Câu chuyện của tác phẩm Hương Sen

Đăng lúc: Thứ năm - 27/02/2014 07:01 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Tôi chẳng biết tác giả bài hát này là ai, tôi cứ đi tìm người giữ bản hòa âm phối khí này để có mà hát cho vui hoặc biểu diễn vài chương trình cho có bài mới. Nhưng khi bắt đầu tập bài hát này thì tôi thấy rằng tôi cần phải liên hệ gấp với tác gi, vì rõ ràng đây là bài hát được viết với sự nghiên cứu dày công và có sức bật lớn trong tình hình nhạc Phật giáo hiện tại. Tôi cần phải hiểu rõ tác giả này và cần phải nói với ông rằng tôi cảm ơn ông rất nhiều. Khi liên hệ với tác giả thì tôi có những điều bất ngờ thú vị. Điều đầu tiên tôi ấn tượng là sự trẻ trung và sự mới mẻ của ông, cũng là một người rất nghiêm túc trong công việc sáng tác của mình nên mới có sự tìm hiểu Đạo Phật rất kỹ từ các vị Thầy và Sư ở Thành phố Huế.

Đây là câu chuyện của tác phẩm Hương Sen mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn

Năm ngoái, khi tôi bắt đầu nghĩ rằng mình phải phụng sự Đạo Pháp bằng chính năng lực của mình, tôi đã tình nguyện tham gia các chương trình ca nhạc của Các Chùa và của Thành hội PHật Giáo Đà Nẵng. Khi bắt đầu tìm bài để hát thì tôi gặp phải một trở ngại lớn đó là các tác phẩm thuộc về Phật giáo rất nhiều nhưng thật sự không nhiều tác phẩm để phù hợp với chất giọng và phong cách âm nhạc của mình. Sau khi đã dùng hết những bài có thể như Bông Hồng Cài Áo, Mẹ Từ Bi, Đêm Pháp Hoa ... thì tôi thấy rằng mình đã bị bế tắc. Lúc đó, thời gian để tìm bài và suy nghĩ cũng chiếm khá lâu, thì lúc ấy có một anh Thanh Nhân cũng là Phật tử và cũng là ca sĩ của đoàn nghệ thuật Quảng Bình mới chia sẻ với tôi rằng "Để anh cho chú nghe bài này hay lắm", thế là anh ấy bật điện thoại lên cho tôi nghe bài hát, khi những câu Chú Đại Bi được hát lên trong tác phẩm thì tôi thấy rằng đây là bài hát của mình và mình cần phải hát bài này, bởi vì nó phù hợp với tôi một cách kỳ lạ. Vậy là Thanh Nhân đã gửi cho tôi bài hát để tôi nghiên cứu - đó là bài hát Kinh Chiều.

Tôi chẳng biết tác giả bài hát này là ai, tôi cứ đi tìm người giữ bản hòa âm phối khí này để có mà hát  cho vui hoặc biểu diễn vài chương trình cho có bài mới. Nhưng khi bắt đầu tập bài hát này thì tôi thấy rằng tôi cần phải liên hệ gấp với tác giả, vì rõ ràng đây là bài hát được viết với sự nghiên cứu dày công và có sức bật lớn trong tình hình nhạc Phật Giáo hiện tại. Tôi cần phải hiểu rõ tác giả này và cần phải nói với ông rằng tôi cảm ơn ông rất nhiều. Khi liên hệ với tác giả thì tôi có những điều bất ngờ thú vị. Điều đầu tiên tôi ấn tượng là sự trẻ trung và sự mới mẻ của ông,  cũng là một người rất nghiêm túc trong công việc sáng tác của mình nên mới có sự tìm hiểu Đạo Phật rất kỹ từ các vị Thầy và Sư ở Thành phố Huế.

Khi tác phẩm ra đời, Nhạc sĩ Dương Cầm đã hòa âm phối khí bài này đầu tiên và rõ ràng đó là bản ghi âm đầu tiên của tôi về bài hát Kinh Chiều. Đó là lý do tôi không bao giờ ghi âm lại bài hát này với bản phối đầu tiên, bởi vì tôi muốn giữ những điều đơn sơ nhất, những điều đầu tiên tôi cảm nhận về tác phẩm và cũng là những cảm xúc đầu tiên của tôi về dòng nhạc Phật mà lại Sang đến như vậy. Sau khi nghe bản ghi âm của tôi, tác giả gửi tiếp cho tôi bản phối thứ hai do nhạc sĩ Hoàng Anh hòa âm và có nhắn một câu "Em hãy thử sức với bản phối mới này". Tôi rất hạnh phúc khi nhận được email đó và bắt đầu nghiên cứu bản phối mới. Đến đoạn này là tôi xác định rằng tôi phải làm điều gì đó cho Kinh Chiều. Tôi đã bị thu phục ngay từ những khuông nhạc đầu tiên với câu chú Omani Padmehum và tiếng mõ lệch nhịp.

