1989 được phát hiện ở phía Ðông của Chòm Sao Hải Sư (Leo), và cách xa Trái đất 800 tỉ quang niên. Một Siêu Sao khác được phát hiện ở giữa Thiên Hà NGC 4948 là một ngôi sao đã cháy sáng và tàn lụi cách đây 65 triệu năm.
Super String: Thuyết Siêu Tơ Trời. Trường phái Tứ quái tuyên bố Thuyết của họ giải thích được tất cả sự vật. Thuyết này phối hợp các Lực mạnh, Lực yếu, Ðiện từ lực, và Trọng trường trong Vũ trụ. Họ cho rằng giả thuyết về Quarks của nhóm Murray Gell-Mann nói rằng Quarks và họ hàng của nó như Hadron, Meson, và Baryon không phải là những Phân tử căn bản (Elementary element) vì chúng còn bị hạn chế trong phạm vi Nguyên tử. Dưới Quarks còn có những Hạt nhỏ nhiệm và vi tế hơn nữa gọi là Siêu Tơ Trời và Tachyon, và chính những Hạt tử này mới là những Phân tử cơ bản cấu tạo Vật chất.
"Theo John Ellis, Thuyết Siêu Tơ Trời lúc khởi đầu cho rằng các Hạt trước đây coi như là những Hạt cơ bản – nghĩa là những điểm cực nhỏ, không tạo thành cấu trúc - thực ra chỉ là những bụng sóng vi tế như của dây đàn đang rung, di chuyển trong không trung ... với thuyết STT (Siêu Tơ Trời), hạt Quarks vẫn còn là đối tượng cần khai triển, nhưng chúng không phải là những Phân tử cơ bản. Ðộ lớn của nó chỉ bằng 10-33 cm, tức 1/1,000 của một tỉ tỉ hạt nhân ... Thuyết STT và thuyết Boostrap (Ðại ủng) quan niệm rằng không có hạt nào hay lực nào gọi là cơ bản cả ...(*)
(*) Việt Nam Siêu cách mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Standard Model: Mẫu chuẩn. Ấn định sự hiểu biết mới mẻ về Nguyên tử và cấu trúc của nó. Mẫu chuẩn rất có giá trị giúp chúng ta tập trung mọi sự hiểu biết về tính chất của thời gian, Vật thể, và vũ trụ.
Spectrum: Quang phổ. Là việc phân phối Năng lượng từ một nguồn sáng tỏa ra như một ngọn đèn, và được sắp xếp theo thứ tự của độ dài sóng.
Shower of Gamma Ray: Ðám Mưa Rào Tia Gamma. Tia Gamma từ Sao Neutron bắn đi theo đường thẳng vì nạp điện. Khi vào khí quyển và chạm phải những Nguyên tử khinh khí, Tia Gamma tạo nên những Âm điện tử, và Positron nạp điện. Xuống đến đất, những Phân tử này lại chạm phải những Nguyên tử khinh khí khác, tạo thêm nhiều Tia Gamma khác. Rồi những Tia này lại chạm phải những Nguyên tử khinh khí khác nữa và tạo thêm nhiều Âm điện tử ...
Việc tái tạo cứ tiếp diễn cho đến khi Ðám Mưa Rào Tia Gamma xuống đến mặt đất, và lúc đó có hàng ngàn Âm điện tử và Positron.
Những sự bùng cháy của Tia Gamma có thể là bằng chứng của thời gian Co Dãn(Time dilitation), và có thể do sự đụng độ giữa Hố đen và Sao Neutron (Xin xem thêm bài Quang Minh, Tiểu mục Tia Gamma, trang 305).
Time bending, Time dilitation: Thời gian Uốn cong, hay Thời Gian Co giãn. Vật lý gia Gregory benford thuộc UCI đề nghị tìm kiếm những Ðường hầm Thiên hà bẻ cong thời gian (Time bending tunnel), hay những Lổ sâu trong Không gian (Wormhole) khiến một phi hành gia bay trong đó chỉ mất 1-2 giây đồng hồ thay vì mất hàng triệu triệu quang niên nếu bay ở ngoài.
