Bước đầu học Phật - P3

Đăng lúc: Thứ ba - 25/09/2012 03:36 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Bước đầu học Phật - P3

Bước đầu học Phật - P3

“Nhất-tâm bất loạn là phương-pháp duy-nhất trong việc tụng-niệm”
NGHI-THỨC TỤNG-NIỆM

“Nhất-tâm bất loạn là phương-pháp duy-nhất trong việc tụng-niệm”
 
 
KHÓA LỄ
KINH BÁT ĐẠI-NHÂN-GIÁC



TÂM-KINH BÁT-NHÃ

KINH LỄ SÁU PHƯƠNG
KHÓA LỄ
KINH BÁT ĐẠI-NHÂN-GIÁC
 

[61]
(Thắp đèn, đốt hương xong, toàn-thể đứng ngay-ngắn, chắp tay ngang ngực mật-niệm ):
TỊNH PHÁP-GIỚI CHÂN-NGÔN:
Án lam sa-ha (3 lượt)
TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN-NGÔN:
Án sa phạ bà phạ, truật-đà, sa phạ, đạt-ma sa phạ, bà phạ, truật độ hám (3 lượt)
(Người chủ-lễ thắp 3 nén hương, quỳ thẳng, cầm hương ngang trán, niệm lớn bài dâng hương ):
Nguyện đem lòng thành-kính,
Gửi theo đám mây hương;
Phảng-phất khắp mười phương,
Cúng-dàng ngôi Tam-bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự-tính làm lành;
Cùng pháp-giới chúng-sinh,
Cầu Phật-từ gia-hộ:
Tâm Bồ-đề kiên-cố,
Xa bể khổ, nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác.
(Vái 1 vái rồi đọc tiếp bài kỳ-nguyện ):

Đệ-tử chúng con nguyện ngôi Tam-bảo thường-trụ trong mười phương đức Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni-Phật, đức Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật, cùng hết thảy Thánh-Hiền, từ-bi gia-hộ cho đệ-tử chúng con: tâm Bồ-đề bền-chắc, tự-giác, giác tha, giác-hành viên-mãn, cùng chúng-sinh trong pháp-giới, tội-chướng tiêu-trừ, căn lành tăng-trưởng, một thời đồng chứng Vô-thượng chính-đẳng, chính-giác.

(Vái 1 vái rồi đứng dậy cắm hương lên lư, Người chủ lễ chắp tay đứng thẳng và đọc bài tán Phật):

Đấng Pháp-vương vô-thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời, người,
Cha lành chung bốn loại.[62]
Quy-y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ[63]
Xưng-dương cùng tán-thán,
Ức kiếp không cùng tận.

(Người chủ lễ vái một vái rồi xướng ):
Nam-mô tận-hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai chư Phật, Tôn-pháp, Hiền-Thánh-tăng thường-trụ Tam-Bảo (Lễ 1 lễ )
Nam-mô Sa-bà Giáo-chủ, đại-từ, đại-bi, Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật, đương-lai hạ-sinh Di-Lặc Tôn Phật. (Lễ 1 lễ )
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ, đại-bi A-Di-Đà Phật, Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Đại-Thế-Chí Bồ-tát, Thanh-tịnh đại-hải-chúng Bồ-tát.
(Lễ 1 lễ, rồi quỳ thẳng đọc bài sám-hối ):
Đệ-tử kính lạy đức Phật Thích-Ca, Phật A-Di-Đà, thập phương chư Phật, vô-thượng Phật-pháp, cùng Thánh-Hiền-Tăng; đệ-tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp-chướng nặng-nề, tham, giận kiêu-căng, si-mê lầm-lạc, ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi-lầm, thành tâm sám-hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm điều lành, ngửa trông ơn Phật, từ-bi gia-hộ: thân không tật-bệnh, tâm không phiền-não, hằng ngày an-vui tu-tập, phép Phật nhiệm-mầu, để mau ra khỏi luân-hồi, minh-tâm kiến-tính, trí-tuệ sáng-suốt, thần-thông tự-tại, đặng cứu-độ các bậc tôn-trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến-thuộc, cùng tất cả chúng-sinh, đồng thành Phật-đạo.
(Đứng dậy vái 3 vái rồi ngồi xuống tụng ):
Lư hương vừa đốt,
Cõi pháp thơm lây,
Chư Phật bốn biển đều xa hay.
Thấu tâm thành này,
Chư Phật hiện thân ngay.
Nam-mô Hương-vân-cái Bồ-tát, Ma-ha-tát. (3 lượt )
KHAI KINH KỆ:
Pháp Phật cao-siêu rất nhiệm mầu,
Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu.
Con nay nghe, thấy xin vâng giữ,
Chân-nghĩa Như-Lai hiểu thật sâu.
Nam-mô Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật. (3 lượt)

