Hành thập thiện cho đời tươi sáng

Đăng lúc: Chủ nhật - 23/02/2020 22:41 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hành thập thiện nghĩa là sống theo mười điều thiện gồm: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận, có chánh kiến.

 
Trong bài sám của khóa lễ Tịnh độ mà chư Tăng và các Phật tử thực hành vào mỗi buổi chiều tối, có ba câu nói về đời sống “tươi sáng” hay “quang đãng” của người Phật tử và hệ quả tốt lành của đời sống ấy. Đó là “Hành thập thiện cho đời tươi sáng; Bỏ việc ác để đời quang đãng; Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân”.
 
Ba câu sám văn cốt yếu khuyên nhắc mọi người sống bỏ ác làm lành để cho cuộc đời được tươi sáng và trong sạch với kết quả là đem phúc lành đến cho mọi nguời, mọi loài. Hành thập thiện nghĩa là sống theo mười điều thiện gồm: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận, có chánh kiến. Bỏ việc ác tức là từ bỏ mười điều ác gồm: sát sanh, lấy của không cho, ta hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến. Người Phật tử tin tưởng vào lời Phật dạy, quyết tâm bỏ ác làm lành, nên có đời sống tươi sáng và trong sạch, từ bên trong ra bên ngoài, từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Vị ấy “tươi sáng” vì vị ấy sống theo mười thiện pháp. Vị ấy “quang đãng” vì vị ấy rũ sạch mười ác nghiệp. Khi một người có đời sống tươi sáng và quang đãng như vậy thì mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của vị ấy đều nhất nhất thanh tịnh, hiền thiện và do đó được xem là người sống mang phúc lành đến cho mọi người, mọi loài. Kinh Phật (Kinh Nguồn nước công Đức, Tăng Chi Bộ) gọi nếp sống như vậy là “đại bố thí", nghĩa là “đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh”.
 
Thế nào là “Hành thập thiện cho đời tươi sáng”, "Bỏ việc ác để đời quang đãng”? Căch thức thực hiện nếp sống cao đẹp, đáng mong ước, đáng nỗ lực theo đuổi và khuyến khích như vậy được trình bày rõ ràng và chi tiết qua các đoạn kinh sau đây, do Đức Phật giảng dạy cho vị Thôn trưởng có tên Asibandhakaputta (Kinh Vở ốc, Tương Ưng Bộ):
 
“Này Thôn trưởng, người đệ tử đặt lòng tin tưởng vào Như Lai, vị ấy suy tư như sau:
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sát sanh và nói‘Chớ có sát sanh’. Nay ta có sát hại như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ sát sanh. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ sát sanh. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích lấy của không cho và nói: ‘Chớ có lấy của không cho’. Nay ta có lấy của không cho như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ lấy của không cho. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ lấy của không cho. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sống tà hạnh trong các dục”.“Nay ta có tà hạnh trong các dục như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ là hạnh trong các dục. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tà hạnh trong các dục. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kíchnói láo”.“Nay ta có nói láo như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói láo. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói láo. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích nói hai lưỡi”. “Nay ta có nói hai lưỡi như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa". Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói hai lưỡi. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói hai lưỡi. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chí trích, công kích nói lời độc ác”. “ Nay ta có nói lời độc ác như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói lời độc ác. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói lời độc ác. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua. "
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích nói lời phù phiếm”. “Nay ta có nói lời phù phiếm như thế này, hay như thế kìa. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ nói lời phù phiếm. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ nói lời phù phiếm. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích tham dục”. “Nay ta có tham dục như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ tham dục. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tham dục. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua.
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích sân hận”. “Nay ta có sân hận nhưthếnày, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ sân hận. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ sân hận. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua. “
 
“Thế Tôn dùng nhiều phương tiện chỉ trích, công kích tà kiến”. “Nay ta có tà kiến như thế này, hay như thế kia. Như vậy là không nên, như vậy là không tốt. Và do duyên ấy, ta có thể hối hận. Ác nghiệp này ta làm, nay sẽ không làm nữa”. Người ấy do suy tư như vậy, liền từ bỏ tà kiến. Và trong tương lai, người ấy đình chỉ tà kiến. Như vậy, ác nghiệp ấy được vượt qua..
 
Như vậy, do đoạn tận sát sanh, người ấy trở thành người không sát sanh. Do đoạn tận lấy của không cho, người ấy trở thành người không lấy của không cho. Do đoạn tận sống tà hạnh trong các dục, người ấy trở thành người không sống là hạnh trong các dục. Do đoạn tận nói láo, người ấy trở thành người từ bỏ nói láo. Do đoạn tận nói hai lưỡi, người ấy trở thành người từ bỏ nói hai lưỡi. Do đoạn tận nói lời độc ác, người ấy trở thành người từ bỏ nói lời độc ác. Do đoạn tận nói lời phù phiếm, người ấy trở thành người tử bỏ nói lời phù phiếm. Do đoạn tận tham, người ấy trở thành người không có tham lam. Do đoạn tận sân, người ấy trở thành người không có sân tâm. Do đoạn tận tà kiến, người ấy trở thành người theo chánh kiến."
 
 
Tác giả bài viết: Nguyên Mỹ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 271
  • Khách viếng thăm: 265
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 88562
  • Tháng hiện tại: 2823042
  • Tổng lượt truy cập: 88627645
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012