Còn đó những tiếng rao đêm

Đăng lúc: Thứ tư - 03/09/2014 08:42 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Tôi nhớ cách đây mấy chục năm, khi gia đình tôi còn ở quận 5, cũng vào những đêm mưa, khi chị em tôi thèm một món ăn vặt nào đó mà lười ra phố, chỉ cần kiên nhẫn ngồi nhà đợi, thể nào một lát cũng có những người gánh hàng rong đi ngang. Trong số đó, tôi thích nhất tiếng rao…“Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?” của một cô bán chè. Chè đậu đen của cô rất ngon, ăn rất vừa miệng. Chẳng những thế, giọng rao của cô lảnh lót và rất ngọt ngào như những chén chè cô bán. Tôi ăn chè của cô riết rồi đâm ghiền luôn tiếng rao. Những hôm cô có việc về quê, tạm nghỉ bán, tôi thấy buồn buồn, trong lòng hình như thiếu thiếu một cái gì đó!
Một buổi tối cuối tuần Sài Gòn mưa tầm tã, tôi đang ngồi buồn nẩu ruột và bỗng dưng thèm “Giờ này mà có một chén chè đậu đen nấu nước dừa đường cát thì… hết ý!”. Nhưng thèm để bụng vậy thôi, chứ đã 10 giờ đêm mà trùm áo mưa, đạp xe ra phố tìm mua chè, chắc tôi không siêng làm chuyện này. 

Tôi nhớ cách đây mấy chục năm, khi gia đình tôi còn ở quận 5, cũng vào những đêm mưa, khi chị em tôi thèm một món ăn vặt nào đó mà lười ra phố, chỉ cần kiên nhẫn ngồi nhà đợi, thể nào một lát cũng có những người gánh hàng rong đi ngang. Trong số đó, tôi thích nhất tiếng rao…“Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?” của một cô bán chè. Chè đậu đen của cô rất ngon, ăn rất vừa miệng. Chẳng những thế, giọng rao của cô lảnh lót và rất ngọt ngào như những chén chè cô bán. Tôi ăn chè của cô riết rồi đâm ghiền luôn tiếng rao. Những hôm cô có việc về quê, tạm nghỉ bán, tôi thấy buồn buồn, trong lòng hình như thiếu thiếu một cái gì đó! 

Khác với tôi, hai bà chị lại ghiền hột vịt lộn của một chị bán hàng rong. Cứ khoảng 9 giờ tối, hai chị ra balcon đứng ngóng ngóng. Chỉ cần nghe từ phía đầu phố tiếng rao “Ai ăn hột vịt lộn hôn?” là cặp mắt của các chị tôi sáng rỡ. Chờ cho chị gánh hàng rong tới gần nhà, các chị kêu lớn “Vịt lộn!”, rồi đặt tiền vô trong giỏ đã cột sẵn dây, nhẹ nhàng thả xuống sân. Chị bán hàng căn cứ theo số tiền, nhanh nhẹn để trứng lộn, rau răm, muối tiêu, chanh, ớt… vào giỏ, rồi quang gánh lên vai, vừa đi vừa tiếp tục rao “Ai ăn hột vịt lộn hôn?”… 
 

 
Tôi để ý hình như các chị, các cô gánh hàng rong ngày xưa rất thích… “hôn”! Bằng chứng, thay vì rao “Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát không?” thì họ lại rao “Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?”. Từ “hôn” khi rao lên nghe ngọt ngào, êm ái hơn từ “không” nghe… hơi bị cộc lốc! Chứng tỏ người bán hàng rong xưa cũng rất “tâm lý”, ngay cả trong câu rao hàng. 

Nhưng chưa hẳn rao dài, có lớp có lang như chị bán hột vịt lộn và cô bán chè nói trên mới “chiêu dụ” được khách. Một khi cơn thèm về món ăn nào đó nổi dậy thì khách hàng sẵn sàng ủng hộ ngay chẳng cần biết người bán rao như thế nào. Tôi nhớ ba mẹ tôi lúc còn sống rất thích món chè mè đen của một chú bán hàng người Hoa tên chú Mẫn. Chú chỉ rao 3 từ “Chí mà phủ..ủ…” thôi, đã thu hút biết bao khách hàng, trong đó có ba mẹ tôi. Tuy rao chè mè đen nhưng trên xe của chú Mẫn lại có tới 3 loại chè: mè đen, đậu phụng, đậu xanh, ai thích loại gì mua loại đó. 

Một bà cụ bán hàng rong cũng có tiếng rao cực ngắn nhưng hàng của bà cũng bán rất chạy. Đêm đêm, bà đẩy chiếc xe đạp, phía yên sau là một bao nhựa to, vừa đi vừa rao “Bắp đây.. ây…”. Bà con trong khu phố thương tình bà đã cao tuổi còn đi bán vất vả như vậy nên rất ủng hộ sản phẩm bắp luộc nóng hổi vừa thổi vừa ăn của bà… 

Thời buổi kinh tế thị trường, các hàng ăn mọc lên như nấm, nhiều nơi tổ chức chợ đêm, trong đó có khu ẩm thực bán đủ các món ăn. Ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú nổi tiếng một khu phố gọi là “phố ăn uống” chuyên môn bán thức ăn thức uống vào ban đêm. Buổi tối, thèm món ăn gì cứ chịu khó đến đây là được thỏa mãn dạ dày ngay, từ cơm tấm, hủ tiếu, phở, chè, cháo đến sinh tố, bún măng, bún bò, bánh cuốn, bột chiên… không thiếu thứ gì. Thật phong phú!

Thế nhưng không phải ai cũng siêng đến các chợ đêm, các “phố ăn uống” nên những gánh hàng rong vẫn tồn tại theo thời gian, giúp người nghèo buôn bán kiếm sống qua ngày. Bên cạnh những tiếng rao mộc, những người bán hàng rong có điều kiện khá hơn một chút cũng đã “hiện đại hóa” việc rao hàng bằng cách thu tiếng rao vào băng, đĩa rồi phát lên đoạn băng đó ở những nơi họ đến bán. Điều này giúp cho họ giữ được phần nào sức khỏe trên những nẻo đường sinh nhai vì đỡ phải hụt hơi, khản giọng những khi trái gió trở trời. 

Nhưng nói gì thì nói, nghe một tiếng rao mộc bằng chính giọng của người bán hàng rong vẫn thấy sinh động hơn, thích hơn nghe qua ampli, loa; cũng như nghe một ca sĩ hát live bao giờ cũng khoái hơn nghe hát nhép hoặc nghe qua băng, đĩa. Cho nên đến bây giờ đầu đã hai thứ tóc, tôi vẫn bồi hồi khi thỉnh thoảng nghe một người gánh hàng rong nào đó cất tiếng rao trong đêm “Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?”. Nghe mà phát nhớ cô bán chè có giọng rao ngọt ngào, lảnh lót ngày xưa quá!!

 
Tác giả bài viết: Nguyễn Hải Thảo
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 474
  • Khách viếng thăm: 469
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 93047
  • Tháng hiện tại: 2901190
  • Tổng lượt truy cập: 88705793
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012