PHẬT NÓI
KINH BÁT-ĐẠI-NHÂN GIÁC: 
[64]
Là đệ-tử Phật, thường thường ngày đêm, dốc lòng tụng-niệm tám điều giác-ngộ của bậc Đại-nhân.[65]
Một là biết rằng: Thế-gian vô-thường, đất-đai không chắc, bốn đại[66] khổ, không, năm ấm vô-ngã;[67] sinh, diệt đổi khác, dối-trá không chủ. Tâm là nguồn ác, hình là chằm tội.
Hai là biết rằng: Muốn nhiều là khổ. Sống chết nhọc-nhằn, từ tham-dục khởi. Ít muốn, vô-vi, thân-tâm tự-tại.
Ba là biết rằng: Tâm không chán, đủ; chỉ tham-cầu nhiều, tăng thêm tội ác. Bồ-tát không thế, thường niệm “biết đủ”, an bần giữ đạo, chăm tu trí-tuệ, sự-nghiệp của mình.
Bốn là biết rằng: Biếng lười, trụy-lạc. Thường hành tinh-tiến, phá phiền-não ác, dẹp hết bốn ma[68], ra ngục Ấm, Giới.[69]
Năm là biết rằng: Ngu-si sinh-tử. Bồ-tát thường nghĩ: học rộng, nghe nhiều, tăng thêm trí-tuệ, thành-tựu biện-tài, giáo-hóa hết thảy, đều được sướng vui.
Sáu là biết rằng: Nghèo khổ oán nhiều, kết nhiều duyên ác. Bồ-tát bố-thí, oán, thân bình-đẳng; không nghĩ ác cũ, không ghét ác-nhân.
Bảy là biết rõ lỗi-lầm năm dục[70]. Tuy là người tục, không nhiễm vui đời; luôn luôn nghĩ đến y, bát, pháp-khí,[71] chí-nguyện xuất-gia, giữ đạo trong-sạch, Phạm-hạnh cao-xa, lành thương hết thảy.
Tám là biết rằng: Sống chết nồng-nàn, khổ-não vô-lượng, phát tâm Đại-thừa, cứu khắp hết thảy; nguyện thay chúng-sinh, chịu nhiều khổ-não, khiến mọi chúng-sinh, được vui rốt-ráo.
Tám sự như thế, là điều giác-ngộ của các đức Phật, Bồ-tát đại-nhân. Các đại-nhân ấy tinh-tiến hành-đạo, từ-bi tu-tuệ, ngồi thuyền Pháp-thân, đến bờ Niết-bàn. Rồi thì các Ngài trở về sinh-tử, độ thoát chúng-sinh, đem tám sự trước, chỉ dẫn hết thảy, khiến mọi chúng-sinh, biết khổ sinh-tử, xa lìa năm dục, tu tâm Thánh-đạo.
Nếu đệ-tử Phật, tụng tám sự ấy, trong từng niệm niệm, diệt vô-lượng tội, tiến tới Bồ-đề, chóng thành Chính-giác, dứt hẳn sinh-tử, ở nơi sướng vui.

TÂM-KINH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA[72]
Khi Ngài Quán-Tự-tại Bồ-tát,[73] thực-hành sâu-xa pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn[74] đều không, qua hết thảy khổ-ách.
Này ông Xá-Lỵ-Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế !
Này ông Xá-Lỵ-Tử! Tướng Không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên, trong Chân-không, không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý[75]; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp[76]; không có nhãn-giới, cho đến không có ý-thức giới[77]; không có vô-minh, cũng không có cái hết vô-minh, cho đến không có già, chết cũng không có cái hết già, chết[78]; không có khổ, tập, diệt, đạo[79]; không có trí-tuệ cũng không có chứng-đắc, vì không có chỗ chứng-đắc!
Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên tâm không ngăn-ngại. Vì không ngăn-ngại nên không sợ-hãi, xa hẳn mộng-tưởng điên-đảo, đạt tới cứu-cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, được đạo-quả Vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Cho nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là đại thần-chú, là đại-minh-chú, là vô-thượng-chú, là vô-đẳng-đẳng-chú, trừ được hết thảy khổ, chân-thực không hư
Vì vậy, nói ra bài chú Bát-nhã ba-la-mật-đa. Liền nói bài chú ấy rằng: “Yết-đế, Yết-đế. Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha”[80].
Đại-từ, đại-bi thương chúng-sinh,
Đại-hỷ, đại-xả cứu muôn loài.
Tướng tốt sáng ngời tự-trang-nghiêm,
Đệ-tử chí tâm quy-mệnh lễ.
Nam-mô Sa-bà Giáo-chủ Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật (3 lượt).
Nam-mô Thích-Ca Mưu-Ni Phật (10 lượt, hoặc 1 tràng hay đi nhiễu tùy ý).
Nam-mô Văn-Thù Sư-Lỵ Bồ-tát (3 lượt, hoặc 10 lượt).
Nam-mô Phổ-Hiền Bồ-tát (3 lượt, hoặc 10 lượt ).
Nam-mô Thanh-tịnh đại-hải-chúng Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt).[81]
(Niệm xong rồi, quỳ đọc bài phát-nguyện):
Chúng-sinh không số lượng,
Thệ-nguyện đều độ khắp.
Phiền-não không cùng-tận,
Thệ-nguyện đều dứt sạch.
Pháp-môn không kể xiết,
Thệ-nguyện đều tu-học.
Phật-đạo không gì hơn,
Thệ-nguyện được viên-thành.
(Đứng dậy, đọc 3 tự-quy và đỉnh-lễ ):
- Tự quy-y Phật, xin nguyện chúng-sinh, thể theo đạo cả, phát tâm vô-thượng (1 lễ)
- Tự quy-y Pháp, xin nguyện chúng-sinh, thấu rõ Kinh-tạng, trí-tuệ như biển (1 lễ)
- Tự quy-y Tăng, xin nguyện chúng-sinh, thống-lý đại-chúng, hết thảy không ngại (1 lễ)
Hòa-nam Thánh-chúng.
(Vái 1 vái, đứng thẳng, chắp tay đọc):
Nguyện đem công-đức này,
Hướng về khắp tất cả.
Đệ-tử và chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật-đạo.
(Vái 3 vái rồi lui ra).