Thời gian Uốn cong , hay Thời gian Co dãn là Chiều thứ tư trong Vũ trụ được coi như là hậu quả của sự đụng độ giữa Hố đen và Sao neutron. Kích thước thời gian này trong các phương trình được tính với Ảo số "Căn -1". Xin quí vị đọc lại những dòng sau đây:
"Einstein đã biến đổi khoa Vật lý bằng cách chứng minh rằng không gian và thời gian chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường; có thể dãn dài, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường".
Theory of the basic nature of matter: Thuyết về Tính chất căn bản của Vật thể. Thuyết của Gell Mann cho rằng Lõi của một hạt Nguyên tử được cấu tạo bằng ba Phân tử căn bản như Proton, Neutron, và Quarks.
Theory of Symmetries of Subatomic Particle: Thuyết Ðối Xứng của những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên Tử. Theo Einstein, Vật là bóng gương của Vật khác. "Trong Vật lý học, đối xứng có một ý nghĩa rất chính xác. Một phương trình có tính cách đối xứng khi giá trị của nó vẫn giữ nguyên mặc dầu các Phân tử của nó bị tráo qua đổi lại (*) ..."
(*) Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Top Quark: Quark Ðỉnh, hay Cực Vi Ðỉnh. Theo Nguyên Lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics – QCD), Quark có ba loại Tích mầu (Color charge): Ðỏ, Xanh, và Xanh dương, và còn được chia ra làm sáu vẻ (hay loại như Trên, Dưới, Ðẹp, Kỳ lạ, Ðỉnh, và Ðáy).
Ngày 3-3-195, Phòng Gia Tốc Quốc Gia Fermi loan báo đã tách rời Quark Ðỉnh ra khỏi sáu Quarks nói trên mà họ cho là một trong những viên gạch cuối cùng xây dựng Vật chất.
Ultrasound hay Ultrasonic Sound: Siêu Âm. Là kỹ thuật dùng Siêu Âm để chữa bệnh trong Y học. Siêu Âm này là âm thanh thuộc những băng tần quá cao – cao đến 20,000 chu kỳ trong một giây đồng hồ - khiến tai người không bắt được.
Ultraviolet: Tia Cực Tím. Thuộc Tầm bức xạ có Ðộ dài sóng khoảng 4,000 Angtroms (1 Angstrom bằng 1 phần 10 triệu của 1mm).
Vacuum Polarization: Chân không Sinh Diệt, hay Chân không Diệu hữu. Thuyết của P.A.M Dirac (1902-1984). Vật lý học Lượng tử cho biết ba hạt Proton, Phản Proton, và Pion bất thần hiện ra trong Chân không, không phải là Phủ nhận (Negation), hay hư vô hóa (Neantiser). Trong Chân không có vô số các hạt, dù là những Hạt ảo. Phải chăng đó là Hạt chân không? ...". *
Việt Nam Siêu Cách Mệnh của cụ Mạc Ngọc Pha.
Vernal Equinox: Xuân phân. Vòng quay của Mặt trời cắt vòng quay của Xích đạo Vũ trụ nên một khuynh độ bằng 23.5. Khi chạy vòng, Mặt trời tạo nên thởi điểm bốn ngày đầu tiên của bốn mùa trong năm như sau:
Xuân phân (Vernal equinox): 21 tháng 3
Hạ chí (Autumn soltice): 22 tháng 6
Thu phân (Autumn equinox): 23 tháng 9
Ðông chí (Winter soltice) 23 tháng 12.
Voids: Khoảng không, Trống rỗng, Hư không, Không có Vật chất.
Wave Function: Hàm số Ảo. Wave không phải là sóng. Hàm số này nằm trong Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics). Ví dụ không thấy được Neutron, người ta dùng hàm số Ảo này như là một hình thức xác suất, hay là Trị giá của một phương trình toán học. Dùng Hàm số Ảo để thay cho Electron vì không thấy được nó.
 
PHẦN 8: KINH SÁCH, BÀI BÁO, HÌNH ẢNH, VÀ BĂNG GIẢNG THAM KHẢO
Kinh    
A Di Ðà
A Di Ðà và Quán Vô Lượng Thọ
Bát Nhã Tâm kinh, Hòa thượng Thanh Từ và cụ Mai Thọ Truyền (2 cuốn riêng).
Cốt Tủy Ðạo Phật, Trúc Thiên dịch.
Duy Ma Cật, Thích Huệ Hưng dịch.
