Hoa Sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Đăng lúc: Thứ ba - 02/10/2012 18:27 - Người đăng bài viết: Ban quản trị
Ý nghĩa của hoa sen được nâng lên tới mức tuyệt đỉnh. Bởi vì hoa sen có những đức tính cao quý gần gũi với triết lý nhà Phật như: Giữ tròn hạnh tính (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đó là phẩm hạnh cao quý của đức Phật); Hương, sắc thanh cao (Hoa sen là loài hoa hiếm trong thế giới các loài hoa có đủ hương, sắc song toàn; hương thơm dịu, thùy mị, tạo nên một tinh thần cao thượng không quá nồng gắt để gây nên những ý nghĩa về dục lạc; sắc với những tên gọi: Kim Liên, Bạch Liên. Hồng Liên... cũng đã nói lên được về sự tinh khiết, kín đáo như hạnh phẩm của người tu hành); Sự kiên nhẫn vươn lên (Hoa sen là quá trình kiên nhẫn và cố gắng nẩy mầm từ trong bùn lầy vượt qua một lớp nước để ngoi lên trong không gian, hạt giống của sen để được lâu mà không hư, đã tìm thấy những hạt sen đã có từ 400 năm mà vẫn nẩy mầm tươi tốt).
Hoa Sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Hoa Sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình người Việt là một đề tài hằng xuyên theo chiều dài lịch sử mỹ thuật dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị vô giá với tinh thần người Việt. Vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà còn là đề tài nghiên cứu để chúng ta tìm về với giá trị truyền thống dân tộc.
Từ rất sớm hoa sen cũng được nhiều cư dân trên thế giới tôn thờ, để nói lên một vẻ đẹp thanh khiết, cao thượng mà con người muốn vươn tới. Phải chăng trong ý thức mộc mạc nơi thôn dã, sen như mang bóng hình của người chính nhân quân tử. Ở Ai Cập, hoa sen là một biểu tượng của dương khí, một hiện thân của các vị thần Orisis và Horus, là các thần Thái dương hay Hoả thần. Ở Nam Á và phương Đông, hoa sen chứa nhiều yếu tố âm, là biểu tượng của phái đẹp. Đối với người Ấn Độ hoa sen tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của lửa và nước. Ở Việt Nam có ý kiến cho rằng những môtíp hoa sen ở bệ đá kê chân cột mang yếu tố âm (yoni) và cột của kiến trúc kê trên đó mang yếu tố dương (linga), tạo thành cặp âm dương đối đãi nhằm tạo nên sự bền vững trường tồn và sinh sôi phát triển. Có lẽ, chính vì vậy mà rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đã sử dụng hình tượng hoa sen. Theo đạo Bàlamôn, ý nghĩa của hoa sen được nâng lên tới mức tuyệt đỉnh. Bởi vì hoa sen có những đức tính cao quý gần gũi với triết lý nhà Phật như: Giữ tròn hạnh tính (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đó là phẩm hạnh cao quý của đức Phật); Hương, sắc thanh cao (Hoa sen là loài hoa hiếm trong thế giới các loài hoa có đủ hương, sắc song toàn; hương thơm dịu, thùy mị, tạo nên một tinh thần cao thượng không quá nồng gắt để gây nên những ý nghĩa về dục lạc; sắc với những tên gọi: Kim Liên, Bạch Liên. Hồng Liên... cũng đã nói lên được về sự tinh khiết, kín đáo như hạnh phẩm của người tu hành); Sự kiên nhẫn vươn lên (Hoa sen là quá trình kiên nhẫn và cố gắng nẩy mầm từ trong bùn lầy vượt qua một lớp nước để ngoi lên trong không gian, hạt giống của sen để được lâu mà không hư, đã tìm thấy những hạt sen đã có từ 400 năm mà vẫn nẩy mầm tươi tốt).
Ngoài những đức tính trên, sen sinh trưởng trong 3 lớp: đất bùn, nước và hư không được coi như 3 giới mà người tu hành Phật giáo phải trải qua: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Bản thân mỗi hạt sen đều có sẵn một ngó sen nhỏ..., gợi nên mối liên hệ về thuyết nhân quả của đạo Phật. Chính các đức tính tốt đẹp đó khiến hoa sen trở thành một biểu tượng của nhà Phật. Chư Phật thường lấy hoa sen để tọa. Thế ngồi tụng niệm hai tay chắp trước ngực là liên hoa hợp chưởng, còn cách ngồi là liên hoa tọa. Trong các kinh của đạo Phật có Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong các kết ấn cũng có động tác liên hoa ấn... 
