Hòa thượng Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, vị Sư - Thầy tài đức vẹn toàn

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/09/2012 06:17 - Người đăng bài viết: Ban quản trị
Sinh ra, lớn lên, và thành tựu trong cuộc đời này, mỗi chúng ta đều có họ và tên khác và giống nhau do cha, mẹ, ông, bà của hai bên nội, ngoại, đặt ra để kế thừa và tiếp nối dòng giống tâm linh và huyết thống.
HT. Thích Minh Châu

HT. Thích Minh Châu

 

Đối với vị cư sĩ, trong giờ phút được khai sinh trong đạo Phật – đạo giác ngộ, từ bi, trí huệ, hòa bình, và tỉnh thức, và trong giờ phút hiểu và tự chọn cho mình một hướng đi an lạc và vững chãi suốt cuộc đời của mình bằng cách phát nguyện và nương tựa Ba Ngôi Quý Báu: Phật, Pháp, Tăng, và Năm Điều Đạo Đức[1] với vị Bổn Sư của mình trực tiếp hoặc gián tiếp dạy dỗ và trao truyền giới pháp cho mình đã thọ, thì mỗi cư sĩ chúng ta có thêm một tên đạo, đó là pháp danh. Đối với vị xuất sĩ, ngoài họ, tên, và pháp danh ra, mỗi vị xuất sĩ chúng ta còn có thêm pháp tự và pháp hiệu.

Thực vậy, khi sinh ra, lớn lên, xuất gia, học đạo, hiểu đạo, hành đạo, hoằng đạo, hộ đạo, và ứng dụng đạo pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì mỗi chúng ta đều có tên, họ, pháp danh, pháp tự, và pháp hiệu khác hoặc giống nhau. Chủ đề của bài viết này là “Hòa thượng Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, vị Sư – Thầy tài đức vẹn toàn.” Dựa vào đề tài trên, người viết lần lượt định nghĩa, thảo luận, và phân tích từng từ, từng cụm từ, và toàn chủ đề trên.

Trước tiên, Hòa thượng (Sanskrit: Upādhāya) có nghĩa là người có tài năng và đức hạnh có khả năng dung nhiếp, duy trì, kế thừa, tiếp nối, truyền đạt, giáo dục, đào tạo, nuôi nấng, và dạy dỗ Phật pháp cho những người Phật tử và không phải Phật tử. Hòa thượng là danh từ chung, âm Hán Việt có nghĩa là vị trưởng thượng, đức hạnh, đạo hạnh, gương mẫu, và tôn kính trong Sơn môn, Già lam, Tăng đoàn, trong đạo pháp, và trong dân tộc.

Hòa thượng họ Đinh, thế danh của ngài là Văn Nam, pháp danh là Tâm Trí, pháp tự là Minh Châu, và pháp hiệu là Viên Dung. Tất cả chữ “pháp” ở đây đều có nghĩa là mạng mạch đạo pháp và dân tộc, là giáo pháp, và là lời Phật dạy. Đọc qua tiểu sử của ngài,[2] chúng ta biết thân phụ của ngài đã đỗ đạt tiến sĩ Hoàng Giáp lúc 21 tuổi năm 1913. Noi gương hiếu học và ảnh hưởng giáo dục trực tiếp của người cha, Hòa thượng quyết tâm tu học và sau này sớm trở thành một vị tài – đức vẹn toàn và sáng ngời trong mọi thời đại.                          

Tâm Trí là âm Hán Việt, danh từ riêng; Tâm có nghĩa là trái tim, là then chốt, là cốt lõi, là tấm lòng… Theo dòng kệ của Tổ Sư Liễu Quán,[3] Tâm là sự truyền thừa và tiếp nối giữa thế hệ trước và thế hệ sau như … Trừng,Tâm, Nguyên … Trí có nghĩa là trí tuệ (S. Prajña/ P. Paññā).

Vậy Tâm Trí là pháp danh của Hòa thượng, người có tấm lòng chân thật và thiết thực có khả năng nhìn xa trông rộng qua nhiều thế hệ và thời đại, qua nhiều khía cạnh đặc thù như nhà giáo dục, nhà phiên dịch Kinh điển, nhà ngoại giao Phật giáo mẫu mực và phù hợp với xã hội hiện tại…

Minh Châu là âm Hán Việt, danh từ riêng; Minh có nghĩa là sáng, trong sáng, sáng suốt, là tuệ giác; Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu. Vậy Minh Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu và trong sáng, là pháp tự của Hòa thượng, người có viên ngọc Phật pháp đích thực cho đạo pháp và cho dân tộc, có khả năng trao truyền, tiếp nối, và thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp cho nhiều thế hệ trong hiện tại cũng như trong tương lai bằng cách phiên dịch các Kinh điển Pali  và Hán văn ra tiếng Việt văn, mở trường dạy học, và đào tạo con người tài đức cho gia đình, cho học đường, và cho xã hội.    

Viên Dung là âm Hán Việt, danh từ riêng; Viên có nghĩa là tròn đầy, hoàn hảo; Dung có nghĩa là dung nhiếp, dung hòa, dung nạp, tóm thâu, khoan dung, rộng lượng, bao la... Vậy Viên Dung có nghĩa là dung thông và hoàn hảo về nhiều khía cạnh tài và đức, là pháp hiệu của Hòa thượng, người có khả năng thẩm thấu và dung nhiếp sự hòa hợp giữa Tăng đoàn, giữa Nam và Bắc tông, và giữa các Kinh điển Hán, Phạn, và Pali.

