Mơ những mùa Phật Đản không chiến tranh

Đăng lúc: Thứ hai - 15/04/2013 00:43 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Mơ những mùa Phật Đản không chiến tranh

Mơ những mùa Phật Đản không chiến tranh

2557 năm trước ngày Đức Phật ra đời và sau 35 năm sau đó Đức Phật đã có rất nhiều các bản kinh trong đó nói đến chủ trương giảm xung đột và hận thù dẫn đến bất bạo động. Chính vì Đạo Phật khác với các tôn giáo khác mà Nghị quyết số 54/115 do Đại Hội đồng chấp thuận: Công nhận quốc tế Ngày Vesak tại trụ sở Trung ương Liên hơp quốc và các Văn phòng Liên hợp Quốc khác, để bày tỏ lòng biết ơn về đóng góp của Phật giáo về những đóng góp cho hòa bình, bảo vệ mội trường về phương diện tâm linh cho nhân loại trong suốt hơn 2.5 thiên niên kỷ qua.
Chiến tranh sẽ không chỉ để lại hậu quả đau thương cho kẻ chiến bại mà ngay cả kẻ chiến thắng thì hậu của nó cũng không biết bao nhiêu năm sau cũng không lành được.

Mấy ngày nay cả thế giới đang từng giờ, từng phút dõi theo những câu phát ngôn, những động tĩnh, những di chuyển nhỏ nhất trên hai miền bán đảo Triều Tiên. Mọi người theo dõi bởi vì tất cả đều biết rất rõ nếu chiến tranh xẩy ra thì ngoài người dân của hai miền đất nước này  thiệt hại nhiều nhất mà còn tới  70% dân số trên thế giới này bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến điên rồ này nếu nó xẩy ra.

Nếu ai đã biết đến hậu chiến tranh chắc hẳn không quên những con số sau cuộc chiến tranh thế chiến II:  Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy. Hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Còn ở Việt Nam: chỉ cần nói đến một chi tiết rất nhỏ thôi là việc tháo dỡ hết bom mìn cũng phải mất 300 năm nữa. Vậy là phải mất 338 năm sau chiến tranh, trên đất nước Việt Nam mới có người không phải chết  vì hậu chiến tranh nữa. Thật là kinh khủng phải không thưa Đức Phật?

Ấy vậy mà có cái đầu bốc đồng vì hiếu thắng, vì hiếu chiến, vì cái tôi lại còn có những cái đầu vì lòng tham, lấy nước lớn bắt nạt nước nhỏ, thích vẽ đường biên giới trên sông, trên biển gì là ta cứ vẽ… họ hết đe dọa người này, đến người khác, họ mang cả vũ khí hạt nhân ra đe dọa. Ôi! họ cứ coi vũ khí hạt nhân như là một trò chơi ấy Đức Phật ạ. Không biết là họ nghĩ làm sao nhỉ, nếu mà cả thế giới này chết hết, quả đất này bị hủy diệt vì bom hạt nhân thì một mình họ sống được ư?

Đức Phật ơi! chỉ vì lòng tham của một vài cái đầu mà biết bao nhiêu người nghèo, nước nghèo cũng phải gồng mình để trang bị vũ khí để bảo vệ chủ quyền, thế là đã nghèo lại càng nghèo vì ngân sách cho quốc phòng thì tăng lên, ngân sách phân bổ cho các ngành khác đành phải cắt giảm đi thế là việc phát triển đất nước, nâng cao đời sống cho người dân đành phải gác lại. Trong khi kho súng đạn, máy bay, tầu ngầm, tên lửa đạn đạo, tầu sân bay, khu trục… cứ đầy lên chứa trong kho.  Lâu lâu dở ra múa may, diễu binh, diễu hành, vừa khoe, vừa đe dọa thiên hạ, chỉ có Dân thì đói nghèo đến thảm hại. Trái đất thì ngày càng bị hủy diệt vì các vụ thử hạt nhân, vì đói nghèo mà bị khái thác đến cạn kiệt.

Giá mà, họ dùng tiền đó vào nghiên cứu khoa học phục vụ cho dân sinh, phục vụ cho việc tìm nguồn năng lượng xanh thay thế cho các nguyên liệu đang ngày đêm thải khí cac bon nic( Co2) lên bầu trời. Nghiên cứu các loại vacxin để phòng chống các loại dịch cúm đang dình dập. Nghiên cứu ra các thiết bị hiện đại để cảnh báo các thiên tai sẽ xẩy ra hay hạn chế các thiên tai. Nghiên cứu ra những loại lương thực, thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực cho nhân loại… Nghiên cứu và chinh phục vũ trụ hay các hành tinh khác để đưa bớt con người đến các nơi có sự sống...

