Tình Huynh Đệ

Đăng lúc: Thứ tư - 03/09/2014 06:58 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
“Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Một câu nói bình thường, nhưng ý nghĩa rất thân thiết, chẳng những người tu mà làm bất cứ việc gì cũng thế, thiếu bạn bè là thiếu phương tiện hỗ trợ, chúng ta khó thành công. Tuy nhiên, chúng ta phải là người dũng mãnh, can đảm quyết liệt, không ỷ lại, chứ không nói chẳng nhờ duyên. Như không có cha mẹ, làm sao chúng ta có thân này, không thân này lấy đâu mà tu. Không có Phật pháp, Thầy, Tổ thì làm sao chúng ta khai mở tuệ mạng, tuy có các duyên nhưng mình không ỷ lại hay trông chờ hoàn toàn vào các duyên, phải dõng mãnh cương quyết, nỗ lực vươn lên, tu để tâm sáng, để thành tựu đạo nghiệp.
Tình Huynh Đệ

Tình Huynh Đệ

Chúng ta là người xuất gia có tu tập mới nhận định chín chắn, tu tập giống như phần thể nghiệm. Kinh văn hướng dẫn chỉ là công thức, bản đồ, chúng ta thể nghiệm mới đến được chỗ cứu cánh chân thật. Chúng ta học Kinh, Luật, Luận để biết mà tu. Nương vào lời Phật dạy, chúng ta mới có thể xem mình tu đúng hay không. Đây là điều không thể thiếu của người tu hành. “Tu mà không học là tu mù, học hiểu mà không tu là cố chấp ngã mạn”.

Thật vậy, đối với người tu sau khi đã biết thế nào là vọng tưởng lăng xăng, không cần chạy theo vướng mắc, để lại nghiệp báo dẫn trong luân hồi sinh tử. Chúng ta phải tỉnh giác sáng suốt, không bị cảnh lôi kéo, tự tại, không lạc đường tà, không cống cao ngã mạn. Chúng ta là người tu phải nương vào chánh tri kiến, lấy đó làm thiện tri thức căn bản, khéo giữ gìn lòng mình. Chúng ta phát tâm tu mà thiếu thiện hữu tri thức, thiếu những người đồng chí, đồng hành luôn ở bên cạnh động viên nhắc nhở chúng ta thì pháp hạnh của mình khó thành tựu, cho nên dân quê Việt Nam có câu:

“Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”.

Một câu nói bình thường, nhưng ý nghĩa rất thân thiết, chẳng những người tu mà làm bất cứ việc gì cũng thế, thiếu bạn bè là thiếu phương tiện hỗ trợ, chúng ta khó thành công. Tuy nhiên, chúng ta phải là người dũng mãnh, can đảm quyết liệt, không ỷ lại, chứ không nói chẳng nhờ duyên. Như không có cha mẹ, làm sao chúng ta có thân này, không thân này lấy đâu mà tu. Không có Phật pháp, Thầy, Tổ thì làm sao chúng ta khai mở tuệ mạng, tuy có các duyên nhưng mình không ỷ lại hay trông chờ hoàn toàn vào các duyên, phải dõng mãnh cương quyết, nỗ lực vươn lên, tu để tâm sáng, để thành tựu đạo nghiệp.