 1

1. Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt
Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau, xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc. Dưới đây là một vài nhận xét về họa tiết sen trong lĩnh vực mỹ thuật thuộc giai đoạn đầu thời quân chủ chuyên chế.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Đinh - Tiền Lê
Trên một số viên gạch lát nền cỡ lớn tại khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê, ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài hoa sen. Đồ án về các hoa sen ở đây gồm 4 loại.
Loại hoa sen có 16 cánh thường được thể hiện nổi trên các viên gạch vuông cỡ lớn. Nhìn chính diện (từ trên xuống), họa tiết được bố cục chung dưới dạng một mặt tròn nằm giữa viên gạch, gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là 16 cánh sen xếp đều nhau kết thành một vành tròn đều đặn. Lớp giữa gồm những vân xoắn đơn được xếp cùng chiều, nối lưng nhau thành một vành tròn thứ hai, có lẽ thể hiện nhụy hoa. Lớp trong cùng là một hình tròn điểm 13 chấm nổi, thể hiện hình gương sen với các hạt. Mười ba hạt sen được sắp xếp thành các cạnh từ trung tâm chạy ra 8 phía, cân đối, đều đặn. Các cánh sen không chạm thêm chi tiết gì ngoài một đường gờ nhỏ viền theo chu vi của cánh. Loại đồ án hoa sen 16 cánh này còn gặp nhiều ở thời kỳ sau, ở các tảng đá kê chân cột cho nên phần giữa và phần nhị hoa không chạm khắc gì và nó có nhiều nét tương đồng với các đồ án trang trí ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Loại hoa sen 14 cánh được trang trí trên một đài sen bằng đất nung, cao xấp xỉ 10,5cm. Đài sen hình tròn, trang trí một hình hoa 14 cánh ở giữa và bao quanh sen là đồ án hoa cúc dây và một băng các chấm tròn. Trong trường hợp này, sen cũng bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống, được chia thành 3 lớp như kiểu hoa sen 16 cánh. Lớp thứ hai làm nhụy hoa ở đây rất hẹp, các nhụy được thể hiện như những đường gạch chéo nhỏ. Lớp trong cùng (gương sen) đã có số ụ tròn (thể hiện hạt sen) nhiều tới 21 hạt, gồm một hạt tương đối to ở giữa và 20 hạt nhỏ bao quanh thành 2 vòng (vòng trong 8 và ở vòng ngoài là 12). Đồ án này khắc họa khá tỉ mỉ. Các hạt sen ở giữa đều được thể hiện kép bằng 2 vòng tròn đồng tâm còn trong lòng các cánh sen không những có gờ viền quanh mà còn điểm cả vân lá. Phía ngoài hoa sen là một băng hoa dây mảnh kiểu dây leo tay mướp (có nhiều vào các thời sau). Ngoài cùng là những hình chấm tròn to, mỗi chấm được bao quanh bằng hai đường tròn đồng tâm như kiểu các hạt sen ở giữa.
Loại hoa sen 8 cánh cũng được thể hiện theo lối nhìn chính diện từ trên xuống. Ngoài 8 cánh chính, có 8 cánh phụ ken giữa từng cặp cánh chính. Họa tiết này được trang trí trên mặt hai loại gạch, một có dạng vuông, cỡ 34 x 34cm và một có dạng hình chữ nhật, cỡ 74cm x 34cm. Loại gạch vuông hoa sen bố cục ở giữa, còn loại chữ nhật thì người ta phân đôi viên gạch, hai hoa sen trang trí hai phía. Hoa sen cánh to và ngắn, trong lòng cánh có đường viền. Phần hình tròn thể hiện gương sen ở giữa, với 9 chấm tròn thể hiện hình ảnh của các hạt sen được bố cục với một hạt to ở giữa và 8 hạt nhỏ hơn phân đều ra các phía thành một vòng tròn. Đáng chú ý là giữa cánh sen và gương sen không có lớp nhụy sen như hai đồ án trên mà chỉ là một băng để trơn.
