Những tiếng chuông cảnh tỉnh lại chính mình

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/10/2019 19:25 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Thật sự bây giờ tôi mới thấy được giá trị sâu sắc lời nói của những vị Cao Tăng Thạc Đức khi tiếp nhận người mới xin được xuât gia. Ngài nói rằng :” Bây giờ tạm thời tôi sẽ cho chú ở chùa làm công quả một thời gian. Khi nào tôi thấy chú phân biệt một cách tường tận giữa “ Trắng và Đen” khi đó tôi mới cạo tóc cho chú, thì lúc đó chú mới được gọi là người xuất gia. Nếu như một thời gian sau chú vẫn không phân biệt được “ Trắng và Đen” thì tôi sẽ trả chú về lại gia đình.”
Ở đây “Trắng và Đen” Ngài muốn nói đến là điều đầu tiên cần phải có của người xuất gia là phải phân biệt được “Thiện và Bất Thiện” đâu là việc nên làm của người xuất gia, đâu là việc của người thế tục. Chúng ta thấy được sự xuất gia cho một người thời đó rất là kỹ, cho nên người xuất gia thời đó không được nhiều như ngày nay.
 
Còn ngày nay có những tư tưởng của những vị Thầy, vì tâm nguyện độ tha nên nghĩ rằng: “tội cho họ, cứ xuất gia cho họ càng sớm càng tốt vì cho rằng họ tu được ngày nào hay ngày đó, họ tu chỉ một ngày nếu hoàn tục cũng có phước ngày đó vậy.”
 
Thật sự tư tưởng này không sai, nhưng chính vì tư tưởng này đã làm cho những ngoại đạo, những người không biết gì về Phật Pháp, những người không tin nhân quả….cũng được phần xuất gia. Rồi khi họ xuất gia, cạo đi mái tóc, khoác lên mình chiếc áo rồi bắt đầu “ mượn đạo tạo đời “.
 
Những thành phần bất hảo này đã làm cho Phật Pháp không kém phần ảnh hưởng đến uy tín Giáo Hội trong thời gian qua. Chính vì sự việc như thế, đã làm cho những tín đồ Phật Tử mới chập chững vào đạo có niềm tin Phật Pháp chưa vững đã bị lung lay, rồi thối chuyển. Điều đó vô cùng đáng tiếc, vì sao thế ?
 
Chúng ta hãy tự hỏi lấy lại chính mình: “Một con sâu có thể làm sầu nồi canh chăng?”
 
Chẳng lẽ hạt giống bồ đề mà chúng ta ươm mầm chăm sóc bấy lâu, dễ bị thối thác chỉ vì những thành phần như thế sao?
 
Chính vì Giáo Hội đã có những cánh cửa sơ hở đó, đã tạo cơ hội cho những thành phần ngoại đạo, bất hảo đó xuất gia. Đã vô tình tạo ra “Những con trùng trong thân sư tử “. Gần đây chúng ta đã thấy những vị Thầy nầy, Thầy kia…làm cho chúng ta ngạc nhiên, buồn….
 
Thật sự những vấn đề này thời Đức Phật còn tại thế cũng đã có những hạng ngoại đạo muốn phá hoại Phật Pháp, nên xúi giục người để được xuất gia làm Sa-môn. Sau khi làm Sa-môn thì họ làm tất cả những việc “hữu dư “ nhầm mục đích gieo vào trong tư tưởng của người dân là “ Đệ Tử Phật đã làm như thế này, như thế kia….”.
 
Khi Đức Phật biết được có những người như thế, Đức Phật đã họp Tăng Đoàn và tẩn xuất những người như thế. Ngay lúc đó Đức Phật đã dạy trong kinh tạng Nikaya.
 
Thế Tôn dạy: “Này các Tỷ kheo, biển lớn không chứa chấp xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên trên đất liền. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh, không phải Sa môn mà tự xưng Sa môn, không sống phạm hạnh, nội tâm hôi hám, chứa đầy tham dục. Chúng Tăng không sống chung với người ấy lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi chúng Tăng”. (ĐTKVN, Tiểu Bộ I, chương 5, phẩm Trưởng lão Sona, NXB TP.HCM 1999, tr.215)
 
Thật vậy, khi có xác chết ngoài biển khơi, những cơn sóng vỗ sẽ đưa xác ấy tấp vào bờ. Người làm những điều phá giới cũng vậy không thể tồn tại trong biển cả Phật Pháp.
 
Những người con Phật thấy được những điều như thế cần phải “Phản Quang Tự Kỷ” hãy tự soi chiếu lại chính mình. Dẫu biết rằng : “Phật Pháp bất ly thế gian”. Nhưng chúng ta phải luôn cảnh tỉnh lại chính mình “hòa đồng chứ đừng hòa tan“ đừng bao giờ bị lôi kéo bởi những thứ cám dỗ thường tình của thế gian mà đánh mất đi lý tưởng giác ngộ, giải thoát của chính mình.
 
Đối với người Phật Tử cần phải hiểu được Tứ Y trong đó có “ Y Pháp Bất Y Nhân.” Nghĩa là chúng ta học Phật nương tựa giáo, kinh điển mà Đức Phật đã để lại để chúng ta học, nghiên cứu và thực hành để mang lợi lạc cho tự thân. Vì giáo pháp đường lối mà Đức Phật đã để lại, đó chính là chân lý giác ngộ mà Đức Phật đã chứng ngộ. Đó chính là chân lý, là nền tảng vững chắc bất di bất dịch. Nếu như chúng ta không nương tựa vào giáo pháp mà lại nương tựa vào một vị Thầy nào đó. Nếu lỡ như vị đó làm sai điều gì, làm cho chúng ta thấy, hay chỉ nghe, rồi làm cho chúng ta suy sụp về tinh thần, làm cho Phật Pháp trong tâm chúng ta bị thối chuyển lung lay. Thì xác định rằng chúng ta đã đi lầm đường, tu tập sai đường lối của Chư Phật dạy vậy.
 
 
Tác giả bài viết: Trí Ngộ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 395
  • Khách viếng thăm: 392
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 61437
  • Tháng hiện tại: 1855312
  • Tổng lượt truy cập: 87659915
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012