Duy Ma Cật Giảng Giải, Hòa thượng Thanh Từ.
Ðại Bát Niết Bàn, H.T. Thích Trí Tịnh dịch.
Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật.
Ðại Tập, Phụ Lục Nguyên Tử, Cố H.T. Thích Thiện Thanh.
Ðịa Tạng, H.T. Trí Tịnh dịch
Hiền Ngu, T. Trung Quán dịch
Hoa Nghiêm, H.T. T. Trí Tịnh dịch.
Lăng Nghiêm, Ðại đức T. Chơn Giám.
Lăng Già Tâm Ấn, H.T. Thanh Từ dịch.
Ma Ha Bát Nhã, H.T.T. Trí Tịnh dịch.
Na Do Tiên Tỳ Kheo, Ðoàn Trung Còn đề tựa.
Pháp Bửu Ðàn Kinh, H.T.T . Từ Quang.
Pháp Cú, T. Trí Ðức dịch.
Pháp Hoa, H.T.T Trí Tịnh dịch.
Trường A Hàm, Thích Thiện Siêu.
Tại Gia Bồ Tát Giới, Ðại Giới Ðàn Huệ Quang.
 
Sách Truyện
Cực Tịnh Sanh Ðộng, H.T. Huyền Tôn.
Ðường Về Cực Lạc, H.T.T. Trí Tịnh dịch.
Duy Thức Nhập Môn, H.T.T. Thiện Hoa.
Duy Thức Học, Tuệ Quang.
Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Ngiêm Xuân Hồng.
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện, cụ Nghiêm Xuân Hồng.
Lược Sử Phật Tổ Thích Ca, H.T.T. Giác Nhiên.
Phương Pháp Và Quá Trình Tu Chứng Của Bồ Tát Quán Thế Âm, Giáo sư Trầm Gia Trinh.
Tây Phương Du Ký, Tủ sách Phổ Môn.
Thất Chơn Nhơn Quả, Lâm Xương Quang.
Thế Giới Quan Phật Giáo, T. Mật Thể.
Truyện Cổ Phật Giáo, Thích Pháp Siêu.
Tông Phái Ðạo Phật, Ðoàn Trung Còn.
Vấn Ðề Nhận Thức Trong Duy Thức Học, H.T.T. Nhất Hạnh.
Nền tảng của đạo Phật và Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.
 
Băng Giảng
28 băng giảng kinh Lăng Nghiêm của Hòa thượng Thích Thanh Từ.
10 băng giảng Yếu Chỉ Thiền Tông, H.T.T. Thanh Từ.
1 băng giảng Hoa Sen Trong Bùn, H.T.T. Thanh Từ.
1 băng giảng cho Người Già Bịnh, H.T.T. Thanh Từ.
12 băng giảng kinh Lăng Nghiêm của cụ Nghiêm Xuân Hồng.
10 băng giảng Tổ Sư Thiền, H.T.T. Duy Lực.
50 băng giảng kinh Duy Ma Cật, H.T.T. Từ Thông.
4 băng giảng Pháp Môn Tịnh Ðộ, TT. T. Quảng Thiệp.
26 băng giảng kinh Duy Ma Cật, Sư Cô Như Thủy.
11 băng giảng kinh Pháp Cú, Sư Cô Như Thủy.
9 băng giảng kinh Kim Cang, Sư Cô Như Thủy.
9 băng giảng về các đề tài khác nhau, Sư Cô Như Thủy.
3 băng giảng Tổng Kết Pháp Hoa kinh, Pháp Sư Huyền Ðạt.
1 băng giảng Tử Thư và Ðời Sống Bên kia Cửa Tử.
 
Bài Báo
Một người Việt ở Thái Lan có khả năng kỳ lạ: Ði trên lửa và than hồng, quên ghi xuất xứ.
Khuôn Mẫu Toàn Ký, Giáo sư Trần Chung Ngọc.
Khi Cái Cây Bị Chặt Sẽ Phát Ra Tiếng Kêu, Thời báo.
Những Nền Văn Minh Trong Vũ Trụ, báo Mới.
Hình vẽ
Báo Phật Môn của Cộng đồng Nhật Bản (đã đóng cửa).
We have tried our best in obtaining a permission to reprint the pictures of Bhuddha (page122) and Kwan Yin (page-222) from the Butsumon Buddhist Newspaper.