Loại hoa sen số cánh không cố định khá đa dạng, được trang trí ở đầu các ngói ống giọt gianh. Có loại cánh sen thon dài, mũ sen vát; có loại nhỏ, ngắn; có loại to mập; có loại dài có đường gờ xen giữa hai cánh. Số lượng cánh cũng không cố định, có loại 7 cánh , có loại 8, 9 cánh, tất cả đều cách điệu đơn giản, chỉ có cánh sen và đài gương. Có khi đài gương cũng không có hạt sen.
4 loại đồ án hoa sen trên là những đồ án khá đẹp, chứng tỏ tuy các thời Đinh - Tiền Lê ngắn ngủi nhưng cũng đã sáng tạo ra những sản phẩm có dấu ấn đặc trưng trong lịch sử mỹ thuật nước nhà.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lý
Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh, được coi như quốc giáo và trang trí hoa sen được ứng dụng rất nhiều với các đài hoa sen, các bệ tượng Phật bằng hoa sen, các kiến trúc hình hoa sen. Những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa tháp, diềm bệ tượng và cả đồ gốm... hễ đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng ngay hoa sen để trang trí. Đặc biệt các công trình liên quan đến Phật giáo thì đề tài hoa sen càng được sử dụng nhiều.
Loại đồ án hình hoa sen đỡ chân cột: Do yêu cầu chống mối mọt và ẩm thấp nên các chân cột đều được kê đá. Tận dụng điều đó, các nghệ nhân đã trang trí các cánh sen viền quanh, tạo cảm giác như toàn bộ ngôi chùa được dựng trên các đóa hoa sen. Hoa sen chân cột có phần giống với hoa sen trên các viên gạch ở thời Đinh - Lê, được bố cục các cánh thành một vòng tròn theo kiểu nhìn chính diện từ trên xuống. Hoa bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ. Điều khác nhau là các đồ án này của thời Lý không thể hiện phần nhị sen và gương sen, có lẽ vì cột che khuất. Đáng chú ý là lòng của các cánh sen thời Lý ở các di tích liên quan tới vua, thường được chạm thêm đôi rồng dâng chầu lá đề. Nét chạm tỉ mỉ tinh tế, tôn thêm vẻ cao quý của cánh sen. Loại đồ án này còn thấy trên một số đồ gốm men ngọc thời này.
Loại đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng, là hình các đài sen trong tư thế nhìn nghiêng, như đài sen làm bệ đỡ cho các chân chim phượng, trong các đồ án phượng múa ở các thành bậc (ở chùa bà Tấm, Hà Nội), hoa sen làm bệ đỡ cho các vật thiêng bố cục trong hình lá đề, hoặc trong các đồ án dàn nhạc, thiên thần, về rồng chầu (ở chùa Phật Tích)... Trong đó các đài sen thường đỡ các lá đề.
Loại đồ án hoa văn hoa sen kết hợp hoa dây và hoa thiêng khác thành băng dọc ở diềm cửa tháp hay ở bệ tượng, nay còn thấy ở di tích chùa Long Đọi, tháp Chương Sơn. Nghệ nhân bố cục thay đổi một hoa sen lại đến một hoa cúc, được thể hiện trong những vòng tròn của hoa dây. Cả vòng tròn này lại gần như tiếp tuyến nhau và chỗ gặp nhau là hình các thiên thần nhỏ bé đang trong động tác múa. Những hoa dây ở đây mang tính chất ước lệ, trên thực tế lá sen, lá cúc đã cách điệu khác hẳn thực tế. Bố cục của đồ án hoa sen trong các trường hợp này thường theo kiểu nhìn nghiêng hơi chếch để thấy cả gương sen với hạt sen. Các cánh sen cũng chia làm hai lớp như loại đồ án đài sen đỡ vật thiêng, nhưng lớp dưới của nó vừa làm đài đỡ vừa biến thành một vòng tròn ôm trọn lấy cả phần trên của gương sen. Tuy cách điệu khá cao nhưng đồ án hoa văn sen này được xếp vào loại có bố cục chuẩn nhất, cân đối và đơn giản trong đường nét mà vẫn mô tả được cái dáng vẻ riêng của hoa sen.
