"Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng

Đăng lúc: Thứ tư - 05/12/2012 08:13 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
"Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng

"Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng

Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người bệnh.

Bài thuốc tác dụng đúp

Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng.  Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao.

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh thường gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng và khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt và tử vong.

Viêm dạ dày mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dày do bị kích thích gây tổn thương hoặc bị tổn thương do cọ xát, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định gây nên.

Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài thuốc gồm bốn vị chính là thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa nhân và mộc hương, mỗi vị 10g.Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: “Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói.

Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”.

Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng.

1
Bốn vị thuốc chính trong bài thuốc của ông Vân

Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu.

Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm.

“Bảo bối” gia truyền

Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”.

Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng.

1

Lương y Hoàng Thiên Vân

Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc thuốc uống nhằm phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền.

Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y duy nhất của làng.

“Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?.

Theo Khoa học & Đời sống, người bị viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc, còn nên: 1. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc;

2. Ăn những đồ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá;

3. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi, đúng giờ;

4. Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để tăng thêm dịch vị;

5. Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy…;

6. Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt;

7. Hạn chế dùng một số thuốc có corticoit, thuốc giảm đau…;

8. Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công.

Theo Quảng Thiên - PLVN


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 166
  • Khách viếng thăm: 148
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 29932
  • Tháng hiện tại: 2838075
  • Tổng lượt truy cập: 88642678
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012