Những chiêu lừa gạt đáng nể tại chùa Bà núi Sam

Đăng lúc: Thứ hai - 29/04/2013 21:50 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Những ngày này, có hàng ngàn khách thập phương đến chùa Bà núi Sam (Châu Đốc, tỉnh An Giang) tham quan, tế lễ. Do lượng khách đông đảo tập trung cùng lúc nên kéo theo nhiều hệ tệ nạn xã hội như móc túi, lừa gạt, ăn xin giả dạng, chèo kéo hành khách.

Trước cổng chùa Bà, có nhiều cò lảng vảng lôi kéo, mời chào du khách “thuê heo quay không?”, “trái cây tươi giá rẻ”, "cúng gạo mấy kí-lô cho chùa chị bán cho"...

Một khách vừa bước đi vào cổng tức thì có một phụ nữ chạy vội theo cầm túi nhỏ bao đỏ dấm dúi vào tay, kèm lời nói “lấy lộc nè”. Nghe câu nói ngọt, hành khách chưa kịp định thần, theo quán tính vội đưa tay cầm lấy “lộc”, thì người bán “lộc” nói tiếp “tùy lòng hảo tâm”. 

Không nỡ từ chối tấm lòng tốt của người bán “lộc”, hành khách lấy tiền trả cho, nghĩ là lộc trời cho nên lấy tờ 10.000 đồng trả cho người này. Thấy hành khách trả tiền như vậy, người phụ nữ bán “lộc” quay ngắt lại với thái độ gay gắt kèm theo những lời nói nặng nhẹ, thô tục, không hài lòng.

“Lộc” là những mẩu vật cúng tượng trưng hay các tờ giấy bạc lẻ mệnh giá nhỏ từ 200 - 500 đồng, được xếp đủ kiểu hình dáng bỏ trong túi nhựa nhỏ hay bao lì xì đỏ.

Lễ vật cúng Bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng kí-lô hoặc con heo nguyên. Sau khi cúng vái xong thì heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo.

1
Hàng ngàn du khách đến cùng lúc khiến tình hình an ninh trật tự căng thẳng tại chùa Bà núi Sam. Ảnh: Phan Cường

Giá thuê một con heo quay dao động từ 500.000 đồng đến trên 1 triệu đồng, tùy con lớn nhỏ.

"Việc làm này có còn ý nghĩa hay không? Làm như vậy chẳn khác nào lừa gạt chính mình, kể cả người bán lẫn người mua? Vấn đề tâm linh đã được chuyển sang vấn đề mua bán, thuê mướn" - ông Nguyễn Bảo Trùng Dương (quận 11, TP.HCM) nói.

Trái cây cũng không nằm ngoài chiêu thức làm ăn của nhóm người lừa đảo. Nhiều du khách bị gạt khi mua trái cây bên ngoài, nhìn vào thấy bắt mắt, giá cả chấp nhận được tuy nhiên sau khi mang ra xẻ thì bên trong héo, hư toàn bộ.

1
Ghi tên họ những người đã mất, mua đồ cúng vỉa hè giá vài trăm ngàn đồng. 
Ảnh: Phan Cường 

Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra. Hầu hết ăn xin giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà nhiều người không hay biết.

Để phòng ngừa những trường hợp nói trên, ban tổ chức chùa có nhiều phương án như phát loa kêu gọi cảnh báo, treo bảng chữ khuyến cáo, đội ngũ bảo vệ chùa cũng được tăng cường, giám sát, hướng dẫn du khách.  

“Ngoài lực lượng bảo vệ chùa, trong những ngày cuối tuần, lễ lớn đều có lực lượng công an địa phương phối hợp, đặc biệt là lực lượng cảnh sát hình sự công an tỉnh. Tuy nhiên do lượng người quá đông nên vẫn có những trường hợp mất cắp xảy ra” – Bảo vệ chùa Bà cho biết.

1
Mua nhầm trái cây héo với giá không hề rẻ. Phan Cường 

Có nhóm đối tượng bị bắt quả tang không phải là dân địa phương mà là những nơi khác đến khiến tình an ninh trật tự phức tạp, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

“Nhiều đối tượng trộm cắp ăn mặc bảnh bao, lịch sự, sang trọng nhìn vào dễ nhầm tưởng là người đàng hoàng nên nhiều người mất cảnh giác, đây chính là yếu điểm mà bọn chúng ra tay hành động" - Bảo vệ nói thêm.

Điều đáng nói, giá vé 15.000 đồng/người khi vào cổng chùa Bà cũng khiến nhiều du khách bức xúc. Gía thuê bãi xe ô tô, giá thuê phòng, đồ ăn thức uống nơi đây bán giá cao khiến du khách phản ứng.

1
Nạn ăn xin giả dạng nằm lăn lê, bò lết trước cổng chùa. Ảnh: Phan Cường

Từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ được tổ chức trang trọng theo lối cổ truyền, phần Hội cũng được tổ chức trọng thể hàng năm.

 
Ngày hội chính là ngày 25. Các lễ chính gồm:

- Lễ "tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
- Lễ "thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
- Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là "Lễ xây chầu" mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng) .
- Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
- Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Theo Phan Cường - VTC

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 749
  • Khách viếng thăm: 740
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 51900
  • Tháng hiện tại: 2860043
  • Tổng lượt truy cập: 88664646
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012