Chiến tranh sẽ không chỉ để lại hậu quả đau thương cho kẻ chiến bại mà ngay cả kẻ chiến thắng thì hậu của nó cũng không biết bao nhiêu năm sau cũng không lành được. Hậu của chiến tranh thì đã có biết bao nhiêu giấy mực của bao nhiêu nhà phân tích, nghiên cứu …từ ngàn năm qua viết ra rồi, có ngồi liệt kê lại cũng không thể nào liệt  kê được hết. Ấy vậy mà mấy cái đầu tham, sân và chỉ vì cái tôi mà cứ coi chiến tranh như một trò đùa.

Gần 2550 năm trước Đức Phật đã dậy loài người là “ không giết hại hay bảo người khác giết hại hoặc thấy người khác giết hại con người hay các loài động vật khác mà vui theo”. Vậy mà cái tôi này đang làm cả thế giới phải nín thở từng giây, từng phút để xem anh ta giơ tay bấm nút khai hỏa vào giờ nào ngày nào. Ngay việc khiêu khích hay đe dọa người khác thôi cũng là một tội rồi phải không thưa Đức Phật. Giá như trên thế giới này tất cả những người đứng đầu đất nước đều được nghe được Đức Phật  khẳng định hòa bình trên nền tảng bất bạo động của Ngài và chỉ có hòa bình, sống trong hòa bình thì  tất cả các loài động, thực vật mới được sống trong an bình. Giá như những nhà lãnh đạo trên thế giới dẹp bớt tâm tham, thù hận và cố chấp thì việc dấy khởi chiến tranh sẽ không còn.

Trên thế giới ngay trong thế kỷ 20 tại đất nước Ấn Độ Ngài Mahatma Gandhi. ông được người dân Ấn suy tôn Ông như một vị Thánh. Trong suốt cuộc đời, Ông phản đối tất cả các hình thức bạo lực. Ông đã dành được độc lập cho Ấn từ thực dân Anh mà không mất một giọt máu. Ngày 3/10/1990 Đông Đức và Tây Đức thống nhất không phải nghe một tiếng súng nổ, không mất một giọt máu và giờ đây nước Đức trở thành một cường quốc giầu mạnh đứng đầu châu Âu.. Giá như trên bán đảo Triều Tiên cũng noi gương nước Đức này thì giờ đây người dân hai nước và cả thế giới sẽ không bị lôi kéo vào vòng xoáy này mà chỉ cần một phút sai lầm của bất kỳ bên nào cũng khó có thể kiểm soát được chuyện gì sẽ xẩy ra.

Hòa bình là ước ao là ước mơ không chỉ của mỗi con người mà ngay đến các động, thực vật khác trên đất liền hay trên biển, cũng đều khát vọng được sống trong hòa bình. Bom đạn làm cây cối cũng chảy “máu” nhựa cây cũng đặc quánh, cháy xém nham nhở. Những con run cũng quằn quại, chết tức tưởi dưới bom đạn. Các loài thủy tộc cũng tan xác và máu cũng nhuốm đỏ nước biển khi bom đạn rơi…Vạn vật và Đất Trời đều phải chảy máu và khóc than nếu ở bất kỳ nơi đâu có chiến tranh xẩy ra.

2557 năm trước ngày Đức Phật ra đời và sau 35 năm sau đó Đức Phật đã có rất nhiều các bản kinh trong đó nói đến chủ trương giảm xung đột và hận thù dẫn đến bất bạo động. Chính vì Đạo Phật khác với các tôn giáo khác mà Nghị quyết số 54/115 do Đại Hội đồng chấp thuận: Công nhận quốc tế Ngày Vesak tại trụ sở Trung ương Liên hơp quốc và các Văn phòng Liên hợp Quốc khác, để bày tỏ lòng biết ơn về đóng góp của Phật giáo về những đóng góp cho hòa bình, bảo vệ mội trường về phương diện tâm linh cho nhân loại trong suốt hơn 2.5 thiên niên kỷ qua.

Hỡi những cái đầu đang nóng với đầy tham vọng và hận thù! hãy để nỗi sân hận xẹp đi và cái tôi nhỏ lại để cho dân nước mình được sống, cho thế giới sống trong hòa bình, đừng để sử sách phải ghi tên mình vào danh sách là những kẻ sát nhân của thế kỷ.

Mùa vesak đã về ước mong tất cả mọi người trên trái đất này được quyền sống trong hòa bình như  lời dậy của Đức Phật.                    

Sài Gòn  tháng 4 năm 2013 - Giác Hạnh Hoa
                                                                                                                                      
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 433
  • Khách viếng thăm: 428
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 97993
  • Tháng hiện tại: 2326335
  • Tổng lượt truy cập: 91217908
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012