Bí ẩn tháp 7 tầng 'cứu người' thoát khỏi những kẻ diệt chủng Pôn Pốt

Đăng lúc: Chủ nhật - 21/10/2012 19:02 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Người dân Hà Tiên kể rằng vào một đêm tối của năm 1978, khi bọn diệt chủng Pôn Pốt từ bên kia biên giới tràn vào thị xã Hà Tiên cuồng sát dân chúng. Do bị bất ngờ, nên nhiều người dân bị chúng giết rất dã man. Lúc đó có 11 người gồm trẻ em và người già đã chui vào chiếc tháp cổ 7 tầng dưới chân núi Đề Liêm trốn.
Bí ẩn tháp 7 tầng 'cứu người' thoát khỏi những kẻ diệt chủng Pôn Pốt

Bí ẩn tháp 7 tầng 'cứu người' thoát khỏi những kẻ diệt chủng Pôn Pốt

Người dân Hà Tiên kể rằng vào một đêm tối của năm 1978, khi bọn diệt chủng Pôn Pốt từ bên kia biên giới tràn vào thị xã Hà Tiên cuồng sát dân chúng. Do bị bất ngờ, nên nhiều người dân bị chúng giết rất dã man. Lúc đó có 11 người gồm trẻ em và người già đã chui vào chiếc tháp cổ 7 tầng dưới chân núi Đề Liêm trốn.

Những tên lính Pôn Pốt khát máu hằm hè cầm súng đuổi theo, cắm lê sục sạo quanh tháp nhưng vẫn không phát hiện ra. Những nhân chứng sống sót cho rằng, họ đã được chiếc tháp cổ che chở, bảo vệ tính mạng.

Điềm thiêng của chiếc tháp cổ

Nói đến chiếc tháp cổ tọa ở chân núi Phù Dung (nay là núi Đề Liêm, phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), người ta cho rằng đây là chiếc tháp linh thiêng. Trải qua bao biến động lịch sử, sự bào mòn của thời gian, nhiều thứ đã thay đổi, sụp đổ nhưng riêng chiếc tháp cổ vẫn còn đứng sừng sững, gần như nguyên vẹn.

Những cụ lão ở Hà Tiên cho biết, khi sinh ra họ đã thấy chiếc tháp đứng đó, cây Bồ Đề trên đỉnh tháp cũng đã đan rễ thõng xuống, bám chặt vào thân tháp như cây trầu ăn vào thân cau, chắc nịch.

Chuyện kể rằng, núi Phù Dung (một danh thắng bậc nhất Hà Tiên hiện nay) nằm thế long chầu, cây cối bốn bề quanh năm xanh tốt. Vào nửa đầu thế kỷ 17, một ngày nọ có vị sư, cùng những phật tử đến đây dựng chùa để tu hành.

Chùa xây trên triền núi, bên dưới là khu chợ nhỏ, người buôn kẻ bán, cuộc sống thanh bình. Nhờ ăn chay, niệm phật, chăm tu luyện nên vị sư già nhanh chóng đắc đạo và được phong là Lão Hòa Thượng.

Nghe tiếng vị hòa thượng đức độ, danh chùa vang xa, phật tử khắp nơi đến xin tu hành. Khi vị hòa thượng viên tịch, phật tử tưởng nhớ trịnh trọng xây cho ngài một ngôi tháp 7 tầng, làm cái am che chở ngọc vị, ngay sát cạnh chùa để ngày ngày phật tử tiện bề hương khói.

Nhưng do chùa nằm ở phía sát biên giới, giặc Xiêm La nhiều lần sang nhũng nhiễu. Trong một lần xứ Hà Tiên thất thủ, chùa Phù Dung của Lão Hòa Thượng cũng bị giặc sang cướp bóc, rồi phá đi. Phật tử tán loạn mười phương, chỉ còn duy nhất chiếc am 7 tầng trơ trọi, tưởng nhớ vị hòa thượng đức độ, thi thoảng đệ tử chùa có đến hương khói.

Nhưng thời gian qua đi, bỗng một ngày trên đỉnh tháp có một cây Bồ Đề nhú lên, cành lá xanh tốt, rễ đâm tua tủa bám vào thân tháp. Thấy đó là điềm lành, dân chúng trong vùng thay nhau đến bảo vệ, chiêm bái hương khói.

