Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ ý tưởng và đề xuất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh những năm 1960.
Nhân quả là chân lý sống, không thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an.
Hơn 2.600 năm đã trôi qua kể từ đêm huyền nhiệm khi Thái tử Tất-đạt-đa vượt thành xuất gia tìm đạo, câu chuyện về Ngài vẫn thường được hàng con Phật nhắc nhớ với tất cả sự tôn kính và ngưỡng vọng. Hình ảnh vị vương tử rời bỏ vương thành Ca-tỳ-la hoa lệ, rời bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy và lạc thú trần gian để trở thành vị Sa-môn đi tìm lẽ thật của cuộc đời là biểu tượng đã tạo nên bao niềm xúc động.
Người tu đúng theo chánh pháp Phật dạy là phải thực hành đúng với lý nhân quả thì mới thật sự được an vui. Nhờ tránh không tạo nhân đau khổ nên không có quả đau khổ; và đâu bị lo sợ, đâu bị ray rức hay là mặc cảm tội lỗi.
Muốn hướng thượng chúng ta phải dẹp bỏ cái ta, tức là phải vô ngã. Có được như vậy, chúng ta mới khiêm cung, vị tha, sống vì lợi ích của mọi người. Quên thân mình, không nghĩ đến mình, chúng ta mới dám hy sinh, xả thân vì lợi ích của người khác.
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp. Người phá kiến có thể do thiếu hiểu biết, nhưng cũng có thể do cố tình vì động cơ lợi ích cá nhân. Bài viết này tôi xin bàn đến phá kiến trong vấn đề ăn chay và ăn mặn.
“Công đức” mang ý nghĩa là “làm trong sạch tâm, làm cho tâm thanh tịnh”. Sau khi tìm hiểu và phát tâm thiện lành trước khi làm những việc cứu giúp người nghèo khó, trong khi làm lòng vẫn thiện lành và đầy từ bi, sau khi làm vẫn thấy đó là điều cao đẹp, đáng làm, đáng bỏ công, đáng hy sinh.
Nên tu tưởng vô thường, nên quảng bá tưởng vô thường. Đã tu tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thì đoạn ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn.
Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là con trai của hoàng thân Suppabuddha và hoàng nương Pamita. Ông là anh em chú bác của Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhatta), và cũng là anh ruột của công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), hay cậu La Hầu La (Rahula).
Người xuất gia phải làm gương cho chúng tại gia, nếu không nêu được gương tốt thì người tại gia sẽ không sinh tâm thâm tín, và không thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất gia thì phải có hình tướng của người xuất gia.
Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát nổi bật, được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả trong truyền thống Nguyên thủy, như trường hợp ở xứ Tích Lan và Thái Lan cũng có thờ Ngài.
Mối liên hệ giữa thầy và trò trong bất cứ xã hội nào và ở bất kỳ thời đại nào vẫn luôn là mối liên hệ cao quý. Mối liên hệ đó có thể không sâu đậm và thắt chặt như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhưng nó mang một ý nghĩa rất thiêng liêng.
Ông Cấp Cô Độc không chỉ được tôn kính vì hành động cúng dường khu vườn quý cho Phật, mà còn vì lòng tốt rất mực, sự mộ đạo rộng lớn và sự bảo hộ chư tăng của ông.
Khi chưa xuất gia, bà tên là Kiều Đàm Di (Gotami), mang nghĩa là người phụ nữ thuộc dòng họ Cồ-đàm (Gotama), di mẫu (tức là dì ruột) của Thái tử Tất đạt đa Cồ Đàm, sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Từ khi thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật dưới gốc cây Bồ Đề, lăn chuyển bánh xe chánh pháp, chư tổ sư hoằng dương truyền xuống từng đời trãi bao thế kỷ, vượt bao thế hệ, làm lợi ích cho vô số chúng sanh, xóa mây mù tà kiến, hiển bày trí tuệ sáng ngời, cho đến ngày nay đạo Phật vẫn còn sáng chói như mặt trời giữa trưa.
Như chúng ta đã học trong mấy khoá vừa qua và nhất là trong khoá bốn này, chứng tỏ cho chúng ta thấy giáo lý của đức Phật là vô cùng tích cực lợi tha. Nhưng trong thực tế, chúng ta phải công nhận rằng, phần đông các nhà hành đạo trong thời hiện tại còn thiếu phương tiện và khả năng chuyên môn, nên chỉ hoằng pháp lợi sanh bằng phương tiện hạn chế trong nội điển và chưa đi sâu vào các ngành sinh hoạt khác của xã hội. Do đó, đạo Phật thu hẹp phạm vi hoạt động và mất rất nhiều ảnh hưởng trong đời sống của đại đa số quần chúng.
Phật giáo truyền về phương Đông đến khoảng giữa thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ thứ 7 thì đạt đến thời kỳ đỉnh thạnh, các tông phái Phật giáo cơ bản đã hình thành, giáo nghĩa và tông chỉ của từng tông phái đã hoàn toàn cụ bị.
Đức Phật đã vắng bóng trên cuộc đời hơn 25 thế kỷ, nhưng nhân cách thánh thiện của Ngài vẫn còn tác động cho mọi người kính ngưỡng tôn thờ.
Giới điều còn, Phật pháp còn/Giữ nghiêm giới luật: ghi lòng khắc tâm!/"Thầy tu phạm giới thẹn thầm/Cúi đầu nghĩ lại lỗi lầm vừa qua/Trong lòng sám hối thiết tha/"Muốn gần đức Phật, chớ xa giới điều!".
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Thủy, thôn Quảng Phú, xã Sơn Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012