Văn hóa - Đạo đức Phật giáo với người Tu sĩ

Đăng lúc: Thứ ba - 06/11/2012 02:24 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hình ảnh những hạt sạn của môi trường Phật giáo như: “Gốc tích hai nhà sư gây náo loạn showbiz, Lễ hội Halloween tại chùa Tịnh Nghiêm, Oai nghi người xuất gia để hết đâu rồi?, Ni sư đi trang điểm…” Tượng trưng một lối sống "tuỳ duyên buông thả" của một vài người tu sĩ trong thời hiện đại.
Văn hóa - Đạo đức Phật giáo với người Tu sĩ

Văn hóa - Đạo đức Phật giáo với người Tu sĩ

Văn Hóa - Đạo đức Phật Giáo là lối sống luôn mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Nó nêu bật vị trí quan trọng cao tột của con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt được giá trị đạo đức tối thượng (giải thoát) nếu như vị ấy có đủ ý chí và sự nỗ lực tự thân. Đặc biệt, Đạo đức Phật Giáo là lối sống cao thượng dạy con người ta phải noi theo tinh thần của các vị tiền bối, luôn trong một "trật tự nề nếp" khi tu học giới. Điều quan trọng nhất là luôn duy trì và giữ vững thân tâm mình được thanh tịnh, an lạc; chánh niệm tĩnh giác trong khi đi-đứng-nằm-ngồi-nói năng-cư xử ... một cách lịch thiệp, ôn hoà và nhã nhặn. Như vậy, ta đã biết tực hành giới một cách trọn vẹn. là một tu sĩ Phật giáo biết tu trì giới luật trọn vẹn của Phật. Đạo Phật chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc đời, mãi mãi là bông sen mang hương thơm đến cho đời và mọi người mà không bị tổn hại đến hương sen. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Vì vậy, hoa sen là một hình ảnh tượng trưng cho tinh thần nhập thế của Đạo Phật.
 

 
Đào tạo giáo dục Tăng Ni là một trong những nội dung được Chư tôn đức lãnh đạo giáo phẩm lãnh đạo quan tâm hàng đầu ngay sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập đến nay. Thời gian vừa qua trên một số trang mạng Xã hội có đăng tin, hình ảnh những hạt sạn của môi trường Phật giáo như: “Gốc tích hai nhà sư gây náo loạn showbiz, Lễ hội Halloween tại chùa Tịnh Nghiêm, Oai nghi người xuất gia để hết đâu rồi?, Ni sư đi trang điểm…”  Tượng trưng một lối sống "tuỳ duyên buông thả" của một vài người tu sĩ trong thời hiện đại.
 

 
 

 
 
 

Những hình ảnh như thế này không nên còn tái diễn (ảnh: sưu tầm Internet)

Gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hoá chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
 

Mong những “Con sâu làm rầu nồi canh” này không còn tái diễn lần nữa. Kính mong GHPGVN nên có biện pháp mạnh kiện toàn Tăng ni, Chùa, Tự viện để mang lại hình ảnh tôn nghiêm của Đức Phật, xiển dương Phật pháp, đáp ứng tín ngưỡng tâm linh và là chỗ dựa tinh thần của nhân dân Phật Tử Việt Nam. Tiến tới chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đang đến gần.
 
1

Theo: Hoàng Tuấn

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 224
  • Khách viếng thăm: 217
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 73391
  • Tháng hiện tại: 2769568
  • Tổng lượt truy cập: 91661141
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012