ĐĐ.Thích Hương Sơn thuyết giảng khóa tu “Một ngày an lạc” lần thứ 2 tại NPĐ Sơn Nguyên

Đăng lúc: Thứ hai - 30/04/2018 02:47 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Sáng ngày 30-4, tại Niệm Phật đường Sơn Nguyên, đường Giải Phóng A So, tổ 3, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đã tổ chức khóa tu “Một ngày an lạc” lần thứ 2 đến đồng bào Phật tử các giới.
Quang lâm chứng minh và hướng dẫn khóa tu có Đại đức Thích Hương Sơn, Chánh Thư ký BTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện A Lưới; Ni sư Thích Nữ Diệu Trung, Phó Ban Trị sự; Sư cô Thích Nữ Thuần Tánh, Ủy viên Ban Trị sự cùng quý Đạo hữu tham dự khóa tu.
 
Trước khi nghe thời pháp quý Đạo hữu Phật tử được Đại đức Chánh Thư ký truyền Bát quan trai giới và phổ biến các Phật sự sắp đến của Giáo hội huyện nhà thiết thực cúng dường Tuần lễ Phật đản PL.2562, quý Đạo hữu tích cực tham gia các công tác Phật sự trong mùa Phật đản để dâng lên cúng dường ngày Đản sanh của đức Phật. Trong thời thuyết giảng, Đại đức đã chia sẻ tại Đạo tràng đề tài "ý nghĩa bài kinh Tứ Diệu Đế" mà Đức Phật thuyết giảng đầu tiên tại Lộc uyển. Sau khi đức Phật thành đạo, ngài đã thuyết giảng bài kinh ‘Tứ Diệu Đế’ và về sau ngài cũng thường giảng lại bài kinh đó. Vậy ý nghĩa của bài kinh như thế nào? Ý nghĩa của bài pháp Tứ Đế, mà đức Phật lặp lại nhiều lần trong suốt cuộc sống của ngài cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bài pháp Tứ Đế nói về bốn chân lý của bậc Thánh, gọi chung bốn Đế là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

* Sự thật đầu tiên là nói về sự đau khổ của kiếp người. Con người từ khi trẻ cho đến lúc già, dù là lứa tuổi nào hoặc ba, bốn chục tuổi hoặc bảy, tám chục tuổi thậm chí cho đến chín mươi, một trăm tuổi đều chịu khổ nhiều hơn là vui. Sự vui thú ở trên thế gian rất ít ỏi và trôi qua mau chóng. Tất cả đều rất mong manh tạm bợ, cho nên tiếp theo sau cái vui đó là vô số sự khổ đau, lo lắng, phiền não chất chồng. Khổ đau luôn là một sự thật chân lý ở cả về mặt thời gian lẫn không gian, dù có trải qua bao nhiêu nă nữa, nó vẫn không hề thay đổi.

Sự khổ của con người được đức Phật chia ra làm tám loại như sau:

- Khổ về sinh: Khi vừa sinh ra con người đã khóc mà không hề cười để báo hiệu cho sự khổ đã sẵn ở trước mắt. Kế đến là khổ do phải vất vả mưu sinh kiếm sống. Người nghèo khổ đã đành, mà người giàu nhiều tiền bạc của cải lại cũng không thể hết khổ vì lo lắng, tính toán ăn ngủ không yên.

- Khổ về già: ngày xưa lúc còn trẻ thì có rất nhiều người đón đưa, chìu  chuộng, tôn sùng ái mộ, nhưng đến lúc già yếu, dung nhan héo úa, chẳng còn ai muốn ngó ngàng. Các ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh nổi tiếng một thời người ta ca tụng, vỗ tay hâm mộ, mà bây giờ chỉ còn là ‘hoa tàn liễu úa’, phải giấu mình nơi vắng vẻ, không còn ai nhớ tới. Kiếp người thật đáng thương xót làm sao!

- Khổ về bệnh tật: không đợi già mới bệnh, mà ngay lúc còn trẻ cũng đã có bệnh rồi. Bệnh tật luôn nằm ẩn bên trong cơ thể, chỉ chờ dịp là bộc phát ra bên ngoài, cho đến các tai nạn giao thông, rủi ro trong lao động.v.v…Đến khi tuổi cao sức yếu thì càng có thêm nhiều bệnh như: tai điếc, mắt mờ, chân rung, gối mỏi, tứ chi đau nhức hoặc các loại bệnh truyền nhiễm như ung thư, viêm gan siêu vi, Aids, H5N1.v.v…càng khiến con người càng khốn khổ nhiều hơn nữa.