PHỤ-LỤC
I.- PHẬT NÓI KINH LỄ SÁU PHƯƠNG1

Chàng Thiện-sinh,
Buổi sáng nọ,
Mặc áo mũ,
Lễ sáu phương.
Phật hỏi rằng:
“Lễ gì thế?”
Chàng mới kể:
“Theo lời cha,
Cứ sáng ra,
Thời lễ vậy”.
Phật bèn dạy:
“Ngươi hiểu lầm,
Lễ tại tâm,
Ngươi nên biết:
Sáu ác-nghiệp,
Trừ ngay đi !
Đừng rượu chè,
Chớ cờ bạc,
Đừng biếng-nhác,
Chớ bạn xằng,
Đừng nói nhăng,
Chớ gian-ác.
Trừ sáu ác,
Lễ sáu phương,
Người bất-lương,
Lễ vô bổ.
Nên biết rõ:
Tu cõi lòng.
Lễ phương Đông,
Là cha mẹ.
Giữ đủ lễ,
Sớm cùng khuya,
Có việc gì,
Phải làm đỡ
Phải thương nhớ,
Đức cù-lao.
Khi yếu đau,
Phải chạy chữa.
Chăm chức-sự,
Yên lòng già.
Làm mẹ cha,
Cho trọn đạo.
Nên dạy bảo,
Theo điều lành.
Nên dỗ-dành,
Gần người giỏi,
Khuyên gắng-gỏi
Chăm học-hành.
Tuổi trưởng-thành,
Tìm đôi lứa,
Dựng nhà cửa,
Dạy ăn làm.
Lễ phương Nam,
Là sư-đệ.
Phải kính-nể,
Phải nghe lời.
Học chớ lười,
Làm chớ ngại.
Phải khen-ngợi,
Công-đức Thầy.
Đạo làm thầy,
Cũng không dễ.
Phải chăm-chỉ,
Dạy cho mau.
Mong trò sau,
Thành người giỏi.
Học tấn-tới,
Hơn trò người.
Cố trau-giồi,
Hiểu đạo-lý.
Những nghi-nghĩa,
Vạch cho hay.
Lễ phương Tây,
Là chồng vợ.
Phải niềm nở,
Lúc chồng về,
Chồng ra đi,
Lo gia-chính.
Nết trinh-tĩnh,
Lòng chính-chuyên.
Có của riêng,
Đừng tư-túi.
Chồng giận-dỗi,
Phải ôn-tồn.
Chồng khuyên-ngăn,
Phải tùng-phục.
Phải săn-sóc,
Việc trong ngoài.
Chồng ngủ rồi,
Mới đi ngủ.
Chồng đối vợ,
Có nhân-nghì.
Khi đi về,
Phải chào hỏi.
Ăn đúng buổi,
Nghỉ đúng giờ.
Để đợi chờ,
Phiền lòng vợ.
Sắm cho vợ,
Tùy lực mình.
Áo quần lành,
Trang-sức đủ.
Giao cho vợ,
Giữ tiền-tài.
Cùng tiêu-xài,
Không giấu-giếm.
Tình âu-yếm,
Trọng thủy-chung.
Không hai lòng,
Với kẻ khác.
Lễ phương Bắc,
Là bạn bầu.
Răn cấm nhau,
Tránh điều dữ.
Phải giúp đỡ,
Lúc tai-nàn.
Nghĩa keo-san,
Ngày gắn chặt.
Thường thân-mật,
Viếng thăm nhau.
Chuyện riêng nhau,http://phatgiaoaluoi.com/forum/styles/abbcode/images/spoil.gif
Đừng tiết-lộ.
Giầu giúp của,
Khỏe giúp công.
Cam, khổ đồng,
Thù-tạc hậu.
Đừng giận-cáu,
Chớ tham-bô.
Mối hiềm-thù,
Nên dứt đứt.
Lễ xuống đất,
Là tớ thầy.
Trước khi sai,
Xem sức đã.
Có tội-quá,
Đừng phạt ngay,
Xét gian, ngay,
Cân nặng, nhẹ,
Lượng tình, lý,
Gồm cương, nhu.
Khi ốm-đau,
Phải thương-xót.
Cấp thang-thuốc,
Không tiếc gì.
Thưởng vật chi,
Không thiên-lệch.
Của trữ-tích,
Nó có riêng,
Phải phân-miêng,