Cây lớn nhanh đến kinh ngạc, chẳng mấy chốc rễ ôm trọn thân tháp, riêng cửa ra vào tháp thì rễ cây không bịt kín, người ta lấy đó làm cửa để chui vào bên trong. Phải chăng cây Bồ Đề ôm trọn thân Tháp, che chắn ngọc vị Lão Hòa Thượng là những dấu hiệu linh thiêng, để sau này 11 người chui vào bên trong trốn toán lính Pôn Pốt cũng được đại đức của Lão Hòa Thượng che chở?

Theo quan sát của chúng tôi, ngôi tháp chỉ làm bằng chất liệu vôi trộn cát, nhưng qua hơn 300 năm lịch sử, vẫn không có dấu hiệu tàn sụp. Mỗi tầng tháp, rễ cây đan thành một bậc giống như biểu tượng cánh hoa sen, xếp quanh phật A Di Đà.

Ở cửa tháp là tấm bia đá cổ chắn ngang, được khắc bằng chữ nho, bên cạnh là một bảng hiệu bằng chữ quốc ngữ, với nội dung “Lâm Tế, 1662, tháp 7 tầng, Ấn Đàm, Lão Hòa Thượng”. Theo một người sống cạnh chùa giải thích, thì dòng chữ có nghĩa “Lão Hòa Thượng viên tịch năm 1662, thuộc dòng thiền Lâm Tế”.

1

Tháp “cứu người” 7 tầng được cây Bồ Đề phủ rễ ôm kín.

Chuyện 11 người thoát họng súng Pôn Pốt

Khi tìm hiểu về ngôi tháp, chúng tôi được những bậc cao niên ở đây kể lại câu chuyện 11 người thoát chết dưới mũi lê, họng súng khát máu của lính Pôn Pốt vào đêm tối 13/3/1978. Câu chuyện hoàn toàn có thật nhưng đậm chất huyền bí đến mức khó tin.

Để xác tín, chúng tôi tìm đến ông Lương Phớn Cang (66 tuổi, người sống cạnh tháp), người chứng kiến sự kiện ly kỳ cách đây 34 năm về trước.

Ông Cang kể lại: “Đầu năm 1978 tình hình biên giới Tây Nam hết sức phức tạp, những cuộc tàn sát điên cuồng của bọn diệt chủng Pôn Pốt như vết dầu loang, diễn ra khắp nơi. Vào tối 13/3 một toán quân Pôn Pốt còn rất trẻ khoảng độ từ 18-20 tuổi, cải trang thường dân, trang bị súng bí mật vượt biên giới vùng cầu Bà Lý (nay là xã Mỹ Đức, sát Campuchia).

Chúng chui vào từng nhà, gặp người dân đâu, chúng thẳng tay tàn sát. Người già chúng đập đầu, đâm lưỡi lê, trẻ con chúng bóp cổ, vặt vào tường cho chết, thập chí chúng xé chân, tay để mua vui.

Thảm sát một số gia đình, chúng tiếp tục tiến lên hướng chân núi Đề Liêm (TX. Hà Tiên) những người già và trẻ nhỏ gần đó không kịp chạy, bèn chui vội vào chiếc tháp 7 tầng ở sát đó.

Toán Pôn Pốt đuổi theo nhưng không gặp bất cứ ai trong nhà. Chúng tiếp tục lần theo đến am 7 tầng, lượn vòng quanh chân tháp tìm kiếm. Lúc này sự sống treo trên họng súng, nghe tiếng gót giày nện thình thịch cùng những tiếng hằm hè, gào thét của bọn lính, một em nhỏ khiếp vía khóc lên.

Nghi ngờ có người bên trong, một tên Pôn Pốt cầm súng bước lên bậc đá, định chúc mủi súng vào miệng tháp xả đạn. Bất ngờ một con chó (của một trong số người chạy nạn) nằm ngay cửa tháp xông ra cắn vào tay.

