Ngược dòng

Đăng lúc: Thứ ba - 08/03/2016 05:11 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Trong buổi lễ khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi tại tổ đình Viên Minh, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN đã có lời chúc đầy ý nghĩa.
img_6576_1.jpg
 
Đại lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ HĐCM GHPGVN, sống đời đạm bạc, năm nay tròn 100 tuổi
 
Theo đó, ông tán thán phẩm hạnh của Đức Pháp chủ, rằng chính cuộc đời phạm hạnh của ngài “một lần nữa minh chứng cho đạo hạnh tu hành của người con Phật luôn sáng lên niềm tiêu dao tự tại; minh chứng cho các giá trị đạo đức luôn tồn tại bất diệt với thời gian; khẳng định những truyền thống thanh quy Phật giáo ngàn xưa cho đến hôm nay vẫn được bảo lưu gìn giữ; minh chứng tinh thần nghịch lưu sinh tử, không chỉ dừng ở Hóa thành mà tiếp tục tiến thẳng đến miền Bảo sở trang nghiêm…”.
 

img_6606_1.jpg

Ông Nguyễn Thiện Nhân khánh chúc Đại lão HT.Thích Phổ Tuệ đại thọ bách niên

“Nghịch lưu sinh tử” là thuật ngữ thường chỉ cho hướng sống của người xuất gia. Đó là hướng sống “ngược dòng” với sự thường tình của cuộc đời.

Từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi lìa bỏ cõi tạm, thứ mà mọi người tìm kiếm là tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, quyền lực và sự thỏa mãn các nhu cầu căn bản khác. Không mưu cầu những thứ đó, thực hành hạnh của người khất sĩ, lấy mục tiêu giải thoát, giác ngộ, đem lại sự an lạc thực sự cho bản thân và cho số đông làm lẽ sống được gọi là “ngược dòng” (nghịch lưu sinh tử).

Ngược dòng là chí nguyện. Để đi được và đi trọn trên con đường đó phải là người có ý chí. Như nước có xu hướng chảy xuống chỗ trũng thấp, con người thường tìm đến sự êm ái, dễ chịu, thỏa mãn nhu cầu của các giác quan tùy theo nghiệp lực, đặc điểm môi trường văn hóa nơi mình chịu ảnh hưởng, tác động. Ngược dòng như vậy phải có ý chí, sự lập nguyện, hay nói cách khác là phải “hạ quyết tâm”.

Ý chí được xác lập và nuôi dưỡng từ nhận thức rằng an lạc thực sự chỉ có khi và chỉ khi cá nhân trực nhận được tính vô thường của mọi đối tượng, giải phóng ý niệm bám víu và mong muốn về sự vĩnh cửu đối với những gì mình yêu thích. Người có ý chí như vậy cũng sống như bao nhiêu người khác trong cuộc đời. Nghĩa là họ cũng phải làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và cần phải có các phương tiện sinh hoạt - dĩ nhiên hạnh phúc hay an lạc của họ không bị lệ thuộc vào phương tiện, xem mọi thứ là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Nhờ đó, họ luôn an nhiên trong mọi hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt, thăng trầm như thế nào. Chí nguyện đó làm nên động cơ sống của người xuất gia, là chất liệu xây dựng nếp sống thiền môn, truyền thống thanh quy Phật giáo từ ngàn xưa và vẫn sống động qua đạo phong của các bậc tu hành thủy chung, như trường hợp của Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, bậc cao tăng năm nay tròn 100 tuổi luôn giản dị và khiêm cung.

Chính ngài, trong bài trả lời phỏng vấn trực tiếp báo Giác Ngộ, đăng trên giai phẩm Xuân Bính Thân - 2016 vừa rồi, khi đề cập đến những vị Tăng Ni có những biểu hiện phóng túng, không còn giữ được chí nguyện xuất gia - người dấn thân “ngược dòng” ấy, đã khẩn thiết kêu gọi: “Kính mong quý vị Tăng Ni nếu thấy mình không có đủ sự tinh tấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác”.

Đó là sự tự trọng và đồng thời cũng là cách để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp mà Đức Phật đã dạy cũng như cơ nghiệp chư Tổ để lại. Hay nói cách khác, xét thấy nếu không còn chí ý để ngược dòng, thì hãy làm người Phật tử hộ trì Chánh pháp, đó là cách để góp phần trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn niềm tin cho chính mình và cho số đông, và để con đường ngược dòng luôn là lối sống hướng thượng trong niềm tin của mọi người.

 

 

Tác giả bài viết: Thích Pháp Hỷ
Nguồn tin: www.giacngo.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 356
  • Khách viếng thăm: 333
  • Máy chủ tìm kiếm: 23
  • Hôm nay: 98413
  • Tháng hiện tại: 2794590
  • Tổng lượt truy cập: 91686163
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012