Trong kinh A Hàm, chúng ta thấy các vị đệ tử của đức Phật rất thánh thiện, giàu trí tuệ và tình thương. Như tôn giả Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên, cả hai đều là bạn đồng hành tha thiết tu hành. Cũng vậy, huynh đệ chúng ta mỗi người một phương, mỗi người một nghiệp duyên, không cùng cha mẹ, tuổi tác, nghề nghiệp mà đồng tựu chung về một nơi, phát tâm tu học cùng một thầy, sống chung một đạo tràng, rõ ràng chúng ta có duyên với nhau. Bây giờ chỉ còn tình thương mến, giúp đỡ nhau cùng phát huy trí tuệ của mỗi người, chúng ta không sợ sệt lo lắng, vướng mắc cái gì nữa. Bởi vì trên có Phật Tổ hộ trì, kế có thầy bạn chỉ dạy, chúng ta phát tâm dõng mãnh hướng đến đạo giác ngộ giải thoát. Chúng ta hỗ trợ nhau để cùng tiến trong công phu tu tập để phá được cái bản ngã, dẹp sạch tham, sân, phiền não, để đời sống nội tâm chúng ta an vui tỉnh táo. Nếu chúng ta cứ lăng xăng ngược xuôi, tăm tối không sớm thì muộn, không vướng cái này thì cũng vướng cái nọ, cho nên chúng ta phải nhìn lại cái tâm mình, phải dè dặt những lời nói rỗng, mà phải khiêm hạ tâm mình vững vàng mới tu tập đến chốn, chúng ta không còn lại vướng mắc luân hồi sanh tử. Người tu không đặt nặng đời sống vật chất, không quan trọng ăn ngủ, không phải ăn cho ngon, ăn những trân châu mỹ vị, mà ăn để sống tu. Quan trọng là công phu tu hành cho tốt, học tập giáo điển cho thông suốt để quán triệt.



Ảnh minh họa

Chúng ta có gốc luân hồi sanh tử là vô minh, vì vậy chúng ta tu là phá vô minh để phát huy trí tuệ. Chúng ta nhờ có thiện tri thức hướng dẫn con đường chân chánh, chúng ta không bị mất thời gian, không bị đi lầm lạc lối, do đó được phát huy trọn vẹn chánh nhân là bồ đề giải thoát chúng ta cùng sinh hoạt chung với nhau trong sự tỉnh giác sáng suốt, để trang nghiêm đạo tràng. Như vậy chúng ta là những thiện hữu tri thức của nhau, nếu chúng ta tập hợp nhau một số đông mà sống không ra gì, huynh đệ không tin tưởng nhau, thầy trò không thật lòng với nhau. Đó là điều bất hạnh, là gốc của bất an bất ổn, ẩn chứa nhiều tai hoạ. Chúng ta ý thức rõ ràng nguy cơ đó, nên quyết tâm tu học pháp trong sự chân thành nhất. Mỗi người chúng ta tự phản tỉnh, tự điều phục những thói hư tật xấu của mình, đừng làm trở ngại trong tập thể điều này rất quan trọng.

Ví dụ huynh đệ chúng ta thiếu cơm ăn, áo mặc, nhưng mình sống với nhau như ruột thịt, không có một khía cạnh gì hết. Những khuyết điểm của huynh thấy như khuyết điểm của đệ, nhìn thấy mặt huynh đang giận tôi biết ngay, vì tôi đã từng giận. Vậy nên chúng ta thông cảm và cùng nhau xây dựng, hoá chuyển tập khí xấu của mình như các huynh đệ trong một đạo tình chân thật. Bây giờ chúng ta tu không cần thành Phật, thành Tổ, không đợi ai ấn ký cho mình, nhất định chúng ta sẽ được an vui trong một bản tâm thanh tịnh như nhau.

Chư huynh đệ cần tạo một đạo tình, trong cuộc sống của mình, ở đây không có tham, sân, si. Mỗi khi thấy huynh đệ có gì khác lạ, mình tự tỉnh thức mình, sau đó mình mới xây dựng với huynh đệ, như vậy không phải là chuyện dễ. Nhưng chúng ta cố gắng thì làm được, với điều kiện huynh đệ phải có quyết tâm chân thật, chúng ta không vì bằng cấp, không đặt nặng người giàu nghèo, có kiến thức hay không kiến thức mà phải có tâm thật thà chất phát, mới làm nên đại sự.

Nhưng huynh đệ chúng ta chưa thành tựu vô thượng chánh đẳng, chánh giác, chưa triệt hoàn toàn cái ngã chấp điên đảo hay thức ấm vọng tưởng, cho nên điều quan trọng nhất của chúng ta là phải phá cho sạch vọng tưởng vô minh, thức tỉnh phân biệt, có thế mới hy vọng bước lên bờ giải thoát an vui.

 

Tác giả bài viết: Đức Liên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 458
  • Khách viếng thăm: 446
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 138321
  • Tháng hiện tại: 2270080
  • Tổng lượt truy cập: 91161653
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012