Vậy là tôi đã gắn bó với tác phẩm Kinh Chiều với bản phối mới này và cũng kể từ đó tôi đã biết có người hòa âm phối khí rất hay mà tôi cần ghi nhớ để còn liên hệ sau này đó là nhạc sĩ Hoàng Anh. Có vẻ vẫn chưa vào vấn đề chính của bài hát Hương Sen nhỉ? Nhưng các bạn cứ thong thả vì bài hát nó đến với ca sĩ như định mệnh và việc đọc những dòng chữ này cũng như là một cái duyên với nhau vì tôi biết bạn cũng là người yêu mến Phật Pháp. Sau khi phải lòng với bài hát Kinh Chiều tôi mới tâm sự với tác giả rằng tôi muốn làm một Album nhạc Phật giáo nhưng số bài để biểu diễn và để phù hợp rất hiếm cho nên hiện nay vẫn chưa đủ bài. Nhạc sĩ chỉ cười và hai ngày sau, nhạc sĩ Phạm Phước Nghĩa đã gọi điện nói rằng Bài Hương Sen viết tặng riêng cho bạn và đã hoàn thành và hi vọng bạn yêu mến nó.

Tôi kiểm tra email và bắt đầu đọc 2 khuông nhạc đầu tiên để kiểm tra chất nhạc thì thấy rằng đúng như tôi mong muốn và bắt đầu in ra để vỡ bài. Ngay khi vỡ bài là tôi đã biết được tôi nên xử lý thế nào để làm cho bài này trở nên đúng như tác giả muốn và có thể cho giọng mình có đất biểu diễn hay chất liệu đưa vào bài thế nào cho phù hợp và chừng mực. Sau đó, tôi cứ để bài hát ở đó và tiếp tục trình diễn, ghi hình, dự thi ... với tác phẩm Kinh Chiều và đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía khán thính giả.

Trước Giáng Sinh năm 2013, tôi đã ghi hình bài này tại Huế và đã nói chuyện với nhạc sĩ Phạm Phước Nghĩa. Ông bảo rằng tôi nên bắt đầu nghĩ về bài Hương Sen và gửi đi Hòa âm phối khí. Tôi đã quyết định ngay trong ngày hôm đó và gửi bài cho nhạc sĩ Hoàng Anh. Đối với nhạc sĩ Hoàng Anh thì không phải lúc nào gửi bài ông cũng nhận để phối nếu ông không thấy được sự thú vị hay cái chất của bài hát. Cuối cùng thì ông cũng đã nhận và bảo rằng cứ để nghiên cứu và tìm đường sao cho không bị trùng lắp với Kinh Chiều mà vẫn phải là tác phẩm xuất sắc. Tôi và nhạc sĩ Phạm Phước Nghĩa đã rất yên tâm khi Hoàng Anh nhận lời.

Gần đến Tết Nguyên Đán, mọi việc bắt đầu đổ dồn để chuẩn bị Tết thì nhận được điện thoại của nhạc sĩ Phạm Phước Nghĩa nói rằng phải ra Huế để nghe bản phối và góp ý để Hoàng Anh làm bản Final. Tôi đã cứ thế mà chạy ra Huế và hẹn gặp nhau. Sau khi hội ngộ nhau trong chiếc ô tô của Hoàng Anh chạy từ Quảng Trị vào Huế thì tôi thấy có cảm giác như một phi vụ áp phe rất nghiêm trọng của những bố già. Tôi nói đùa với hai nhạc sĩ là hẹn nhau nghe bản phối mà như đang bàn chuyện làm ăn gì rất ghê gớm vì ai cũng đeo kính đen ngồi rất chỉnh tề trong trang phục Suits. Sau khi tôi lên xe thì cái âm thanh đầu tiên tôi nghe là tiếng mõ và khánh vang lên, đoạn đầu tiên được nối bằng một chuỗi âm thanh trong sáng của khánh đồng và những nhạc cụ khác mà tôi không biết tên. Khi đến cao trào thì trống định âm cùng với loại trống thường dùng trong dàn nhạc của Kitaro được hòa với nhau làm tôi mường tượng ra được cách hát và cách phối thêm Vocal vào sao cho bài hát vừa thanh thoát, vừa quyến rũ và vừa thể hiện được chất giọng của mình. Vậy là bài hát đã đi được 2/3 quãng đường lịch sử của nó. Tôi bảo với tác giả và Hoàng Anh rằng đến bây giờ các anh hết việc rồi, việc còn lại là của em nhé. Tất cả đều vui vẻ và chia tay nhau để chờ đợi sự hoàn thành của tác phẩm. Sau tết Nguyên Đán, mọi việc đã trở lại vị trí của nó và tác Phẩm Hương Sen cũng đã hoàn thành với phần ghi âm, Mix và Master của Lê Bảo Studio. Đển đoạn này thì các bạn cũng đã biết được kết quả của nó. Vậy hãy thưởng thức tác phẩm sau khi câu chuyện dài dòng này.



 
Tác giả bài viết: Ca sĩ Ngọc Quân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 491
  • Khách viếng thăm: 480
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 41432
  • Tháng hiện tại: 2849575
  • Tổng lượt truy cập: 88654178
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012