Unfortunately, the Butsumon had already been closed and the person in charge moved to another state.
We beg apology to the owners of these pictures for not having been able to contact you to ask for a permission.
Your tolerance and compassion expressed in this matter is deemed necessary for us in the promotion of Buddism.
Gratefully acknowledgement is made to the follwing for permission to stranlate in full, in parts, or rewrite in Vietnamese previously published material:
The Associated Press:
Budha's birthplace pinpointed, 2-7-1996.
More collective suicides predicted, 12-30-1995.
Computer in eyes could let blind see, 10-5-1995.
Scientists: Baby born of egg that didn' t wait for sperms, 9-29-1995.
Study: Generic roots go back 270,000 years, 5-26-1995.
Telescope in Australia to begin search for extraterrestrials, 1-28-1995.
Now, Element 110, 11-19-1994.
Researchers forecast new ways to reverse or treat blindness, 4-27-1993.
Scientist say Top Quarks no longer a theory, -3-1994.
Evidence boots ET theory, 12-16-1993.
NASA experts say planets might orbit stars in the Milky Way, 6-12-1992.
Dental data provide bridge to man' s origin, 11-23-1991.
Object detected near stars are believed to be planets, 8-4-1988.
Technology paves way for pregnancy, pitfalls, 10-28-1990.
Research on Electromagnetism urged, 6-19-1989.
Reprint by Permission of the Associated Press.
Dr. Andrew McMahon, Molecular Biology of the Cell, Harvard University:
Shaping the embryo, 1-15-1994. Permission granted.
The Boston Globe:
Hubble telescope opens door of the galatic nursery, 11-3-1995.
Genius, yes, don't let him near a car, 5-18-1994.
Huge wall of galaxy discovered, 11-17-1989.
Reprinted Courtesy of the Boston Globe.
Chicago Tribune:
Icy quest for the origin of time, 5-11-1996.
Permission granted by Mr. William Muller, the author.
Encyclopaedia of Britiannica:
Microbiology, P.101, Supersymmetry theory and Supersymmetry, P. 401-402, Book 8.
Time, Time dilation, and Time reversal, P. 478-480, Book 11.
Reprint by Permission of Encyclopeadia Briatannica Inc.
Grolier Incorporated:
Atoms: P. 483-484, 486&488, Book 1. From the New Book of Knowledge, 1996 Edition. Copyright 1966 by Grolier Incorporated. Reprinted by Grolier permission.
Knight ridder Tribune:
Myster from outer space: What are Gamma ray burst? 5-8-1995.
Hubble telescope deepens space mysteries, 12-30-1994.
The missing lik, 12-30-1994.
Science link, 1-23-1994.
Making sense of sound, 5-27-1993.
NASA readies ambitious research for intelligent life beyond earth, 10-11-1992.
Reprint with permission of Knight Ridder/Tribune News Service.
The McGraw Hill Companies:
Neutrino, P.636-637, Book 11. Author: Charles Baltay.
Copyright dated October 1987, by McGraw Hill Companies. Material is reproduced with permission of the McGraw Hill Companies.
The New York Times:
Planets found that might support life, scientists say, 1-18-1996.
Suddenly, cosmic sprouts more stars, 1-16-1996.
Virgin birth rate! Only in mamals, 12-8-1995.
A technique of speaking of the mind, 3-7-1995.
Evidence discovered for Top Quarks, 4-26-1994.
Gene controlling early embryo development found, 1-14-1994.
Gamma ray discovery may boost Einstein theory, 1-14-1994.
Reports of earth' s demise may be greatly exagerated, 12-4-1992.
New evidence suggests other planetery system, 1-8-1992.
Sense of smell comes from 1,000 genes in the nose, 4-5-1991.
New satellite finds evidence about origin of the universe, 1-14-1990.
Continents of galaxies found in universe, 1-12-1990.
Three types of matters in universe, rival scientist teams confirm, 9-14-1989.
Copyright (c) by the New York Times Co. Reprint by Permission.
Parade:
What a laser can and (cannot) do, 2-13-1996.
Permission granted by Mr. Earl. Ubell, the author.
Reuter:
Electric radiation poses dangers to millions, 10-5-1995.
Photos put new focus on Hubble, 8-1990.
Reprint with Reuter permission.