Không đoạt-thủ.
Ở với chủ,
Hết đạo tôi.
Sáng sớm mai,
Dậy trước chủ.
Việc phận-sự,
Phải hết lòng.
Đồ ăn dùng,
Đừng phao-phí.
Phải kính-nể,
Phải chào mời.
Khen-ngợi người,
Chớ báng-nhiếc.
Trọng hiền-triết,
Lễ lên trời?
Tin theo lời,
Lòng thành-thiệt.
Bảo các việc,
Phải vâng làm.
Nên biết ham,
Nghe đạo-lý.
Nghe mà nghĩ,
Nghĩ mà tu.
Pháp Phật mầu,
Hỏi cho vỡ.
Bậc trí-giả,
Phải dạy người.
Dạy lễ nghi,
Không phóng-túng.
Thương các giống,
Cứu chúng-sinh.
Dạy “tinh-thành”,
Dạy “bố-thí”,
Dạy “định-lòng”,
Dạy “trì-giới”;
Dạy “ít nói”,
Mà chăm làm.
Dạy “phát-tâm”,
Cầu Tịnh-độ.
Sáu điều đó,
Làm được ra;
Ấy tức là,
Phép lễ-bái.
Thiện-Sinh lạy,
Xin Phật quy.
Phật vỗ-về,
Đọc câu kệ:
Đừng ngủ trễ,
Sáng dậy ngay.
Chắp hai tay,
Dâng hương, nước.
Cúng-dàng trước,
Phát-nguyện sau:
Bốn ân sâu,
Lo báo-bổ,
Phép “lục-độ”,
Phải cần tu.
Trừ “si-ngu”,
Thành “trí-tuệ”.
Chăm “bố-thí”,
Hết “tham-tàn”.
Trừ “giận-hờn”,
Thành “kiên-nhẫn”.
Chăm “tinh-tấn”,
Hết “lỗi-lầm”.
Trừ “phóng-tâm”,
Thành “thiền-định”.
Đừng lười-lĩnh,
Thì giờ qua.
“Sinh, bệnh, già,
Chết” là khổ.
Đời người thọ,
Được bao lâu.
Thân-thích đâu,
Khi hấp-hối.
Thuốc nào khỏi,
Trốn không phương,
Khách qua đường,
Ra quán trọ.
Nào con, vợ,
Nào mẹ, cha…
Vừa một nhà,
Phút đôi ngả.
Như thế cả,
Cảnh “vô-thường”.
Trong sáu đường2
Luân-hồi mãi.
Nay may lại,
Được làm người.
Biết đạo hay,
Tu mà độ.
Độ mình trước,
Độ người sau.
Vượt bể sầu,
Thuyền “lục-độ”.
Bến “Lạc-thổ”3
A-Di-Đà,
Tiếp-dẫn ta,
Mở đường rộng.
Hỡi tứ-chúng!,4
Nên cầu sang.
Phật dạy chàng,
Chàng nghe Phật.
Mừng nhảy nhót,
Mà tin theo.

II.- NIỆM PHẬT BUỔI SÁNG
(Phiên-âm Hán-văn)

(Chắp tay đọc ):
Đại-từ, đại-bi mẫn chúng-sinh,
Đại-hỷ, đại-xả tế hàm-thức.
Tướng-hảo quang-minh dĩ tự-nghiêm,
Chúng-đẳng chí tâm quy-mệnh lễ.
Nam-mô Sa-bà Giáo-chủ Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật (3 lượt)
Nam-mô Thích-Ca Mưu-Ni Phật (10 lượt, hoặc một tràng hay nhiều tràng tùy ý)
Nam-mô Văn-Thù Sư-Lỵ Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)
Nam-mô Phổ-Hiền Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)
Nam-mô Thanh-tịnh đại-hải-chúng Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)

(Chắp tay đọc):
Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhất thiết.
Ngã đẳng dữ chúng-sinh,
Giai cộng thành Phật-đạo.