Thật vậy, Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dungvị Sư – Thầy tài đức vẹn toàn, là chủ đề chính của bài viết này, mang nhiều ý nghĩa đặc thù và quan trọng, có các mối tương quan và tương duyên với nhau rất mật thiết, ba là một, một là ba, và là tất cả, cụ thể chỉ cho Trưởng lão Hòa thượng với đạo hiệu thường dùng hằng ngày là ở phía trước chữ Minh ở phía sau chữ Châu.

Chúng ta biết ban đầu tu học Phật pháp tại Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Châu là vị thầy mặt y hậu theo truyền thống Phật giáo Bắc tông từ năm 1946 tới năm 1952. Sau đó, Hòa thượng có đủ duyên lành xuất dương du học tại đại học Colombo, Tích Lan (Sri Lanka) năm 1952–1955 và tại đại học Bihar, Ấn Độ năm 1956–1963. Từ những năm đó cho tới khi viên tịch năm 2012, thầy mặc y hậu theo truyền thống Phật giáo Nam tông, và am hiểu Kinh điển và hệ tư tưởng Phật giáo Nam và Bắc truyền.

Theo triết lý Phật giáo, chúng ta được nghe và biết rằng “chiếc áo không làm nên nhà tu, nhưng nhà tu không thể không có chiếc áo này. Trong ngữ cảnh này, “nhà tu” chỉ cho hành giả, cụ thể là Hòa thượng; dù là Nam truyền hay Bắc truyền, “chiếc áo” của hai truyền thống đó chỉ là phương tiện vật chất dùng để che thân. Nghĩa bóng của nó có nghĩa là an lạc và giải thoát, là ruộng phước tốt nhất cho các hàng Phật tử tại gia và xuất gia có dịp gieo, trồng, duy trì, và vâng giữ.

Xuyên qua việc tu tập, hành trì, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, vị hành giả dùng chiếc áo làm phương tiện cần thiết để bảo vệ thân thể ấm áp khỏi bị gió, lạnh, và khỏi bị côn trùng cắn chích. Nhờ thực tập Phật pháp tinh chuyên như vậy, nên hành giả có thể gặt hái những hoa trái an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Như vậy, qua những gì thảo luận ở trên, chúng ta biết Hòa thượng có thể được gọi là vị  và cũng có thể được gọi là vị Thầy, gọi chung là vị Sư Thầy xuất chúng. Trong chủ đề của bài viết này, chúng ta bắt gặp hai từ “Sư Thầy.” “” là vị xuất gia hay vị xuất sĩ. Gọi theo âm Hán Việt, “” là danh từ chung thường chỉ cho các vị Sư mặc y hậu theo các nước Phật giáo Nam truyền như Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan…, và Việt Nam; “Thầy” cũng là một vị xuất gia hay vị xuất sĩ. Gọi theo tiếng Việt, “Thầy” cũng là một danh từ chung thường chỉ cho các vị Thầy mặc y hậu theo các nước Phật giáo Bắc truyền như Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc…, và Việt Nam. “Thầy” đôi lúc cũng có nghĩa là vị cư sĩ.

Vậy, ở Việt Nam có cả “ và Thầy,” ở Hòa thượng cũng có cả “ và Thầy,” ở chính người cũng có cả việc am hiểu Kinh điển và sự hòa hợp giữa Nam và Bắc tông, và ở chính ngài cũng có cả an vui, hạnh phúc, giác ngộ, và giải thoát. Trong bài viết này, “ và Thầy” đi chung với nhau chỉ cho vị xuất Sĩ, cụ thể là Hòa thượng Thích Minh Châu, vị Sư Thầy quý kính, bao hàm trọn vẹn các ý nghĩa trên.

Đọc và viết xong bài thảo luận trên, chúng ta biết cái tâm hiện ra cái tướng. Pháp danh, pháp tự, và pháp hiệu của thầy đều biểu hiện ra cái tài và cái đức trọn vẹn. Người thời nay hiếm có người theo kịp thầy.

Thực vậy, Hòa thượng Thích Minh Châu là vị Sư Thầy tài – đức toàn vẹn. Với ánh sáng giáo dục và đào tạo con người tài đức, thầy có khả năng trao truyền và thắp sáng lên các ngọn đuốc của chánh pháp cho nhiều thế hệ con cháu hiện tại và mai sau. Càng thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, thì ánh sáng tuệ giác của thầy càng chiếu tỏa trong không gian và thời gian, trong tự thân, trong tha nhân, trong Tăng đoàn, gia đình, học đường, và trong xã hội.

Để tưởng nhớ và học theo tài năng và đức hạnh của thầy, những Kinh điển của thầy dịch, biên soạn, và viết lách, những chương trình giáo dục của các trường Bồ-đề và đại học, và những chương trình giáo dục thanh thiếu niên, chúng ta có thể đem ra giảng dạy, áp dụng, và thực hành vào trong các học đường hiện tại, đặc biệt là vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cho thích hợp.

Thành kính đảnh lễ Hòa thượng Thích Minh Châu, vị Sư Thầy thân thương và quý kính!

Chú thích:

[1]  Năm Điều Đạo Đức gồm có 1. Nuôi dưỡng tâm từ bi đối với chúng sinh, 2. Phát khởi tâm bố thí, 3. Xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng và con cái, 4. Giữ vững niềm tin, chân thật, và uy tín cho tự thân và cho đoàn thể, 5. Nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách biết thương mình và thương người.

[2] Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/con-nguoi-vn/11771-Tieu-su-truong-lao-hoa-thuong-Thich-Minh-Chau.html

[3] Xem http://phapluan.vn/vanhoc/lich-su/nhan-vat/2381-to-su-thiet-dieu-lieu-quan-hanh-trang-va-ke-thi-tich

Tác giả bài viết: Tiến sỹ Thích Trừng Sỹ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 667
  • Khách viếng thăm: 658
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 49087
  • Tháng hiện tại: 2857230
  • Tổng lượt truy cập: 88661833
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012