The Seatle Daily Times:
Lay physicist offers offbeat theory of collapsing universe, 9-2-1994.
Copyright (c) 1994, Seatle Times Co. Used by permission.
San Francisco Chronicle:
Stars offer clues to future of universe, 11-14-1992. (c) San Francisco Chronicle. Reprint by Permission.
 
 
 
PHẦN 9
Book cover: The Eta Carinae Nebula. "Image Copyright Aura Inc./NOA O/NSF.# 1016.
F 1 / P 175: Hubble Galaxy Gallery, Space Telescope Science Institude (STSI).
F 2 / P 176: Spiral Galaxy M81, NGC 3031. National Optical Astronomy Observatories, NOAO. # 2107.
F 3 / P 177: "The Southern Pinwheel" Galxy M 83, NGC 4535 in the Hydra Constellation. NOAO. # 4017.
F 4 / P 178: Whirpool Galaxy M51, NGC 5194. "UCO/Lick Obsservatory photo/image". # S12.
F 5 / P 179: Cartwheel Galaxy, STSI.
F 6 / P 180: Gaseous Pillars M16. STSI.
F 7 / P 181: The Orion Nebula. STSI.
F 8 / P 182: Coma Cluster of Galaxies, NGC 4881.
F 9 / P 183: Gravitational Lens. STSI.
F 10 / P 184: Cat' s Eye Nebula – STSI.
F 11 / P 185: The Orion Nebula M42. NASA.
F 12 / P 186: The Crab Nebula – AURA Inc./NOAO/NSF".
F 13 / P 187: M32, satelite of Andromeda M31 – Public dormain.
F 14 / P 188: Changes in Eta Carinae. STSI.
F 15 / P 189: Giant Spiral Galaxy M101. NASA.
F 16 / P 190: Center of Andromeda Galaxy M31. NASA.
F 17 / P 137: Neucleus of Globuar Cluster 47 Tucanae. STSI.
F 18 / P 229: Nucleus of Globular Star Cluster 47 Tucanae. STSI. 
                                                                     
HÀO QUANG (AURA)
Theo kinh điển Phật Ðà, thân căn của chúng ta và vạn hữu đều được dệt bằng Quang minh (Radiation) nên đều tỏa ra quang minh. Vì được thăng hoa, quang minh của người sáng rỡ hơn quang minh của súc vật và thảo mộc. Trong loài người, quang minh của những bậc đắc đạo rực rỡ hơn quang minh của kẻ phàm phu. Ðối với chư Phật và chư vị Bồ Tát, quang minh của các Ngài là thứ quang minh biến chiếu, nghĩa là soi sáng khắp nơi.
Quang minh ở đây có thể hiểu là Năng lượng (Energy), và Ðiện từ trường (Electromagnetism) bởi vì Tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động nhờ Ðiện từ. Albert Einstein nói về Vật chất là Năng lượng, và công thức E = MC2 của ông đã chứng minh hùng hồn về thuyết quang minh của nhà Phật là đúng. Vậy chư Phật là gì?
"Là tạng quang minh
Là thần thông biến hóa tràn đầy thế gian."
Cách đây mấy ngàn năm, một tu sĩ có thần nhãn đã nhận thấy những tia quang minh tỏa trên đầu người ta. Hồi đó, chẳng ai tin việc này.
Ngày này, Công ty The Progen đã sưu tầm Hệ Thống Chụp Hình Hào Quang (Aura Imaging System), và chế tạoMáy Chụp Hình Hào Quang 6000. Chụp xong, một bản Ðiện toán (Computer print out) sẽ giải đoán những mầu sắc phản ảnh tình cảm và bệnh tật của quí vị.
"MỖI TÂM NIỆM LÀ MỘT HÌNH TƯỚNG"
Trong cuốn Lăng Nghiêm Ảnh Hiện, trang 7, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã thuật lời của Ðức Di Lặc như sau:
"Trong một dàn chỉ (1) có 32 ngàn ức niệm, mỗi niệm là một hình tướng. Nếu người nào có thể bớt đi một niệm thì tức là bớt đi một hình tướng; và đối với người đó, có thể hẹn ngày thanh tịnh được ..."
