Hà Nội: Lợi dụng chức quyền, cho đấu thầu “đất ao chùa”

Đăng lúc: Thứ bảy - 13/07/2013 23:01 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Đất ao chùa hay còn gọi là “ao thương binh” có từ sau năm 1975, khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo các cụ thôn Nội Xá (xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) thì “ao thương binh” trước đây là một cái ruộng trũng.

Vào những năm 1976 -1977, trên địa bàn thôn có phong trào “làm gạch xây nhà” và người dân trong thôn đói kém, mới bảo nhau ra đào khu ruộng trũng đó, lấy đất lên để đóng gạch xây nhà.

Về sau “khu ruộng trũng” trở thành cái ao nông, ngóc ngách, có độ sâu khoảng 80cm (nhiều người dân trong thôn còn gọi đó là cái “thùng” hay “thùng đấu”).

Năm 1978, Ban Thương binh xã hội xin cái ao nông đó để cho những gia đình thương binh, liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng sử dụng. Khi đó, “ao nông” được chia cho hơn chục gia đình, mỗi gia đình một luống nhỏ để trồng rau muống.

1

Ao chùa

Từ đó về sau “ao nông” được gọi là “ao thương binh”. Năm 2002, ông Trưởng thôn Nguyễn Thế Vinh (làm từ năm 2001 đến 2004) thấy ao thương binh ô nhiễm và bị bỏ hoang, không ai trồng rau muống nữa. Thấy như vậy là lãng phí nên trưởng thôn Vinh đã cắt toàn bộ diện tích ao thương binh chuyển sang cho chùa Diên Phúc quản lý, trông nom. Khu đất “ao thương binh” trở thành khu đất ao của nhà chùa. 

Lợi dụng chức quyền, lừa gạt Nhà sư và Chi hội Người cao tuổi

Năm 2003, ông trưởng thôn Nguyễn Thế Vinh cấp sổ đỏ khu đất ao thương binh với diện tích 1.728m2 và giao khu đất này cho nhà chùa sử dụng. Đồng thời, thông báo cho chi hội người cao tuổi thôn Nội Xá được biết. Ngày 26/2/2004 sư Đàm Thanh về trụ trì chùa Diên Phúc và một tháng sau đó thì ông trưởng thôn Nguyễn Thế Vinh giao quyền sử dụng đất “ao thương binh” cho sư Đàm Thanh trước sự chứng kiến của ông Ngô Văn Tiên (nguyên Hội trưởng hội người cao tuổi) và các cụ Ngô Văn Thuần, Trần Công Chính, Trần Thị Tuyến, Trần Thị Loan, Trần Thị Hảo,…

1

Sư trụ trì

Đến năm 2005, trong khi nhà chùa cùng toàn dân đang kiến thiết xây dựng “tường bao quanh khu chùa, kè bờ vực, xây cổng và bắc cầu…”, kinh phí do các phật tử cùng các cụ trong làng công đức. Thì ông Phó Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn An, khi đó mới là trưởng thôn (giai đoạn 2005 - 2006), kiêm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp thôn Nội Xá (xã Vạn Thái) có nói với nhà chùa và các cụ thôn Nội Xá: “khu này để cho chúng tôi đấu thầu giúp các cụ, được tiền đó chúng tôi trả nhà chùa để nhà chùa kiến thiết”.

Còn bố đẻ của anh Trần Văn Toàn là ông Trần Văn An, khi thấy nhà chùa cho ông Nguyễn Văn Thụ (sinh năm 1940, nay đã mất- pv) trồng rau muống cũng đã bảo với nhà chùa và các cụ trong thôn rằng: “Các cụ mà cho trồng rau muống thế này thì biết bao giờ mới làm được con cầu bắc qua cái mố cầu bây giờ, biết bao giờ mới có cây cầu đi qua con đường kia. Thôi tốt nhất là cứ để chúng tôi đấu thầu để làm cái con đường đi, bắc con cầu đi qua” (nhà sư Thích Đàm Thanh cho biết). 

Khi cho đấu thầu đất ao chùa thì ông Nguyễn Văn An cho anh Trần Văn Toàn (là cháu ông) đấu thầu. Về thời gian, địa điểm, nội dung gói thầu thì nhà chùa, phật tử và dân làng không hay biết. Nhà sư Thích Đàm Thanh nói: “Ông Nguyễn Văn An hoàn toàn tự ý cho đấu thầu mảnh đất ở đây. Bên nhà chùa và các cụ trong làng đều không được biết. Ông chỉ đứng ngoài nói gióng với dân làng thôi, nói gióng với nhà chùa thôi”. Sau khi được ông An cho đấu thầu, anh Toàn đào ao sâu xuống 2 mét và mở rộng diện tích ao. 

Trong những năm từ 2005 đến nay đã được 9 năm mà nhà chùa, phật tử chưa nhận được bất cứ đồng nào như ông An đã nói. Bởi vậy nhà chùa và các cụ trong làng mới đi tìm hiểu về khu đất ao chùa (tức khu đất “ao thương binh”) và hợp đồng giữa ông An và anh Toàn, thì đã phát hiện ra trong hợp đồng đấu thầu khu đất “ao thương binh” mà ông Nguyễn Văn An đã kí cho anh Trần Văn Toàn (là cháu của ông) được sử dụng diện tích đó với thời hạn là 23 năm (từ năm 2005 đến 2027). Trong khi đó nhà chùa- người đang quản lý khu đất “ao thương binh” lại không được biết. Việc kí hợp đồng với thời hạn 23 năm chưa được sự nhất trí của nhà sư và các cụ trong thôn.