Loại đồ án hoa sen trên gốm men ngọc được trang trí trong lòng một chiếc bát men ngọc (hiện vật trưng bày của Bảo tàng lịch sử Hà Nội). Bát vào loại nhỏ, có màu men ngà hơi chuyển sang màu vàng nâu sẫm. Nghệ nhân gốm khắc chìm hình hoa văn lên đất, sau đó tráng men và đem nung. Đó cũng là kỹ thuật phổ biến của các đồ gốm men ngọc thời Lý. Các hoa sen được thể hiện theo lối nhìn nghiêng, trang trí ở trong lòng bát. Cuống hoa quay vào tâm bát, cứ một bông hoa sen lại một bông hoa cúc, chúng hoàn toàn độc lập với nhau. Tổng cộng có 3 hoa sen và 3 hoa cúc. Hoa sen gồm nhiều cánh, nở rộng ra 2 phía với bố cục tuân thủ sự cân xứng trong toàn bộ đồ án trang trí.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần
Sang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý. Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ án hoa sen với phong cách hiện thực sinh động. Một điều duy nhất để phân biệt là: các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây, mà thời Trần hoàn toàn không có. Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêm một đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi được điểm các hạt tròn trong một bố cục cân xứng khá chặt chẽ.
Đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Trần khá phong phú như đồ án đỡ chân chim phượng trên trán bia chùa Tổng (Hưng Yên), đỡ các hình lá đề trong đồ án ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu (Bắc Ninh), ở các chân cột, cốn, nhất là ở cửa chùa Thái Lạc, đài sen đỡ phía dưới các tượng phỗng, một đề tài chuẩn của thời kỳ này. Trên các bệ tượng Phật của thời Trần đều chạm thành những đài sen lớn. Cánh sen có 2 hoặc ba lớp, xen kẽ nhau, thể hiện thành những khối nổi, không còn chỉ là hoa văn nữa. Tuy nhiên cũng có những bệ lớp phía dưới cùng lại chỉ chạm nông thành một viền hoa văn trang trí, các cánh sen được chạm nối tiếp nhau vòng quanh bệ, hình thức thường to khoẻ, chen khít dăng thành hàng dài nhiều khi thì bố cục nghiêng mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là cánh sen vẹo. Trong lòng các cánh sen thường chạm thêm những hình hoa kết hợp bởi các ô tròn.
Đồ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử dụng khá nhiều trên kiến trúc của chùa Thái Lạc. Và có lẽ đây cũng là ngôi chùa duy nhất có đồ án trang trí này. Hoa sen chạy dài phía dưới đôi rồng đang trịnh trọng dâng chầu lá đề, hay uốn lượn phía trên các “tầng mây”, nơi có hình các tiên nữ đầu người mình chim đang vừa múa vừa dâng hoa.
Hoa văn hoa sen trên gốm hoa nâu: Gốm hoa nâu được ra đời vào cuối thời Lý và phát triển mạnh ở thời Trần, gồm nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Có loại to như chậu, ang, thạp. Có loại nhỏ như bát, đĩa, liễn,... Hiện vật ngày nay còn lại ở một số bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật hoặc các bảo tàng địa phương ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tây.v.v... Một số khác nằm ở các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Trên các đồ gốm này thường được chia thành ô hoặc thành băng để trang trí bằng cách dùng bút vẽ lên xương đất, sau đó tráng men và kẻ vạch rồi mới đem nung. Đề tài trang trí gồm nhiều loại mà trong đó hoa sen chiếm số lượng lớn. Hoa văn hoa sen có loại đơn giản, chỉ vẽ vạch mấy nét mà thành, như trường hợp một chiếc âu trong sưu tập của Bảo tàng quốc gia Bỉ, phần lớn chúng được vẽ theo lối nhìn nghiêng... Từ một cuống hoa ở dưới vươn lên rồi tiếp đến các cánh hoa đổ ra hai phía bọc quanh một đài gương ở giữa. Hai cánh trên cùng đang ôm lấy gương sen, hai cánh tiếp nở vươn rộng ra hai bên và hai cánh dưới cùng đổ xuống phía dưới. Đơn giản như vậy nhưng vì các cánh sen này không bị gò bó trong một khuôn mẫu đăng đối nào nên trông rất sinh động. Nét bút của nghệ nhân ở đây tung hoành thoải mái. Khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng cao lướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay của búp sen. Mỗi ô một hoa, mỗi hoa một kiểu dáng, thường đứng riêng lẻ một mình hoặc kết hợp với một vài cây cỏ và búp sen. Đặc biệt có đồ án trên một chiếc tháp gốm của Bảo tàng Hải Dương, nghệ nhân còn vẽ thêm nhiều búp sen và lá sen nhiều kiểu dáng, có lá bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống thành cả mảng tròn to, thấy rõ cả chi tiết các gân lá. Ở một liễn men nâu ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, hoa sen lại bố cục thành hoa dây uốn lượn cong tròn đều. Cứ mỗi ô trống là một hoa sen, bố cục theo lối nhìn nghiêng, cánh hoa đổ ra hai phía như ở các đồ gốm hoa nâu khác. Dây hoa này có nhiều lá, có lá như một cánh sen, có lá lại giống lá của hoa cúc trông rất sinh động.
