Trung thu nhớ Chùa quê

Đăng lúc: Chủ nhật - 08/09/2013 15:03 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ngôi Chùa trở nên đẹp hơn, gần gũi gắn bó tha thiết hơn với bao lam lũ của người dân quê, song sự nhọc nhằn lam lũ đó đã được xua tan với tiếng chuông Chùa yêm dịu trong tỉnh thức, xoa nhẹ và an ủi trong yêu thương ấm áp, con người nơi đây được sống yên vui với gió mát và trăng thanh, dạt dào hương quê trong âm thanh nhẹ nhàn chan hòa khắp xóm khắp làng quê, và dựng lên hình ảnh về ngôi Chùa quê yêu thương cội nguồn của làng quê Việt Nam.

Chùa là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của người Việt.

Mái Chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Để nghiên cứu tìm hiểu về phong tục, tập quán, các sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt. Chúng ta nhận thấy rằng sự có mặt của đạo Phật thông qua hình ảnh những ngôi Chùa thân yêu gắn bó với dân tộc qua bao thăng trầm của đất nước, điều mà không ai có thể phủ nhận. Chùa đã có mặt rất sớm từ nền văn minh lúa nước(văn minh sông Hồng) qua văn chương truyền miệng của dân tộc Việt đã lưu lại nhiều nét đẹp truyền thống về ngôi Chùa, Chùa như một biểu tượng không thể thiếu, không thể tách rời đời sống tâm linh cũng như vật chất của cộng đồng người Việt.

Ảnh minh họa

Hình ảnh ngôi Chùa được nhắc đến nhiều trong văn thơ Việt Nam của nhiều tác giả, tác phẩm của họ viết về ngôi Chùa là để thể hiện sự hướng về cội nguồn quê hương, với bao tình cảm yêu thương, tình làng nghĩa xóm, gợi lên bao kỷ niệm sâu sắc mà họ được trải nghiệm với ngôi Chùa quê, những hình ảnh vui chơi lễ hội diễn ra ở các ngôi Chùa hay những hình ảnh đi lễ Chùa của những người nông dân chân lắm tay bùng nó mộc mạc làm sao, vào những ngày trăng tròn họ đem hương hoa trái cây đến Chùa để cầu nguyện, để được gởi tấm lòng thiêng liêng mơ ước đến Phật, với mong muốn được Phật từ bi che chở cho cuộc sống yên vui khỏe mạnh, mưa hòa gió thuận, ruộng lúa được mùa, cây trái xanh tốt bội thu, Chùa là nơi che chở yêu thương khó quên trong lòng người con Việt. Mái Chùa gắn bó yêu thương với bao thăng trầm của cuộc sống, để rồi tụ lại trong lòng mỗi người nỗi nhớ nỗi thương da diết, thủy chung son sắc luôn hướng về "Chùa quê", hướng về quê hương.

Ảnh minh họa

Tôi nhớ rất rõ về Chùa quê tôi. Hồi đó, quê tôi ít Chùa ở xóm chỉ có một ngôi Chùa, cảnh Chùa thì rất nên thơ yêm ả được bao phủ với những lũy tre và ruộng lúa bát ngát hương thơm đồng quê, vào những đêm trăng tròn tháng tám tôi được mẹ dắt đi Chùa lạy Phật, và để được các Thầy thắp nến cầu nguyện tương lai và phát bánh Trung thu, lúc đó tôi chỉ mong nhận được bánh hơn là lời cầu nguyện, và sau đó tôi gấp gấp về nhà lấy lồng đèn để cùng các bạn đi chơi đèn Trung thu, bọn tôi rong ruổi trong làn gió nhẹ đêm thu, ríu rít những bàn chân sáo trên các con đường quê ca múa vui chơi và cùng hát bài "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Ảnh minh họa

Trong tôi, Tết Trung Thu là tết của những tuổi thơ mơ mộng được chăm sóc yêu thương của cha của mẹ. Hồi đó, tôi được mẹ dắt đến Chùa để được nhận bánh Trung thu mà từ đó tôi được gắn kết yêu thương với ngôi Chùa và rồi được biết về Phật, có lần mẹ tôi dạy khấn với Phật một câu rất giản dị và tôi khấn theo lời mướm của mẹ như sau: "con xin Phật Thích Ca độ cho con được khỏe mạnh thông minh học giỏi”, và rồi lời khấn ấy nó mặc nhiên hiển hiện trong đời tôi, từ đó trong tôi có Phật có Chùa yêu thương, về sau tôi cảm thấy thích khi được đến Chùa. Mà trong đêm Trung Thu hầu hết bọn trẻ chúng tôi đều thích ngắm trăng và mơ màng về hình bóng chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa nơi cung Trăng của chị Hằng dịu hiền và đẹp làm sao, và trần ngập mơ ước về những món đồ chơi thỏa thích như lồng đèn ông sao, lồng đèn cá chép, tôm, bươm bướm v.v., thật mộc mạc tình quê hương, ngọt ngào yêu thương của tuổi thơ đầy mơ mộng.

Ở quê, tôi thường cảm nhận những lời nguyện cầu tha thiết của người dân với ngôi Chùa như đã được chư Phật, chư Bồ tát, các vị thần linh thầm gia hộ cho họ... Và Chùa cũng là nơi con người nương tựa để chuyển hóa bao nỗi đau thương phiền muộn của cuộc đời thành nơi thanh thoát yên vui, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Ngôi Chùa trở nên đẹp hơn, gần gũi gắn bó tha thiết hơn với bao lam lũ của người dân quê, song sự nhọc nhằn lam lũ đó đã được xua tan với tiếng chuông Chùa yêm dịu trong tỉnh thức, xoa nhẹ và an ủi trong yêu thương ấm áp, con người nơi đây được sống yên vui với gió mát và trăng thanh, dạt dào hương quê trong âm thanh nhẹ nhàn chan hòa khắp xóm khắp làng quê, và dựng lên hình ảnh về ngôi Chùa quê yêu thương cội nguồn của làng quê Việt Nam.
 

Tác giả bài viết: Thích Thiện Tịnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 575
  • Khách viếng thăm: 564
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 76628
  • Tháng hiện tại: 2884771
  • Tổng lượt truy cập: 88689374
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012