Tôi không rõ Ðức Di lặc nói cách đây bao nhiêu thế kỷ. Nhưng vào khoảng năm 1970, báo Time Light ở Bỉ tường thuật rằng một số nhà nghiên cứu đã chụp được những hình ảnh hiện trên đầu người ta. Thoạt đầu, họ đưa cho một người được thí nghiệm xem kỹ tấm hình Tháp Eiffel ở bên Pháp. Người này tập trung tư tưởng và ghi nhớ hình ảnh của tháp này. Sau đó, tấm hình chụp được cho thấy hình của Tháp Eiffel hiện trên đầu người này.
QUÁN TƯỞNG
Kinh A Di Ðà, và kinh Quán Vô Lượng Thọ đã dạy về 16 phương pháp quán tưởng. Hành giả, đạt đến những định cao thì quán nước thấy nước, quán lửa thấy lửa, quán vàng thấy vàng ... Kinh Lăng Nghiêm kể chuyện Nguyệt Quang Ðồng Tử ngồi quán nước khiến nước dâng lên trong căn phòng. Có ba phép quán:
1/ Vô Biểu Sắc: tức là chẳng thấy gì cả như mắt thịt của chúng ta.
2/ Ðịnh quả sắc: chỉ người quán mới thấy.
3/ Diệu quả sắc: không những người ngồi quán thấy mà người ngoài cũng thấy.
Ðó là trường hợp của Nguyệt Quang Ðồng Tử.
Trong Kinh Thánh có nói đến những Thiên thần có cánh và hào quang. Kinh Phật cũng dạy rằng chư Phật  và chư vị Bồ Tát đều có những vầng hào quang sáng rỡ. Kinh Ðịa tạng và nhất là kinh Hoa Nghiêm đã nói rất nhiều về việc Ðức Phật phóng quang.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học, các nhà sưu tầm đã chế tạo được những máy ảnh có thể chụp được hào quang và tâm niệm của chúng ta mà với mắt thường chúng ta không tài nào thấy được. Sỡ dĩ chúng ta không thấy, nghe, hay biết như các Thiên Thần, chư Phật, và chư vị Bồ Tát là vì giác quan của chúng ta bị hạn chế bởi những định luật Lý Hóa Sinh. Ví dụ, ta không thấy xa ngàn dặm mà chỉ thấy đến chân trời. Tai ta không nghe được những Âm tần (Acoustic fequencies) cao quá 20,000 chu kỳ/giây. Trái lại, những con vật sau đây lại có những giác quan nhạy bén gấp ngàn lần giác quan của chúng ta:
1. Trong đêm tối, khi rình mồi, mắt cọp thấy được những sóng màu phát ra từ cơ thể con mồi. Tuồng như mắt nó có một thứ linh kiện gì đó khiến có thể biến đổi Sóng đồng dạng (Analogue) thành Sóng đôi (Digital) khiến cọp thấy rõ con mồi. Mãi đến nay, hãng Sony mới chế được loại Máy chụp hình Sóng đôi (Digital Camera). Máy này chụp được 90 tấm mà không cần cuộn phim bởi vì linh kiện của máy có thể biến đổi Sóng đồng dạng thành Sóng đôi như mắt con cọp vậy.
2. Chó săn của Cảnh sát Mỹ có thể ngửi được 1 phần tỉ của một gram ma túy.
3. Những loài dơi khi săn mồi ban đêm, đã phóng ra những Siêu Âm để định vị trí con mồi. Con trai út tôi đã thí nghiệm bằng cách tung lên trời một vài hòn đá cách xa đàn dơi khoảng 100 thước. Tức thì đàn dơi đua nhau phóng đến chụp lấy những hòn đá đó vì tưởng là con mồi. Siêu âm là căn bản của Hệ thống dò tàu ngầm (Sonar) và những máy phát hiện tim, phổi, thận, tử cung ... trong cơ thể người ta mà các nhà thương gọi tắt là Máy Siêu âm.
4. Có một loại bướm cái nhỏ tí cũng phát ra Siêu âm khiến những con đực ở cách xa vài dặm bắt được Siêu âm đó và bay đến.
5. Một số nhà Thần kinh và Phân tâm học Nga Sô đã làm những cuộc thí nghiệm như sau: Họ để thỏ con ở Mạc Tư Khoa và đưa thỏ mẹ đến tận Tây Bá Lợi Á (Siberia). Họ đánh đập thỏ con tàn nhẫn. Thỏ mẹ bỗng tỏ ra rất đau đớn và khổ sở vì những xúc cảm của nó đã được các máy tối tân ghi nhận.