1

Chủ thầu không biết “ao thương binh” là thuộc quyền sở hữu của nhà chùa

Đến ngày 30/6/2013, nhà sư Thích Đàm Thanh cho mời anh Trần Văn Toàn (người được ông An cho đấu thầu đất ao chùa) về chùa để nói chuyện về việc nhà chùa và các cụ trong thôn muốn xin lại diện tích đất ao chùa thì anh Toàn trả lời khẳng khái rằng: “Tôi không đấu thầu với nhà chùa”; “tôi không kí với nhà chùa, không kí với các cụ. Còn đất của nhà chùa, của thôn hay của ai thì tôi không biết”. “Tôi kí với thôn thì chỉ kí với thôn thôi (ngụ ý là ông trưởng thôn Nguyễn Văn An - PV)”.

“Theo ý tôi thì cứ hợp đồng tôi làm thôi, hết hợp đồng tôi trả”. “Tôi không có liên quan với nhà chùa”. “Nếu nhà chùa muốn đòi thì thôn phải có trách nhiệm giải quyết, xử lý thôi”. “Địa bàn làm ăn thì có thế nói bây giờ nhà tôi cũng thoải mãi, không có sức để làm nữa rồi. Cái ao này hợp đồng đối với tôi còn rất dài. Những năm tháng đó là điều kiện kinh tế nó khó khăn, đất đai chưa mở rộng, tôi bỏ tiền tôi làm ở đây đấy chứ”. “Tôi nói thật, nếu cảnh quan nhà chùa làm thì tôi ủng hộ chứ không gây khó khăn gì”. 

Khi anh Toàn nói về việc xây dựng cái cống thoát nước quanh ao và đổ đất vào trong chùa từ năm 2005 đến nay thì anh Toàn đã chi phí hết khoảng 24 triệu, thì nhà sư Thích Đàm Thanh khẳng định rằng: Điều này nhà chùa không được biết và nhà chùa không điều động anh Toàn làm việc đó.

Anh Toàn cho biết thêm: “cách đây 6-7 tháng”, ông Phạm Xuân Hương trưởng thôn (làm từ năm 2007 đến nay) kí lại hợp đồng, “nhưng cũng không biết là bao giờ nữa”. Ngày xưa trưởng thôn (Nguyễn Văn An) kí cho anh là 23 năm. Nhưng bây giờ thấy không hợp lệ việc đó nên 5 năm sẽ kí lại một lần, bao giờ hết hợp đồng cũ (tức là hết 23 năm) mới thôi.

1

Việc kí lại hợp đồng mới 5 năm diễn ra như thế nào, khi nào thì nhà chùa và các cụ trong thôn không được biết. Đồng thời nhà chùa cũng chưa nhận được bất cứ một khoản tiền nào từ hợp đồng đó.

Đòi lại đất để xây dựng cảnh quan nhà chùa

Nói về diện tích đất ao chùa thì các cụ trong làng cho biết: Ông Nguyễn Văn An năm 2005, lợi dụng việc sư mới về và khi đó nhà sư còn ít tuổi (22 tuổi); đồng thời lợi dụng chức năng quyền hạn của mình tự ý cho cháu ông là anh Trần Văn Toàn đấu thầu. Việc cho đấu thầu như thế nào thì nhà chùa và các cụ không được biết.

Vì vậy, việc đòi lại đất ao chùa, nhà sư và các cụ trong làng sẽ đòi lại đất từ Phó Bí thư Đảng ủy xã là ông Nguyễn Văn An. 

Việc anh Toàn bảo thôn chỉ đạo anh trở đất vào kè vực trong chùa thì “nhà chùa và các cụ trong thôn không được biết” (sư Đàm Thanh). Còn việc anh Toàn bỏ tiền ra xây dựng cái mương xung quanh ao thì các cụ trong làng cho rằng: Trước cái cống nước trong làng chảy thẳng ra ao, rồi nước từ ao chảy ra vực. Bởi vậy để sử dụng được cái ao đó thì anh Toàn phải tự ngăn ao, đồng thời xây dựng một cái mương dẫn nước từ trong làng ra vực. 

Theo cụ Nguyễn Thị Soa (91 tuổi, người làng Nội Xá, trước làm thủ quỹ ở chùa) cho biết: “Ông An làm chủ nhiệm đã cho thằng cháu về đằng vợ thầu cái ao thương binh”. Khi được đấu thầu, anh Toàn cho máy xúc đào sâu và mở rộng ra, lấy đất đó để bán cho nhưng nơi cần đất lấp ao. Ao trước bé, nông và vuông; ao giờ sâu và rộng ra băng gần hai lần ao trước đây. 

Hiện nhà sư Thích Đàm Thanh trụ trì chùa Diên Phúc đã cùng với các phật tử, người cao tuổi thôn Nội Xá gửi đơn mong muốn các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và giải quyết để nhà chùa có thể lấy lại khu đất “ao thương binh” sử dụng vào việc xây dựng cảnh quan khuôn viên chùa được khang trang.

Theo kế hoạch của nhà chùa, ao sẽ được thả sen và làm một cây cầu bắc qua; đồng thời xây dựng một nhà sàn để cho nhân dân trong thôn đi làm đồng có chỗ nghỉ ngơi, trú nắng trú mưa.

Tin, ảnh: Văn Bình

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 412
  • Khách viếng thăm: 409
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 102191
  • Tháng hiện tại: 2910334
  • Tổng lượt truy cập: 88714937
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012