Phép tắc dành cho phật tử tại gia (phần 1 )

Đăng lúc: Thứ sáu - 30/08/2013 22:15 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
"Nước có phép nước, nhà có luật nhà " đối với bốn đệ tử của Phật đều có uy nghi giới luật. Ngày nay có nhiều cư sỹ, phật tử tính tiến tu tập mà đối với uy nghi giới luật của mình lại không hay biết, do vậy uy nghi đa phần không hợp với phép tắc. Học Phật là sự nghiệp siêu phàm nhập thánh, có một phần cung kính liến có một phần lợi ích , mười phần cung kính có mười phần lợi ích. Nếu phép tắc chưa thấu đáo mà có thể thâm nhập Phật đạo là điều không thể ....
Phật giáo A Lưới xin giới thiệu cuốn "Phép tắc dành cho Phật tử tại gia" do Thượng Tọa Thích Tiến Đạt biên soạn. Cuốn sách bao gồm giới luật và uy nghi của Phật tử tại gia nhằm giúp cho quý vị cư sỹ, phật tử tu tập hành trì đúng như pháp, ngõ hầu tiến nhập Phật pháp, trang nghiêm tự thân và hộ trì Tam bảo.  

CHƯƠNG I: KÍNH PHẬT 
 


1. Cư sỹ, Phật tử: Khi thây tượng Phât (Bất luận là tranh ảnh hay hình tượng) đều phải chỉnh đốn y phục, chí thành đảnh lễ, tối thiểu cũng phải chắp tay, cúi đầu.

2. Nơi Phật điện, Phật tháp, Pháp đường, giảng đường, thiền đường .v.v. Nếu thấy tượng Phật đều phải lễ bái, khi lễ bái tưởng niệm bài kệ:
 
“Trên trời, dưới đất không bằng Phật
Mười phương thế giới chẳng sánh kịp
Những gì con thấy ở thế gian
Hết thảy không có ai như Phật “
Án phạ nhật la vật
(3 lần )

3. Khi vào trong Phật điện không được mang theo túi xách, nón , mũ …. (trừ kinh sách và lễ vật cũng Phật ). Vào trong rồi chẳng được nhìn ngó phải trái, nếu muốn chiêm bái phải đợi sau khi hành lễ xong mới được từ tốn chiêm ngưỡng. Khi chiêm ngưỡng tượng Phật thầm niệm bài kệ sau:
 
“Nếu thấy được Phật
Nguyện cho chúng sanh
Được mắt vô ngại
Thấy hết thảy Phật”
Nam mô A Di Đà Phật
(10 lần)

4. Khi đi kinh hành phải đi theo chiều kim đồng hồ hoặc ba vòng hoặc bảy vòng, cúi đầu nhìn thẳng vừa đi vừa niệm Phật.

5. Chẳng được nói chuyện thế tục nơi Phật điện, nếu nói phập pháp cũng chẳng được lớn tiếng, chẳng được cười đùa, chẳng được dựa cột, dựa vách, không được khạc nhổ, nếu ợ ngáp phải lấy tay che miệng.

6. Khi lễ bái phải thung dung, thành kính, năm vóc sát đất, chí thành tưởng niệm bài kệ:
 
“Phật chúng sanh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới Đế Châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời   
Trước Bảo Tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y."  
(10 lần)

7. Nếu thấy tượng Phật, tranh ảnh Phật, kinh Phật để ở chỗ bất tịnh phải nhanh chóng để vào nơi thanh tịnh. Nếu thấy người nào có thái độ thiếu tôn trọng kinh, tượng Phật phải nhẹ nhàng khuyên bảo.

8. Tranh tượng Phật không được để ở trong phòng ngủ hoặc hay ở chỗ không trang trọng, bởi tượn Phật ở đâu cũng như Phật đang ở đó không thể không cung kính.

 (P/S có người đối với giáo lý của Phật thì hết sức hâm mộ tán thán nhưng đối với kinh, tượng Phật phần nhiều xem thường. Kính trọng kinh, tượng Phật vốn là thành tựu phẩm hạnh, đức hạnh của chính mình. Đối với kinh, tượng Phật mà bất kính thì diệu nghĩa Phật pháp làm sao thâm nhập được)
 

 CHƯƠNG II – KÍNH PHÁP

1- Cư sỹ, Phật tử khi đọc kinh luật của Phật phải nên đốt hương, ngồi ngay ngắn như đối trước Phật, chẳng được tựa ghế, ngồi ngả nghiêng: Chẳng được tay bẩn cầm vào kinh, tượng Phật.
 
2- Muốn đọc kinh trước nên tĩnh tọa ít phút thầm niệm bài kệ:

“Phật pháp cao sâu rất nhiệm màu
Muôn ngàn ức kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy thấy xin gìn giữ
Chân nghĩa Như Lai nguyện hiểu sâu”

Nam Mô A Di Đà Phật                                           (10 lần)

Niệm rồi chắp tay trước ngực, cúi đầu xá kinh 3 xá rồi mới mở kinh ra đọc.