III.- NIỆM PHẬT BUỔI TỐI
(Phiên-âm Hán-văn)

(Chắp tay đọc ):
A-Di-Đà Phật thân kim sắc,
Tướng-hảo quang-minh vô đẳng luân.
Bạch-hào uyển-chuyển ngũ Tu-Di,
Hám-mục trừng-thanh tứ đại-hải
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên.
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sinh.
Cửu phẩm hàm-linh đăng bỉ ngạn.
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ, đại-bi A-Di-Đà Phật (3 lượt)
Nam-mô A-Di-Đà Phật (10 lượt hoặc 1 tràng hay nhiều tràng tùy ý)
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)
Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)
Nam-mô Thanh-tịnh đại-hải-chúng Bồ-tát (3 lượt hoặc 10 lượt)

(Chắp tay đọc ):
Niệm Phật công đức thù-thắng-hạnh, vô-biên thắng-phúc giai hồi-hướng. Phổ-nguyện trầm-nịch chư chúng-sinh, tốc vãng Vô-lượng-quang Phật-sát. Thập phương tam thế nhất thiết Phật, chư tôn Bồ-tát Ma-ha-tát, Ma-ha-Bát-nhã ba-la-mật. Tứ sinh, cửu hữu, đồng đăng Hoa-Tạng huyền-môn, bát nạn, tam-đồ, cộng nhập Tỳ-lô tính-hải.
Nam-mô Sa-bà thế-giới, tam-giới Đạo-Sư, tứ-sinh từ-phụ, Nhân, Thiên Giáo-chủ thiên-bách ức hóa-thân Bản-Sư Hòa-Thượng Thích-Ca-Mưu-Ni Phật. (3 lượt)
Tự quy ư Phật, đương nguyện chúng-sinh, thể-giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm.
Tự quy ư Pháp, đương nguyện chúng-sinh, thâm-nhập Kinh-tạng, trí-tuệ như hải.
Tự quy ư Tăng, đương nguyện chúng-sinh, thống-lý đại-chúng, nhất-thiết vô ngại.
Hòa-nam Thánh-chúng.
Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhất-thiết,
Ngã đẳng dữ chúng-sinh,
Giai cộng thành Phật-đạo.

IV.- TƯỞNG NIỆM KHI ĂN CƠM
Nam-mô Bản-Sư Thích-Ca Mưu-Ni Phật (3 lượt)
- Nguyện đoạn các điều ác,
- Nguyện tu các điều thiện.
- Nguyện: tu được thiện-căn, hồi-hướng chúng-sinh đồng thành Phật-đạo.

V.- NHỮNG KỲ ĂN CHAY
- Tam nguyệt trai: Mỗi năm ăn chay 3 tháng: tháng giêng, tháng năm, và tháng chín.
- Thập trai: Mỗi tháng ăn chay 10 ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu kể từ ngày 27).
- Lục trai: Mỗi tháng ăn chay 6 ngày: Mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu kể từ ngày 28).
- Tứ trai: Mỗi tháng ăn chay 4 ngày: Mồng 1, 14, 15, 30 (tháng thiếu kể ngày 29).
- Nhị trai: Mỗi tháng ăn chay 2 ngày: Mồng 1 và 15.

NHỮNG NGÀY KỶ-NIỆM
Tháng giêng
Ngày mồng 1: Đức Phật Di-Lặc.
Tháng hai
Ngày mồng 8: Đức Phật Thích-Ca xuất-gia.
Ngày mồng 15: Đức Phật Thích-Ca viên-tịch.
Ngày mồng 19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát.
Ngày mồng 21: Đức Phổ-Hiền Bồ-tát.
Tháng ba
Ngày mồng 16: Đức Chuẩn-Đề Bồ-tát.
Tháng tư
Ngày mồng 4: Đức Văn-Thù Bồ-tát.
Ngày mồng 8: Đức Thích-Ca giáng-sinh.
Tháng sáu
Ngày mồng 19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát.
Tháng bảy
Ngày mồng 13: Đức Đại-Thế-Chí Bồ-tát.
Ngày mồng 15: Vu-lan-bồn.
Ngày mồng 30: Đức Địa-Tạng Bồ-tát.
Tháng chín
Ngày mồng 19: Đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát
Ngày mồng 30: Đức Phật Dược-Sư.
Tháng mười một
Ngày mồng 17: Đức Phật A-Di-Đà.
Tháng chạp
Ngày mồng 8: Đức Thích-Ca thành-đạo.[/size][/align]