Cũng vậy, hai cha con ở hai tiểu bang khác nhau. Sau khi đứa con bị đụng xe chết, người cha máy mắt, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên. Vài phút sau điện thoại reo và người cha biết con mình đã tử nạn.
Trong hai trường hợp trên, thỏ con và người con đã trải một tấm thảm quang minh tâm thức đến thỏ mẹ và người cha.
Vì vậy, mà Albert Einstein đã nói "Thượng Ðế không chơi trò tứ sắc với vũ trụ" (God doesn' t play dice with the Universe) (3). Tôi xin đổi lại như sau "Khoa học không thể chơi tứ sắc với Thượng Ðế và Trời Phật".
Nếu cứ ngồi lẩm cẩm kể những chuyện nói trên thì viết cả một pho sách cũng không hết. Một số người nói rằng chỉ khi nào chính mắt họ thấy những điều lạ thì họ mới tin. Thử hỏi có ai thấy điện không mà ai cũng tin có điện? Chẳng ai thấy ma mà tại sao người nào cũng sợ ma?
Ðiện và một số sự vật trong vũ trụ đều có Song tính là Thể và Dụng. Người ta chỉ thấy được Thể của điện nhờ Dụng, nghĩa là điện làm đèn sáng, bàn ủi nóng, và cách quạt quay v.v...  
*
Những thí nghiệm kể trên đã chứng tỏ rằng ngoài âm thanh, hình ảnh nào cũng để lại trong môi trường không gian tùy theo điều kiện môi sinh vì trong đó có một chất thuốc ảnh tên là Akasha có thể ghi lại những hình ảnh cùng mọi diễn biến của thời gian.(4)
Trong kinh Phật đã nói đến Nguyệt Kính Ðài tương tự như máy Video của chúng ta ngày nay. Những kẻ gian phạm tội ác ở dương thế, khi chối tội sẽ được Nguyệt Kính Ðài chiếu lại những tội ác của hắn để hắn hết đường chối cãi.
Cách đây mấy chục năm, tôi đã đọc một bài báo nói rằng một nạn nhân quá sợ hãi khi bị giết một cách thê thảm, đã ghi lại hình ảnh của tên sát nhân vào Võng mô (Retina); khiến sau đó, điều tra viên đã chụp lại được hình ảnh tên sát nhân. Lúc đó, chính tôi cũng cho là một chuyện huyền thoại. Bây giờ, một số ngân hàng đã bắt đầu xử dụng loại Ðồng Tử Nhận Diện Kế (Iris Identification for ATM). Máy này dùng Ðồng tử, hay Con ngươi của con người phối hợp vói Linh kiện của Máy Vi tính để Mã số tất cả những dữ kiện liên can đến nhân dạng của thân chủ để sau đó nhận dạng thân chủ mỗi khi rút tiền.
Trở lại tấm hình hào quang của tôi, tôi xin thưa rằng một phàm phu như tôi mới tu được trên mười năm – mà tu một cách không nghiêm chỉnh – cũng đã có hào quang đẹp đẽ huống chi là những bậc đạo cao đức trọng, những bậc đắc đạo, những Thiên thần của đạo Kitô cùng chư Phật và chư vị Bồ Tát của đạo Phật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng kinh Phật đâu có nói những điều hư vọng? chúng ta không tin chỉ vì chúng ta nhìn sự vật bằng đôi mắt thịt, không biết rằng đạo Phật rất cao siêu, đã đi trước khoa học cả mấy chục thế kỷ.
(1) Cái khảy móng tay.
(2) Xin xem bài "Sáu căn hổ tương, trang 312".
(3) God doesn' t play with the Universe – Albert Einstein
(4) "Những Bí Ẩn Sau Cõi Chết" của Ðoàn Văn Thông.



Tác giả bài viết: Minh Giác Nguyễn Học Tài
Nguồn tin: www.quangduc.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 508
  • Khách viếng thăm: 491
  • Máy chủ tìm kiếm: 17
  • Hôm nay: 127249
  • Tháng hiện tại: 2142427
  • Tổng lượt truy cập: 91034000
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012