Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII cần quan tâm đến "Hộ pháp"

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/11/2012 07:07 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hộ pháp là một nhiệm vụ được đặt ra với tứ chúng Phật giáo ngay từ thời Đức Phật còn tại thế. Khởi đầu, hộ pháp là trách nhiệm đặc biệt đối với chúng tại gia, bao hàm việc cúng dường, hỗ trợ, chăm lo việc tu học đối với giới xuất gia.
Đại hội lần thứ VI

Đại hội lần thứ VI

Việc Đại hội Đại biểu Toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm đến trách nhiệm hộ pháp, đưa nội dung hộ pháp vào văn kiện Đại hội là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách

Hộ pháp là một nhiệm vụ được đặt ra với tứ chúng Phật giáo ngay từ thời Đức Phật còn tại thế. Khởi đầu, hộ pháp là trách nhiệm đặc biệt đối với chúng tại gia, bao hàm việc cúng dường, hỗ trợ, chăm lo việc tu học đối với giới xuất gia.

Tuy nhiên, khía cạnh bảo vệ, giữ gìn chánh pháp, không để bị làm xâm phạm, tổn hại cũng rất được đề cao. Trong Phật giáo Bắc Tông có khái niệm “Hộ pháp chư tôn Bồ Tát”. Ảnh tượng Đức Hộ Pháp được thờ trong chùa, in trên kinh…

Còn ở Phật giáo Nam tông, chư thiện thần được coi là có trách nhiệm hộ trì Phật pháp, giữ gìn sự trường tồn của Phật pháp. Về cơ bản, không khác là bao so với Phật giáo Bắc Tông. Điều này luôn được nhắc nhở, truyền tụng.

Bối cảnh hóa đạo của Phật giáo Việt Nam chúng ta trong những năm gần đây buộc Tăng Ni Phật tử Việt Nam phải lưu ý nhiều hơn đến trách nhiệm hộ pháp, theo nghĩa giữ gìn, bảo vệ chánh pháp trường tồn, phát triển, không để bị xâm hại, làm thương tổn.

Hiện tượng cải đạo, làm giảm sút tín đồ Phật giáo, hiện tượng xúc phạm, bài xích, công kích Phật giáo đã ngày trở nên nhiều hơn, với nhiều dạng thức tinh vi hơn, táo tợn hơn, hiện tượng sư giả, lợi dụng Phật giáo lừa đảo tiền của bá tánh gây tổn hại đến hình ảnh Phật giáo ngày một diễn ra ngang nhiên hơn…

Tất cả những điều đó khiến cho Phật giáo Việt Nam chúng ta phải có sự quan tâm nhiều hơn, thích đáng hơn đối với nhiệm vụ hộ pháp, có những biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn để bảo vệ Đạo pháp, hạn chế mọi sự xâm hại đối với Phật giáo dưới mọi hình thức.

Vì vậy, thiết tưởng, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc tại Hà Nội sắp tới đây, vấn đề hộ pháp cần phải được đưa vào chương trình nghị sự, cần sự tập trung quan tâm thảo luận của các đại biểu, đề ra ra được các hoạt động hộ pháp hữu hiệu, đưa nội dung hộ pháp vào các văn kiện của Đại hội, xem hộ pháp là một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh hoằng pháp, bước đầu hướng tới việc tổ chức đơn vị phụ trách các hoạt động hộ pháp.

Cụ thể, các hiện tượng xâm phạm, làm tổn hại Phật giáo dưới nhiều hình thức, các nỗ lực bảo vệ đạo pháp của Giáo hội (như đã ban hành các văn bản phản đối các việc làm xúc phạm Phật giáo chẳng hạn) cần được ghi nhận trong Báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007 - 2012), những nỗ lực dự kiến đối với hoạt động hộ pháp nên được đưa vào chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017).

Trong tình hình hiện nay của Phật giáo Việt Nam, giữa lúc Phật giáo bị xâm phạm, làm tổn thương dưới nhiều hình thức, như cải đạo bằng mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép, giả danh mạo danh để trục lợi bằng những hoạt động phi pháp, tìm mọi cách bôi nhọ, bài xích, phỉ báng, đả kích, châm biếm Phật giáo… thì việc Đại hội Đại biểu Toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm đến trách nhiệm hộ pháp, đưa nội dung hộ pháp vào văn kiện Đại hội là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Nó có tác dụng tìm cách ngăn chận, hạn chế, đẩy lùi những biểu hiện xâm phạm, làm tổn hại đến Phật giáo Việt Nam.

Nếu ngược lại, vấn đề hộ pháp không được Đại hội Phật giáo toàn quốc quan tâm đúng mức, thì điều không tránh khỏi là tình trạng xâm phạm, làm tổn hại Phật giáo Việt Nam như đã thấy trong thời gian qua sẽ có môi trường, cơ hội để hoạt động mạnh hơn, gây nhiều thiệt hại nhiều hơn nữa cho Phật giáo Việt Nam.

Vì Phật giáo luôn gắn bó với đất nước. Nên việc bảo vệ Phật giáo trước sự xâm hại, bôi nhọ, công kích luôn cần tới sự hỗ trợ của người dân đông đảo và chính quyền.

Để có được sự hỗ trợ như thế, trước hết Phật giáo Việt Nam cần nhận thức đầy đủ được những nguy cơ, thách thức, đe dọa với chính mình, chính thức ghi nhận, công bố rộng rãi, nỗ lực tìm cách đối phó.

Có như vậy thì hoạt động hộ pháp của Phật giáo Việt Nam mới có kết quả tự thân, cũng như kêu gọi, vận động, tranh thủ được những sự giúp đỡ cần thiết đến từ bên ngoài.

 
Tác giả bài viết: Minh Thạnh
Nguồn tin: Phật tử Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 550
  • Khách viếng thăm: 492
  • Máy chủ tìm kiếm: 58
  • Hôm nay: 126780
  • Tháng hiện tại: 2216801
  • Tổng lượt truy cập: 91108374
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012