Niệm Phật đường Sư Lỗ (Chùa Tường Vân) - nơi gửi gắm tâm linh của người dân quê

Đăng lúc: Thứ năm - 06/11/2014 17:28 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ngôi chùa đã từng bị chiến tranh và thời gian tàn phá nhưng đã được người dân nơi đây tu sửa, phục dựng lại. Đạo hữu Phật tử nơi đây tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng đều là những Phật tử chân chính, thuần thành. Người Phật tử trên bước đường tu học cũng giống như một con thuyền đang lướt sóng trên biển, tức là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhiều chông gai thử thách.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”

 

 
Đây là hai câu thơ trong bài thơ "Nhớ Chùa" của Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác. Từ lâu, Người dân Việt Nam chúng ta đã xem ngôi chùa như là một nơi sinh hoạt tâm linh, là biểu tượng của nhân tính, của sự từ bi, của tình yêu thương đồng loại, yêu thương chúng sinh.

Từ thành phố Huế về huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế trên những con đường nhỏ 2 bên là những cánh đồng lúa, chúng tôi – những người con của Phật đã vinh dự được theo chân sư phụ Thích Tâm Phương, UV BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới ghé thăm Niệm Phật đường Sư Lỗ (chùa Tường Vân), thôn Sư Lỗ Thượng, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Ngôi chùa có lịch sử lâu đời với nguồn gốc từ Tổ Đình Tường Vân.

Phía trước Chùa là cổng Tam Quan mới được xây dựng lại năm 2006, từ Cổng Tam Quan nhìn ra xa viễn cảnh sẽ thấy ngọn núi Ngự với gió Thanh Phong thổi về, thu hẹp tầm nhìn lại ta sẽ thấy dòng sông Như Ý với chiếc cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang qua.

Trước sân chùa có tượng thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, 2 bên có 2 cây Bồ Đề to lớn bóng rợp cả sân chùa, đi từ Cổng Tam Quan vào ta sẽ thấy chính điện, phía sau chính điện là 2 căn phòng nhỏ để chư Tăng nghỉ ngơi sau mỗi lần về hướng dẫn Phật tử tu học.

Ngôi chùa đã từng bị chiến tranh và thời gian tàn phá nhưng đã được người dân nơi đây tu sửa, phục dựng lại. Đạo hữu Phật tử nơi đây tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng đều là những Phật tử chân chính, thuần thành. Người Phật tử trên bước đường tu học cũng giống như một con thuyền đang lướt sóng trên biển, tức là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhiều chông gai thử thách.
 

 
Nhưng khi con thuyền đã xác định rõ phương hướng, biết đích xác đâu là bờ thì chỉ còn nhờ vào sự nỗ lực và tài năng lèo lái con thuyền của người thuyền trưởng mà thôi. Người Phật tử cũng vậy, một khi đã có niềm tin vững chắc vào Tam bảo, vào tự thân, đã thấy rõ mục tiêu hướng đến, bằng sự tinh tấn nỗ lực sẽ mau chóng thành tựu, đạt được lý tưởng của mình. Nếu niềm tin không kiên cố, hoặc tin mà không có trí tuệ thì niềm tin ấy dễ dàng bị lung lạc bởi sự tác động của hoàn cảnh hay ngoại đạo, tà thuyết. “Dù bao nhiêu gian khổ, dù gặp nhiều nguy khó, lý tưởng chúng con vẫn tôn thờ”.

 Nhưng thật đáng tiếc, do điều kiện chiến tranh cũng như những yếu tố khách quan khác, đến nay ngôi cổ tự vẫn thiếu vắng bóng chư Tôn đức để có thể “Trụ Pháp vương gia, trì Như Lai tạng”. Với mong muốn tha thiết có được một người thầy hướng dẫn, dẫn dắt bà con đạo hữu trên con đường tu tập, thay mặt bà con Phật tử nơi đây, Ban Hộ Tự đã làm đơn đề thỉnh lên GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế xin cung thỉnh cho ngôi cổ tự một vị trú trì để hằng ngày, hằng giờ họ được nương tựa vào chánh pháp, được hướng dẫn tu tập theo đúng Hiến chương của Giáo hội và Pháp luật Nhà nước.
 
Khi hay tin Đại đức Thích Tâm Phương quang lâm thăm viếng chùa, lãnh đạo chính quyền địa phương sở tại cùng quý Đạo hữu Phật tử đã đến thăm hỏi và đảnh lễ và đã được Đại Đức giảng sư hoan hỷ ban bố một thời pháp thoại với đề tài "Áp dụng tinh thần lục hoà trong đời sống hằng ngày" đến với bà con Phật tử tại chính điện Niệm Phật đường Sư Lỗ. Sau thời pháp ngắn, bà con Phật tử rất vui vẻ, thành kính cảm niệm ân đức của Đại đức giảng sư đã hoan hỷ ban cho toàn thể đạo hữu bài pháp ý nghĩa, dễ hiểu, để có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

Ngôi chùa là thế! Thiện cảm, bình yên, thân thương, ấm cúng, an hoà...đồng hành với đời sống người nơi đây nói riêng và dân tộc Việt nói chung. Ngôi chùa hoà điệu cùng nếp sống người dân, sẵn sàng ôm giữ những nỗi khổ niềm đau của kiếp người, sẵn sàng giải tỏa những oán đối hận thù trong nhân sinh, sẵn sàng chịu cảnh thịnh và suy theo sự biến thiên tuần hoàn của dòng đời. Ngôi chùa và dân tộc cùng thở một nhịp, cùng đi một bước và cùng nhìn một phương trời. Ở nơi đó hiển hiện sự thái bình thịnh trị, sự an cư lạc nghiệp, sự ấm no hạnh phúc.
 

Xem thêm video clip
 


 
Tác giả bài viết: Quảng Hưng - Nguyễn Anh Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 562
  • Khách viếng thăm: 507
  • Máy chủ tìm kiếm: 55
  • Hôm nay: 72210
  • Tháng hiện tại: 2872399
  • Tổng lượt truy cập: 91763972
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012