- Khổ về chết: sự phân ly của Tứ đại lúc lâm chung, đau đớn bức bách chẳng khác cái khổ nào nơi thế gian có thể so sánh. Cộng thêm sự luyến tiếc nhớ nhung đối với tài sản, vợ con…càng làm cho cái khổ tăng thêm rất nhiều lần.

- Khổ về yêu thương mà phải xa lìa: Không những người yêu thươngcho đến chồng vợ, anh em, bà con, quyến thuộc luôn bị thống khổ vì phải chia lìa, ngăn cách, khiến cho sự nhờ thương càng da diết.

- Khổ về oán ghét, thù hận mà phải gặp gỡ: Ngược lại, những người mà mình chẳng ưa thích cho đến kẻ thù địch, muốn tránh mặt mà cứ phải đụng mặt nhau, khiến cho tâm trạng bực tức, hận thù không nguôi.

- Khổ về cầu mong mà không được toại nguyện:  thích chiếc xe đẹp, một cái áo hàng hiệu, một đôi giày model, một cái điện thoại cảm ứng.v.v...nhưng mong cầu mãi mà vẫn không được. Hoặc buồn khổ vì lỡ một dịp đi chơi hoặc một bữa tiệc ở nhà hàng sang trọng. Bao nhiêu việc mơ ước, mà không có được mấy việc thành tựu cho nên khổ đau mãi.

- Khổ về thân ngũ ấm lẫy lừng: năm ấm không điều hòa với nhau, hôm qua lửa hơi nhiều thì bị nóng sốt, hôm nay nước dâng cao thì sổ mũi, ngày mai gió vô nhiều thì cạo gió, uống thuốc thêm.v.v...đủ các thứ khó chịu xảy ra ở nơi cái thân này, gọi chung là tám cái khổ.

* Sự thật thứ hai là nói về nguyên nhân sinh ra đau khổ: Nguyên nhân từ đâu sinh ra các đau khổ? Không phải tại ông Trời hay Phật ban phước giáng họa làm chúng ta khổ, mà o tâm mê lầm vô minh, không thấy được lẽ thật, cho nên đã tham đắm từ vật chất cho đến tiền tài, danh vọng. Dù được rồi cũng chưa vừa lòng, mà càng muốn thêm không được nhiều hơn nữa, cho nên sân si, phiền não càng nhiều và đau khổ càng tăng. Tóm lại, nguyên nhân chính của đau khổ là do ‘ba con rắn độc’ tham, sân, si ẩn sâu trong tâm chi phối này làm cội gốc.

* Sự thật thứ ba là nói về cảnh giới an lạc sau khi chấm dứt hết mọi khổ đau: Cảnh giới chấm dứt đau khổ chính là niết bàn, an lạc là sự thật mà đức Phật và các bậc Thánh nhân đã chứng đắc.

* Sự thật thứ tư là phương pháp, con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ đó: Muốn đạt tới cảnh giới đó đức Phật đã chỉ ra một con đường, đó là ba mươi bảy phẩm trợ đạo và rất nhiều pháp môn phương tiện, nhưng chính yếu là việc phá bỏ bức màn vô minh mê lầm, trở về tâm an định sáng suốt, trí huệ đầy đủ. Việc quan trọng nhất là sự tỉnh thức trong giây phút hiện tại theo từng hơi thở với danh hiệu Phật: “Hít vào A Di; Thở ra Đà Phật”, thấy rõ mạng sống này rất mong manh chỉ tồn tại trong một hơi thở. Thường nhớ điều này là phá dẹp tâm si mê tham muốn, tiêu diệt được sân hận phiền não, làm cho trí tuệ sáng tỏ chỉ trong một hơi thở. Đó là phương pháp ‘Một hơi thở phá vỡ vô minh’, là con đường dẫn đến an vui niết bàn vĩnh viễn.

Trên đây là bốn sự thật cốt lõi, là chân lý không bao giờ thay đổi mà đức Phật thường giảng nói trong suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa độ sinh.

Chùm ảnh khóa tu lần 2:
 

Ban Nghi lễ cung thỉnh Đại đức Chánh Thư ký kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện A Lưới quang lâm.



Đại đức Thích Hương Sơn niêm hương bạch Phật





Khóa lễ sám hối











Truyền giới Bát Quan trai









Chia sẻ pháp thoại





Lễ Quá đường























Kinh hành niệm Phật













Phát gạo hằng tháng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn







Phát cháo tại bệnh viện










Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 248
  • Khách viếng thăm: 236
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 81311
  • Tháng hiện tại: 2800892
  • Tổng lượt truy cập: 88605495
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012