Pháp môn niệm Phật đến với đồng bào vùng cao A Lưới

Đăng lúc: Thứ sáu - 10/10/2014 20:09 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Niệm có nghĩa là nhớ đến, để tâm vào. Niệm Phật là nhớ nghĩ đến Phật qua danh hiệu, hình tượng, đức hạnh của Ngài. Sáu chữ “Nam mô A-Di-Đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng; Chữ “A” nghĩa là không, là vô. Chữ “Di-Đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng.
Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng: “Trong thời Chánh pháp người tu thành tựu pháp Thiền quán, trong thời Tượng pháp người tu thành tựu pháp Thiền định, và ở thời Mạt pháp người tu thành tựu ở pháp môn Tịnh độ”. Ngoài ra, Ngài cũng dạy: “Sau khi Phật nhập diệt đã lâu, về thời kỳ mạt pháp đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di Đà lưu truyền lại được một thời gian rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ, chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi Cực Lạc”.
 
Niệm có nghĩa là nhớ đến, để tâm vào. Niệm Phật là nhớ nghĩ đến Phật qua danh hiệu, hình tượng, đức hạnh của Ngài. Sáu chữ “Nam mô A-Di-Đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng; Chữ “A” nghĩa là không, là vô. Chữ “Di-Đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng.
 
Chính vì vậy, mà ngày nay, pháp môn Niệm Phật được xiển dương mạnh mẽ, các Niệm Phật Đường, đạo tràng Niệm Phật được thành lập khắp nơi. Thật vậy, pháp môn Niệm Phật là pháp môn dễ tu hành hơn cả, phù hợp với căn cơ của mọi người, không luận người trí hay kẻ ngu, tu sĩ hay cư sĩ, già hay trẻ, nam hay nữ, giàu hay nghèo, bác sĩ, kỹ sư cho đến công nhân, nông dân, từ thành thị cho đến vùng sâu vùng xa, khi đi đứng hay nằm ngồi… bất luận ở đâu và bất cứ khi nào cũng đều có thể tu tập và thành tựu được cả.
 
Tuy nhiên, người niệm Phật muốn đạt được kết quả thì điều kiện tiên quyết là phải có: Tín – Nguyện – Hạnh. Vì sao như vậy? Pháp môn Niệm Phật được biết đến qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca: “Ở cõi thế giới Ta-Bà này , đến thời kỳ mạt pháp, cách Phật lâu xa chỉ có pháp “Trì danh niệm Phật”, cầu vãng sanh về Tây phương Cực lạc là quốc độ của Đức Phật A Di Đà, thì dễ tu dễ chứng hơn hết”. 

Đức Phật A Di Đà, trước khi chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,  khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo, đã đối trước Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai, phát ra 48 đại nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh, trong đó có nguyện thứ 18: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp”.  

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Tín là mẹ các công đức. Tin có thể thành tựu quả Bồ đề”. Tín ở đây có nghĩa là đức tin chắc chắn, tin vào lời chỉ bày của Đức Phật Thích Ca, tin vào đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, tin vào cảnh giới an vui của thế giới Cực Lạc, tin vào bản thân mình sẽ được vãng sanh,….
 
 
 
Sau khi đã có đức tin chắc chắn thì lập nguyện vững vàng, chí nguyện thiết tha mong muốn được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, dù có gặp bao trở ngại, gian nan, khổ sở. Khi đã có chí nguyện rồi phải thực hành theo đúng chí nguyện. Thực hành ở đây là luôn luôn hành trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà cho đến “nhất tâm bất loạn”.  
 
Trong Kinh cũng dạy: “Chư Phật thương chúng sanh như cha mẹ thương con đỏ”. Như vậy, cha mẹ luôn luôn thương nhớ đến con và nếu con cũng biết tưởng nhớ đến cha mẹ thì dù có xa cách đến muôn kiếp nghìn trùng vẫn thấy gần nhau. Cho nên, sau khi đã có đầy đủ 3 món tư lương: Tin sâu, Nguyện thiết, Hạnh chuyên thì người hành trì pháp môn niệm Phật có thể bước đi đến cõi Cực Lạc theo như lời Ấn Quang Ðại sư đã ấn chứng: “Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, cũng không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một…”
 
Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật dạy: “Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi sanh tử”. Chính vì sự vi diệu cũng như sự đơn giản, gần gũi trong tu tập, phù hợp với căn cơ mọi người của pháp môn Niệm Phật cho nên Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn để truyền bá pháp môn này đến với đồng bào dân tộc Phật tử vùng cao A Lưới. Khóa tu “Niệm Phật một ngày” được tổ chức vào ngày 15 Âm lịch hằng tháng, tại Niệm Phật đường Sơn Thủy, dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tăng ni trong BTS GHPGVN huyện A Lưới đến nay đã tròn 3 năm với số lượng đạo hữu tu học ngày càng phát triển.
 
 
Ngoài trì danh kinh hành niệm Phật, chư Tôn Đức đã khéo léo chỉ bày, hướng dẫn giáo lý qua những bài thuyết giảng thiết thực, gần gũi cũng như hướng dẫn đạo tràng hành trì các nghi lễ khác của Phật giáo, khuyến khích, sách tấn đạo hữu Phật tử ăn chay, giữ giới, tụng kinh, sám hối, phóng sanh,… Bên cạnh đó, đạo tràng niệm Phật cũng được chư Tôn Đức hướng dẫn hành Thiền. Cổ nhơn dạy: “Thiền – Tịnh song tu”, niệm Phật mà có cả tham Thiền thì như cọp đã có sức mạnh lại còn mọc thêm sừng. Tất cả những điều đó không ngoài mục đích chính và tôn chỉ của khóa tu niệm Phật ở huyện A Lưới là làm sao cho mỗi Đạo hữu Phật tử cố gắng chuyên cần niệm Phật sớm đạt được “nhất tâm bất loạn”. Bởi vì cho dù “tha lực” của Đức Phật Di Đà có mạnh mẽ đến đâu mà bản thân Đạo hữu Phật tử không có “tự lực” thì kết quả cũng không được thành tựu.

“Mạc đãi lão lai phương niệm Phật

Cô phần đa thị thiếu niên nhơn”

(Chớ hẹn tuổi già mới niệm Phật

Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh)
 

Điều đặc biệt là trong khóa tu lần thứ 8, ngày 15 tháng 9 Giáp Ngọ, đạo tràng niệm Phật có Phật tử người nước ngoài tham gia tu tập. Điều này ngay cả ở thành thị cũng hiếm thấy huống hồ gì ở vùng cao như A Lưới. Thật là một điều đáng vui mừng và là niềm khích lệ cho Đạo tràng niệm Phật ở A Lưới, chứng tỏ đạo tràng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, điều này càng thể hiện rõ sự “bình đẳng”, không phân biệt màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, giai cấp trong giáo lý của Đạo Phật.
 

 
 
Tác giả bài viết: Nguyên Bình - Trần Đăng Thiện Quân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 454
  • Khách viếng thăm: 446
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 138321
  • Tháng hiện tại: 2273073
  • Tổng lượt truy cập: 91164646
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012