Phóng sinh Ba-la-mật

Đăng lúc: Thứ ba - 01/10/2013 16:19 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Luận Đại Trí Độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác thì tội giết hại nặng nhất. Trong tất cả các công đức thì không giết hại cao trội hơn cả”.

tranhNhuanThuong-phongsanh

Vậy mà, mỗi ngày trong đời sống chúng ta đều diễn ra vô số sát nghiệp. Từ những con vật lớn như heo, bò, dê, chó…, cho đến các sinh mạng nhỏ như chim, cá, tôm…, đều bị giết hại vô số kể để làm thức ăn cho con người. Nếu trong những sinh mạng sắp sửa bị giết hại một cách thê thảm đó, chúng ta có thể – bằng cách này hoặc cách khác- cứu thoát chúng, phóng thích chúng về với môi trường sinh hoạt tự nhiên, dù chỉ là những con vật bé mọn với số ít hay những con lớn với số nhiều…, đều là thực hành phóng sinh, đều tạo thiện duyên vô cùng to lớn, có thể giải trừ rất nhiều nghiệp chướng, báo chướng cho tất cả chúng ta.

Ở góc độ tương đối, khi thực hiện phóng sinh, chúng ta có thể hành theo ý nghĩa sau:

- Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh…) Vì nếu không như vậy, việc phóng sinh tuy có tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Tâm từ bi không khởi sinh, còn nói gì đến chuyện nuôi dưỡng!.

- Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác…. Vì các loại lươn, cá, ốc, thú rừng … bị săn bắt phục vụ cho người ăn thịt lúc nào, ngày nào cũng có; mà thời lượng nào thì sự nguy cấp cũng đều như nhau. Nên, khi ta phát tâm từ bi thì liền thực hiện – tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con cũng phải lập tức cứu thoát chúng – càng nhanh càng tốt, mà chẳng cầu được ai biết đến.

- Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.

- Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo; nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ; không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích.

Phóng sinh là cứu chuộc sinh mạng, là từ tâm, là tu trí tuệ Bát Nhã, là hành năm giới luật, là trả nghiệp, là hồi hướng cho chúng sanh ở khắp pháp giới… Nhưng mục đích và ý nghĩa của nó không chỉ dừng ở đấy, vì lẽ, phóng sinh pháp sự trong đạo Phật là một phương thức nhằm cứu vớt đời sống ra khỏi những khổ đau vì ác nghiệp, vượt thoát sinh tử.

- Trì danh, niệm Phật chính là phóng sinh, giúp chúng ta “Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển”, đạt đến “Tâm như hư không vô sở chướng ngại”. Dễ tu, dễ đắc.

- Thực hành thiền định chính là phóng sinh. Với tôn chỉ “Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật”, giúp chúng ta có định lực, có được đời sống tinh thần tốt đẹp, từ đó nó sẽ đem đến cho chúng ta niềm vui thù thắng, vi diệu.

- Tu tập Hoa Nghiêm cũng là phóng sinh: “Lìa thế gian, nhập pháp giới”. Tự tại và vô úy.

- Thâm nhập Thiên Thai giáo: “Mở, bày, tỏ, ngộ vào tri kiến Phật”, thu nhiếp mọi vấn đề về một mối, theo lẽ “Nhất dĩ quán chi” để trở về với thế giới bình yên nội tại chưa từng sinh và chưa từng diệt. Đó cũng là phóng sinh.

- Đi vào Tam Luận là phóng sinh: “Lìa hai bên vào Trung đạo” – Không lấy dục lạc làm lẽ sống đời người, không sống khổ hạnh ép xác. Nếu ai cũng biết điều chỉnh cuộc sống vừa phải cho chính mình, sống trải lòng ra với mọi người, đó há không phải là cảnh vui đắc Niết bàn?

- Hành tu Pháp Tướng môn “Nhiếp muôn pháp về Chơn duy thức” trí tuệ và chiều sâu – trong tất cả và không ở đâu cả, giúp chúng ta nhận ra mối tương quan giữa mình với toàn thể, giữa ta với toàn thể là một. Chúng ta nhận ra thực tại cuộc sống. Chính là phóng sinh!

- Sở đắc Mật giáo: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”. Ẩn tàng trong mở phơi, hiển lộ trong khuất lấp, đó là thể diệu của tinh hoa phát tiết và cũng là choã u mật nhất “A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề”. Không ngoài nghĩa phóng sinh.

- Và, Luật môn “Nhiếp thân ngữ ý vào Thi La tánh” chính là phóng sinh – dưới cái nhìn thăm thẳm khác, bốc tia huyền nhiệm từ thâm u Ba la mật…

Tất cả thực thể siêu hình ấy đã phản ánh trong kinh Lăng Già Tâm Ấn: Đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội… Lớn đến không còn có ngoài, nhỏ đến không cần có trong … Lớn nhỏ mất biên giới thành một cái mà Lão giáo gọi là Đắc Nhất: Cả một yếu lý siêu hình và không – thời – gian – vạn – vật chứa trong tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, hình dung “cõi” mà chúng ta đang tới: Cõi vô cùng mà hữu cùng, hữu cùng mà lại vô cùng… Một khi ranh giới đã bị xóa bỏ, đã đồng hóa thì không còn trong, không còn ngoài, không còn cao, không còn thấp… tất cả làm một, cùng biểu thị yếu lý của sự giải thoát.

Tâm nhàn muôn sự thông ba cõi

Một tiếng cười khan ấm đất trời

Đó chính là phóng sinh Ba la mật. An lành và tĩnh tại.

Đăng Lan

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 717
  • Khách viếng thăm: 711
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 51447
  • Tháng hiện tại: 2859590
  • Tổng lượt truy cập: 88664193
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012