Hoa sen trong mỹ thuật thời Lê sơ
Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc các cung điện như ở bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), điện Lam Kinh (Thanh Hóa), Văn Miếu (Hà Nội). Mặc dù dưới hình thức cuộn vòng của hoa dây, nhưng trung tâm vẫn là bông hoa sen. Hoa sen thể hiện theo kiểu nhìn nghiêng, thấy rõ cả từng lớp của hoa. Trong cùng là một búp hoa còn xếp kín chưa nở. Tiếp đó là các lớp cánh sen toả đều ra hai bên như bố cục hình nan quạt. Vì được cách điệu cao nên ở đây khó nhận ra các cánh sen quen thuộc.
Ở thành bậc điện Lam Kinh đồ án hoa sen cũng giống như ở thành bậc điện Kính Thiên. Đáng chú ý là có một số đồ án ở giữa không phải là chùm cánh, mà lại là cả một đài sen tạo thành một mảng to như hình lá sen, còn ở giữa là các hình xoắn cách điệu . Trên thành bậc cửa Văn Miếu (Hà Nội), các cánh sen vẫn thể hiện theo lối vân xoắn, gương sen ở giữa vẫn chạm lối nhìn nghiêng. Rõ ràng cả hoa sen của 3 thành bậc đều có chung một phong cánh thể hiện. Đó là lối vân xoắn cách điệu cao, đường nét chạm rành mạch sắc nét.
Đồ án hoa sen ở diềm bia: Một số bia thời Lê sơ như các bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội - 1484), bia chùa Cao (Hà Tây - 1505)... đều có trang trí hình hoa sen xen lẫn các hoa khác. Bố cục hoa sen theo kiểu nhìn nghiêng, còn các cánh hoa thì phần lớn đang chụm lại che kín đài gương, ở trên là 3 lớp cánh đang xếp sát nhau, phía dưới cũng có 3 cánh nhỏ đã nở rộng. Đó là trường hợp hoa sen diềm bia chùa Cao. Còn ở diềm bia Văn Miếu bố cục cũng như vậy nhưng có phần đơn giản hơn. Ở giữa là hai cánh sen ôm lấy đài gương, phía ngoài có 5 cánh nở đều ra các phía, giống hoa sen bệ chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh - thế kỷ XVII)
Hoa sen trên bệ tượng Phật: Các bệ tượng Phật thời Lê sơ, như bệ các chùa Khám Lạng (Bắc Giang - 1432), chùa Cao (Hà Tây-1505)... đều có trang trí cánh sen . Kiểu cách và chi tiết của các hoa văn này gần giống với các cánh sen trên các bệ thời Trần. Đặc biệt ở chùa Khám Lạng, ngoài các cánh sen to, còn có lớp cánh sen được chạm theo kiểu xếp gối lên nhau chỉ thấy nửa hình, cứ thế mà thành băng dài. Lối bố cục gối lên nhau này cũng đã thấy có ở thời Trần. Ở chùa Cung Kiệm, dưới chân bệ đá của tượng Phật niên đại 1449, còn thể hiện một đóa hoa sen nổi trên sóng nước, chạm theo lối nhìn hơi chếch nghiêng, các cánh sen nở vây quanh một búp sen ở giữa, lá phía ngoài hình sóng, bố cục đơn giải, ít chi tiết.
Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt là một đề tài rất phong phú, được thể hiện ở rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt. Chính vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà ngày nay các họa sĩ hiện đại vẫn có nhiều tác phẩm thành công với đề tài hoa sen, qua nhiều cách nhìn và ngôn ngữ tạo hình khác nhau, nhưng đều biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt. Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình người Việt là một đề tài hằng xuyên theo chiều dài lịch sử mỹ thuật dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị vô giá với tinh thần người Việt. Vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà còn là đề tài nghiên cứu để chúng ta tìm về với giá trị truyền thống dân tộc.
ý nghĩa của hoa sen được nâng lên tới mức tuyệt đỉnh. Bởi vì hoa sen có những đức tính cao quý gần gũi với triết lý nhà Phật như: Giữ tròn hạnh tính (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đó là phẩm hạnh cao quý của đức Phật); Hương, sắc thanh cao (Hoa sen là loài hoa hiếm trong thế giới các loài hoa có đủ hương, sắc song toàn; hương thơm dịu, thùy mị, tạo nên một tinh thần cao thượng không quá nồng gắt để gây nên những ý nghĩa về dục lạc; sắc với những tên gọi: Kim Liên, Bạch Liên. Hồng Liên... cũng đã nói lên được về sự tinh khiết, kín đáo như hạnh phẩm của người tu hành); Sự kiên nhẫn vươn lên (Hoa sen là quá trình kiên nhẫn và cố gắng nẩy mầm từ trong bùn lầy vượt qua một lớp nước để ngoi lên trong không gian, hạt giống của sen để được lâu mà không hư, đã tìm thấy những hạt sen đã có từ 400 năm mà vẫn nẩy mầm tươi tốt).
Hoa Sen Trong Mỹ Thuật Truyền Thống Việt
Triệu Thế Hùng
Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình người Việt là một đề tài hằng xuyên theo chiều dài lịch sử mỹ thuật dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị vô giá với tinh thần người Việt. Vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà còn là đề tài nghiên cứu để chúng ta tìm về với giá trị truyền thống dân tộc.
Từ rất sớm hoa sen cũng được nhiều cư dân trên thế giới tôn thờ, để nói lên một vẻ đẹp thanh khiết, cao thượng mà con người muốn vươn tới. Phải chăng trong ý thức mộc mạc nơi thôn dã, sen như mang bóng hình của người chính nhân quân tử. Ở Ai Cập, hoa sen là một biểu tượng của dương khí, một hiện thân của các vị thần Orisis và Horus, là các thần Thái dương hay Hoả thần. Ở Nam Á và phương Đông, hoa sen chứa nhiều yếu tố âm, là biểu tượng của phái đẹp. Đối với người Ấn Độ hoa sen tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của lửa và nước. Ở Việt Nam có ý kiến cho rằng những môtíp hoa sen ở bệ đá kê chân cột mang yếu tố âm (yoni) và cột của kiến trúc kê trên đó mang yếu tố dương (linga), tạo thành cặp âm dương đối đãi nhằm tạo nên sự bền vững trường tồn và sinh sôi phát triển. Có lẽ, chính vì vậy mà rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng đã sử dụng hình tượng hoa sen. Theo đạo Bàlamôn, ý nghĩa của hoa sen được nâng lên tới mức tuyệt đỉnh. Bởi vì hoa sen có những đức tính cao quý gần gũi với triết lý nhà Phật như: Giữ tròn hạnh tính (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn đó là phẩm hạnh cao quý của đức Phật); Hương, sắc thanh cao (Hoa sen là loài hoa hiếm trong thế giới các loài hoa có đủ hương, sắc song toàn; hương thơm dịu, thùy mị, tạo nên một tinh thần cao thượng không quá nồng gắt để gây nên những ý nghĩa về dục lạc; sắc với những tên gọi: Kim Liên, Bạch Liên. Hồng Liên... cũng đã nói lên được về sự tinh khiết, kín đáo như hạnh phẩm của người tu hành); Sự kiên nhẫn vươn lên (Hoa sen là quá trình kiên nhẫn và cố gắng nẩy mầm từ trong bùn lầy vượt qua một lớp nước để ngoi lên trong không gian, hạt giống của sen để được lâu mà không hư, đã tìm thấy những hạt sen đã có từ 400 năm mà vẫn nẩy mầm tươi tốt).

Tác giả bài viết: Triệu Thế Hùng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 391
  • Khách viếng thăm: 382
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 68354
  • Tháng hiện tại: 2787935
  • Tổng lượt truy cập: 88592538
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012