3- Đọc kinh phải đọc thong thả từng chữ rõ ràng, hiểu rõ nghĩa lý, chẳng được đọc qua loa.

4- Khi đọc kinh phải mặc áo dài, trên án kinh ngoài lư hương ra không được để tạp vật. Trên kinh sách có bụi phải lấy khăn sách lau đi, không được dùng miệng để thổi bụi.

5- Đọc xong hoặc tạm nghỉ phải dùng kẹp để đánh dấu trang, gấp lại để ngay ngắn, dùng khăn sạch phủ lên.

6- Đang đọc kinh mà tạp niệm khởi lên, hoặc có khách đến cũng phải gấp kinh lại để ngay ngắn rồi mới tiếp chuyện. Không được ở ngay án kinh mà nói chuyện thế tục, cười đùa, lớn tiếng, khạc nhổ, ợ ngáp. 

7- Khi đọc kinh thấy có những điều tâm đắc sau khi đọc xong phải ghi chép lại không được dùng bút đánh dấu vào các trang kinh sách.

8- Kinh sách phải được để nơi trang trọng không được để tạp loạn với sách thế tục, chẳng được để nơi bàn ghế phòng khách hay đầu giường ngủ.

9- Kinh sách nếu bị tổn hư hại phải nhanh chóng tu bổ, thường giữ gìn bảo quản như mới.

10- Khi nâng kinh, tượng phải nâng bằng hai tay, nâng ngang ngực, chẳng được cầm một tay mà đi. Đã nâng kinh, tương chẳng được hướng đến người khác làm lễ, chẳng được lấy kinh sách mà vái chào người, chỉ nên hai tay nâng cao kinh, tượng lên ngang trán rồi khẽ cúi đầu .

11- Chẳng được nằm ngửa, nghiêng, nằm sấp mà đọc kinh sách Phật giáo, bẻ gập, cuộn tròn kinh sách để đọc. Trước khi đọc phải rửa tay, súc miệng sạch sẽ, khi đọc kinh không được ăn uống tạp vặt.
 
CHƯƠNG III - KÍNH TĂNG
 
1- Phàm cư sỹ, Phật tử khi thấy chư tôn đức Tăng, Ni đều phải nên đứng ngay ngắn, chắp tay cúi đầu thưa hỏi, chẳng được ngồi mà không đứng  (trừ khi đang tụng kinh, lễ Phật, bệnh nặng)

2- Chẳng được gọi thẳng tên Pháp danh của chư tôn đức giáo phẩm Tăng, Ni mà phải gọi là: Đại đức hay Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư ….Khi đối diện hầu chuyện chẳng được gọi pháp danh quý ngài, chỉ bạch Thầy, bạch Đại đức …..

3- Chẳng được nghe trộm các vị xuất gia thuyết giới Bồ tát , cử tội, yết ma…..

4- Khi đến chùa không được tự tiện đi vào phòng của quý Tăng, Ni.

5- Phàm thấy các bậc tôn túc trưởng lão đạo cao đức trọng nên kính như kính Phật. Đối với chư tôn đức Tăng, Ni nên kính như Bồ tát, chẳng được coi thường (ví dụ gặp phải người không tốt (Phi hảo Tăng) cũng nên kính trọng, vì họ đang mang hình tướng Sa môm đệ tử của Phật.

6- Nếu muốn tham vấn Phật pháp phải nên chỉnh đốn y phục thành kính đảnh lễ. Tối thiểu cũng phải chắp tay cúi đầu thưa kính, lắng tâm nghe kỹ, ghi nhớ không quên. Quý ngài nói chưa xong không được nói xen ngang hoặc cật vấn, nếu còn nghi ngờ thì được phép thưa hỏi.

7- Phàm Tăng, Ni có lỗi lầm phải do Tăng đoàn như pháp cử tội. Cư sỹ, phật tử không được phép kệ tội người xuất gia, nói xấu sau lưng cũng không được. Không được tuyên truyền lỗi lầm của người xuất gia khiến cho người đời suy tổn lòng tin đối với Phật pháp.

8- Khi đi đường gặp người xuất gia phải nên cúi đầu chắp tay chào hỏi, nhường đường, mang đỡ đồ vật, nhường chỗ ngồi …..

9- Trước mặt người xuất gia phải ăn mặc kín đáo, chẳng được gãi đầu, khạc nhổ, chống nạnh, lắc lư thân hình, ngồi xổm, vung vẩy chân tay, đứng ngồi ở chỗ cao hơn, cười đùa, nói tục …v.v.. 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 964
  • Khách viếng thăm: 910
  • Máy chủ tìm kiếm: 54
  • Hôm nay: 104012
  • Tháng hiện tại: 2851242
  • Tổng lượt truy cập: 91742815
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012