 
HẾT

 
===================
CHÚ GIẢI


[1] Học-thuyết: Lời nói đầy-đủ sự-lý trong học-thuật, có chủ-trương.
[2] Giáo-lý: Đạo-lý của Phật nói ra, để dạy răn chúng-sinh.
[3] Giác-ngộ: Hiểu biết chân-lý. Bậc giác-ngộ là chỉ vào Phật.
[4] Kết-tinh: Gom góp những thứ tản-mác lại thành một thứ có khuôn-khổ, hệ-thống…
[5] Mục-đích: Cái chủ-đích nhằm để đạt tới.
[6] Huân-tập: Hun-đúc, xông-ướp, tập nhiễm dần dần.
[7] Hành-trì: Gắng làm và gìn-giữ.
[8] Đồng-thể Tam-bảo: 3 ngôi báu cùng một thể-tính, cùng một tướng-trạng.
[9] Pháp-tính: Xem bài 40 ở sau.
[10] Thể-tính: bản-chất, tính-tình sẵn có.
[11] Biệt-thể Tam-bảo: 3 ngôi báu có những thể-tính riêng biệt.
[12] Chân-thực Tam-bảo: 3 ngôi báu đồng có thể-tính chân-thực.
[13] Xuất-thế Tam-bảo: 3 ngôi báu vượt ra ngoài thế-giới sinh diệt.
[14] Xem bài 45 ở sau.
[15] Xem bài 15, 25 và 27 ở sau.
[16] Trụ-trì Tam-bảo: 3 ngôi báu thường an-trụ ở đời để giữ-gìn chính-pháp.
[17] Xem bài 41 ở sau.
[18] Đối-quán: Đối-chiếu và quán-sát.
[19] Thù-thắng: Trội hơn hết.
[20] Tính-tướng: “Tính” là tự-thể, “tướng” là tướng-mạo.
[21] Duy-trì: Giữ gìn.
[22] Quan trai: Nghĩa là những pháp này cấm-đóng (quan) các tội không cho phạm.
[23] Thụ-trì: Lĩnh-thụ và duy-trì.
[24] 3 nghiệp: Nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý.
[25] Vô-lậu: Xem bài 36 ở sau.
[26] Tâm-điền: Tâm như mảnh ruộng.
[27] An-lạc: Tức là nước Cực-lạc, nơi đức Phật A-Di-Đà.
[28] Xem bài 34 ở sau.
[29] Xem bài 34 ở sau.
[30] Xem bài 34 ở sau.
[31] Giao-cảm: Cảm-ứng lẫn nhau.
[32] Phật-tính: Cái tính giác-ngộ sẵn có, không thay đổi.
[33] Tiêu-chuẩn: Cái nêu và cái thước để làm chừng mực.
[34] Biểu-tượng: Hình bóng lộ ra bề ngoài.
[35] Đối-trị: Đối-đãi và điều-trị.
[36] Biểu-thị: Tiêu-biểu, tỏ bày.
[37] Tôn-vị: Ngôi của các vị đáng tôn-kính.
[38] Quả-vị: Ngôi thứ trong sự chứng-ngộ.
[39] Bồ-đề: (Boddhi) có nghĩa là “giác”.
[40] Pháp-môn: Các pháp của Phật nói ra làm pháp-tắc cho thế-gian, pháp-tắc ấy là cửa ngõ của các bậc Thánh đi thông vào giác-đạo. Pháp-môn là giáo-pháp của Phật.
[41] Phật tử tại-gia: tức là Ưu-bà-tắc (Oupasaka: Tàu dịch là Cận-sự-nam, nghĩa là người đàn-ông thân-cận, phụng-sự Tam-bảo), Ưu-bà-di (Oupasika: Tàu dịch là Cận-sự-nữ, nghĩa là người đàn-bà thân-cận phụng-sự Tam-bảo) thụ ngũ giới.
[42] Sa-di (Sràmanera: Tàu dịch là “Tức-từ”, nghĩa là bỏ ác, làm lành) thụ 10 giới.
[43] Thức-soa-ma-na (Siksamànà): Tàu dịch là “Học-pháp-nữ”, nghĩa là người phụ-nữ đi tu, trước đã thụ 10 giới, nay lại học thêm 6 pháp-giới: không dâm-dục, trộm cắp, sát sinh, nói dối, ăn phi thì, uống rượu.
[44] Tỳ-khưu: (Bhiksu: Tàu dịch là “Khất-sĩ ”, nghĩa là người cầu xin pháp của Phật và xin ăn nơi quần-chúng) thụ 250 giới.
[45] Tỳ-khưu-ni (Bhiksuni): “Ni ” là chỉ phái nữ đi tu. Tỳ-khưu-ni thụ 350 giới.
[46] Bồ-tát: (Bodhisattva: Tàu dịch là “Giác-hữu-tình”, nghĩa là giác-ngộ chúng-sinh) thụ 10 giới trọng, 48 giới khinh. Bồ-tát-giới Phật-tử tại-gia cũng thụ được.
[47] Hình-thành: Kết-hợp thành hình-tướng.
[48] Xem bài 33 ở sau.
[49] Thanh-văn: Tiếng Phạm gọi là Xá-la-bà-ca (Sràvaka). Thanh-văn là hàng đệ-tử trong pháp Tiểu-thừa của Phật, nghe giáo-lý nơi tiếng nói của Phật, ngộ lý tứ-đế (khổ, tập, diệt, đạo) dứt được kiến-hoặc, tư-hoặc chứng nhập Niết-bàn gọi là “Thanh-văn”.
[50] Vật-thể: Thể-chất của sự-vật.
[51] Duyên-giác: Xưa gọi là Bích-Chi-Phật, nay gọi là Bát-thích-ế-già-Phật-đà (Pratyekabuddha) và xưa dịch là Duyên-giác, nay dịch là Độc-giác:
- Duyên-giác có nghĩa là: 1/ Quán 12 nhân-duyên, đoạn hoặc, chứng lý. 2/ Nhân thấy ngoại-duyên như hoa rơi, lá rụng mà tự giác-ngộ lẽ vô-thường, đoạn hoặc, chứng lý.
- Độc-giác có nghĩa là trong đời không có Phật, do mầm mống của nhân trước, hoặc quán 12 nhân-duyên, hoặc quán hoa rơi, lá rụng mà tự giác-ngộ.
[52] Bồ-tát (Boddhisattva): Gọi đủ là Bồ-đề-tát-đóa, Tàu dịch là “Giác hữu tình”. Nghĩa là những vị phát đại-tâm, vì chúng-sinh cầu đạo vô-thượng và luôn luôn giác-ngộ cho chúng-sinh thành vô-thượng đạo. Những vị có hạnh-nguyện sâu-xa gọi là “Đại-bồ-tát”.
[53] Pháp-lợi: Sự lợi-ích do giáo-pháp đem lại.
[54] Yếu-tố: Nguyên-chất để cấu-thành vật-thể.
[55] Xem bài 45 ở sau.
[56] A-la-hán (Arahat): Tàu dịch là “Bất sinh, Vô sinh” nghĩa là quả-báo trong một đời diệt tận, được vào Niết-bàn mãi mãi, không phải tái-sinh trong 3 cõi.
Thập-tín: 1/ Tín-tâm. 2/ Tinh-tiến-tâm. 3/ Niệm-tâm. 4/ Định-tâm. 5/ Tuệ-tâm. 6/ Thí-tâm. 7/ Giới-tâm. 8/ Hộ-tâm. 9/ Nguyện-tâm. 10/ Hồi-hướng-tâm. Mười bậc này đều lấy đức “Tín” làm gốc, cho nên gọi là “Thập-tín”.
[57] Thập-trụ: 1/ Phát-tâm-trụ. 2/ Trị-địa-trụ. 3/ Tu-hành-trụ. 4/ Sinh-quý-trụ. 5/ Phương-tiện-trụ. 6/ Chính-tâm-trụ. 7/ Bất-thoái-trụ. 8/ Đồng-chân-trụ. 9/ Pháp-vương-tử-trụ. 10/ Quán-đỉnh-trụ. Mười bậc này đều gọi là “Trụ”, nghĩa là chỗ ở của các vị Bồ-tát an-trụ tâm, đối với sự tu-hành về lục-độ chưa được rốt-ráo mầu-nhiệm, cho nên chỉ gọi là “Trụ”.
[58] Thập-hạnh: 1/ Hoan-hỷ-hạnh. 2/ Nhiêu-ích-hạnh. 3/ Vô-khuể-hạnh. 4/ Vô-tận-hạnh. 5/ Ly-si-loạn-hạnh. 6/ Thiện-hiện-hạnh. 7/ Vô-trước-hạnh. 8/ Tôn-trọng-hạnh. 9/ Thiện-pháp-hạnh. 10/ Chân-thực-hạnh. Mười bậc này chú-trọng tu-hành về pháp lục-độ hơn các hạnh tu khác, cho nên gọi là “Hạnh”.
[59] Thập-hồi-hướng: 1/ Cứu-hộ chúng-sinh, ly chúng-sinh-tướng hồi-hướng (cứu giúp chúng-sinh mà không chấp-trước về sự cứu giúp). 2/ Bất hoại hồi-hướng (không bao giờ thoái lui lòng cứu giúp chúng-sinh). 3/ Đẳng chư Phật hồi-hướng (lòng từ-bi cứu giúp chúng-sinh đã bằng chư Phật. 4/ Chí nhất thiết xứ hồi-hướng (lòng cứu giúp chúng-sinh mỗi việc đều chu-đáo). 5/ Vô-tận công-đức-tạng hồi-hướng (tích-chứa công-đức vô-tận). 6/ Tùy thuận nhất thiết kiên-cố thiện-căn hồi-hướng (thuận theo hết thảy căn lành bền-chặt). 7/ Đẳng tâm tùy thuận nhất thiết chúng-sinh hồi-hướng (đem tâm bình-đẳng tùy thuận hết thảy chúng-sinh) 8/ Như-tướng hồi-hướng (làm các công-đức đều hồi-hướng về tự-tính chân-như). 9/ Vô trước vô phược giải-thoát hồi-hướng (không chấp-trước, không ràng-buộc, một lòng giải-thoát). 10/ Pháp-giới vô lượng hồi-hướng (hồi-hướng về vô lượng pháp-giới). Mười bậc này đều gọi là “Hồi-hướng”, vì những sự tu-hành của các vị Bồ-tát về bậc ấy, đều đem công-đức mà hồi-hướng.
[60] Thập-địa: 1/ Hoan-hỷ-địa. 2/ Ly khổ địa. 3/ Phát-quang-địa. 4/ Diệm-tuệ-địa. 5/ Nan-thắng-địa. 6/ Hiện-tiền-địa. 7/ Viễn-hành-địa. 8/ Bất-động-địa. 9/ Thiện-tuệ-địa. 10/ Pháp-vân-địa. Mười bậc này đều gọi là “Địa”, vì thâu tóm các công-đức hữu-vi và vô-vi dùng làm tự-tính, cùng làm chỗ nương-tựa chắc-chắn hơn cả cho sự tu-hành, khiến hay sinh-tưởng, cho nên gọi là “Địa”.
[61] Khóa lễ này, phần lễ-tán theo nghi-thức của Tổng-Hội P.G.V.N.
[62] Bốn loại: Loài sinh trứng, loài sinh con, loài sinh nơi ẩm-thấp và loài hóa-sinh
[63] Ba kỳ: Tức 3 A-tăng-kỳ kiếp, nghĩa là 3 vô số kiếp.
[64] Kinh Bát đại-nhân-giác là cuốn kinh số 779 trong Đại-tạng-kinh, do ngài An-Thế-Cao dịch chữ Phạm ra chữ Hán. Kinh này dịch-giả xuất-bản đầu năm 1957, nay có sửa lại đôi chút theo lối 4 chữ cho dễ tụng. “Bát đại-nhân-giác” nghĩa là 8 điều giác-ngộ của bậc Đại-nhân.
[65] Đại-nhân: Là chỉ vào chư Phật, Bồ-Tát.
[66] Bốn-đại: Đất, nước, gió, lửa.
[67] Năm ấm vô ngã: Sắc, thụ, tưởng, hành thức là 5 thứ ngăn che chân-tính. 5 thứ này tạo-thành sự-vật nhưng, đều là giả-hợp, không có gì là cái ta có tự-chủ, vĩnh-viễn.
[68] Bốn ma: Phiền-não-ma, ngũ-ấm-ma, tử-ma và thiên-ma.
[69] Ấm, Giới: Tức là 5 ấm và 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức).
[70] Năm dục: 5 thứ dục-vọng là của-cải, sắc-đẹp, tiếng-tăm, ăn uống và ngủ-nghỉ. Còn gọi là sắc, thanh, hương, vị, xúc.
[71] Y, bát, pháp-khí: Tức là 3 áo Ca-sa, bình-bát cùng các vật-dụng hợp-pháp của các vị Sa-môn.
[72] Kinh này là cuốn kinh số 251, trong Đại-tạng-kinh, do ngài Huyền-Trang đời Đường dịch chữ Phạm ra chữ Hán. Bát-nhã ba-la-mật-đa (Prajnà-Pàramità): Có nghĩa là dùng Trí-tuệ vượt qua bể sinh tử đến bờ Niết-bàn.
[73] Quán-tự-tại Bồ-tát: Tức là Bồ-tát Quán-Thế-Âm.
[74] Năm uẩn: Tức 5 ấm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức.
[75] Đây là lục (6) căn.
[76] Đây là lục (6) trần.
[77] Đây nói tắt về 18 giới, tức là 6 căn, 6 trần và 6 thức.
[78] Đây nói tắt 12 nhân-duyên là: Vô-minh, Hành, Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh. Lão (già)-tử (chết).
[79] Đây nói về Tứ-đế (4 sự thực): Mọi thứ đau-khổ (khổ), Nguyên-nhân của khổ (Tập), Diệt khổ được vui (Diệt), Tu theo, đường chính (Đạo).
[80] Bài Thần-chú này có nghĩa là: “Qua đi, qua đi. Tích-cực qua đi đến bờ kia. Mọi người đều tích-cực đi qua đến bờ kia. Sự giác-ngộ viên-thành nhanh-chóng!”
[81] Về phần niệm danh-hiệu này, các Phật-tử có thể chuyển niệm danh-hiệu đức A-Di-Đà, Quán-Âm, Thế-Chí, Thanh-tịnh đại-hải-chúng cũng được.
1 Bản kinh này của Hội Việt-Nam Phật-giáo.
Kinh này có thể tụng liền sau kinh Bát Đại-Nhân-Giác, hoặc nay tụng Kinh này, mai tụng kinh kia cũng được.
2 6 Đường: Trời, người, A-tu-la, địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh.
3 Lạc-thổ: Tức là nước Cực-lạc, nơi đức Phật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp.
4 Tứ-chúng: 4 chúng đệ-tử của Phật là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.

 
Tác giả bài viết: HT. Thích Tâm Châu
Nguồn tin: www.quangduc.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 772
  • Khách viếng thăm: 755
  • Máy chủ tìm kiếm: 17
  • Hôm nay: 133520
  • Tháng hiện tại: 2948773
  • Tổng lượt truy cập: 91840346
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012