Bị động, tên Pôn Pốt giật mình bóp cò, viên đạn xuyên trúng tấm bia làm sứt một góc, rồi găm vào vách miệng tháp (nay dấu tích vẫn còn). Thế nhưng mọi người bên trong tháp không ai lên tiếng, tưởng không có người, cả bọn liền hùa nhau bỏ đi, xuống những nhà dưới chân núi bắt gà đánh chén và ngủ luôn ở đó.

Cho đến chiều ngày 14/3 thì toán lính trên bị quân chủ lực của ta chặn đường phản công tiêu diệt, ngay tại chân núi Đề Liêm. Đến nay dấu tích phát của tên Pôn Pốt vẫn còn in ở miệng cửa tháp. Những nạn nhân vụ thoát chết hi hữu này tin rằng họ được chiếc tháp bảo vệ, hay nói đúng hơn là được đại đức của Lão Hòa Thượng hiển linh cứu rỗi.

Còn ông Lâm Phớn Cang, người tiếp xúc với 11 nhân chứng năm xưa kể với chúng tôi rằng. Sau khi thoát chết, những người trong am có nói đã nghe bọn Pôn Pốt bên ngoài bảo “gặp tên nào là bắn chết ngay”.

1

Vết tích viên đạn bắn hụt của bọn Pôn Pốt còn in dấu trên bia đá.

Ông vẫn không tin được, vì sao lúc đó có chú chó kịp thời lao ra đánh lạc hướng những tên sát nhân, như có phép máu nào đó hiển linh sắp đặt vậy. Để tướng nhớ, những người còn sống sau này vẫn thường hay lui tới tháp hương khói, tạ ơn.

Thực hư chiếc am “cứu người”

Câu chuyện huyễn hoặc đến khó tin, nhưng sự thật từ nhân chứng sống kể lại thì hoàn toàn có thật. Chúng tôi tiếp tục trao đổi câu chuyện trên với nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt (nhà Hà Tiên học). Ông cho biết, ở Hà Tiên ngôi tháp 7 tầng rất nổi tiếng. Người ta biết đến tháp không chỉ là di tích cổ xưa nhất trên đất Tây Nam Bộ mà còn còn mang trong mình bao dấu ẩn lịch sử.

Câu chuyện 11 thoát chết trong gang tấc vào đêm 13/3/1978 là hoàn toàn có thật. Có hay không việc tháp linh ứng, thì để lòng tin người dân kiểm chứng. Ông khẳng định, cái am ra đời trong khoảng thời gian trước khi Mạc Cửu đến khai phá đất Hà Tiên (Mạc Cửu đến Hà Tiên mở đất vào năm 1700).

Những tài liệu ghi lại, cạnh Tháp xưa còn có một ngôi chùa mang tên Phù Dung (hiện nay còn có chân cột đá đục vuông trên nền cũ). Qua những trận xâm lăng của quân Xiêm La vào Hà Tiên, ngôi chùa này đã bị đốt phá chỉ còn lại nền đất.

Năm 1974 thì một ngôi chùa mới lại được lập trên nền cũ, nhưng 1976 lại một lần nữa bị phá dỡ. Riêng chiếc tháp 7 tầng thì bọn giặc không đã động đến. Nhưng cũng từ ngọn chiếc tháp đã mọc lên một cây bồ đề chẳng mấy chốc ôm trọn thân tháp.

Khi nói đến những dấu hiệu linh thiêng của ngôi tháp thì ông Trương Minh Đạt giải thích: Theo logíc mà suy thì quả Bồ Đề chim rất ưa nên chúng thường tìm ăn. Trên đỉnh tháp có cái bộng tròn như trái bầu lõm ruột, có lẽ vì thế mà khi chim đến đậu rồi nhả hạt, mới tạo ra cây bồ đề “lạ” trên.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đầy biến động, đến nay “cụ tháp” 7 tầng đã ngót nghét hơn 300 năm. Qua bao đổi thay thế cuộc, họ Mạc hết thịnh rồi suy tàn, tháp vẫn đứng sừng sững. Cây Bồ Đề lá xanh tươi tốt, ôm trọn trong mình những ẩn của lịch sử đầy biến động một giai đoạn ở miền đất biên giới Tây Nam của tổ quốc.

Để lòng tin kiểm chứng

Những sự kiện gắn liền với ngôi tháp thì hoàn toàn có thực. Có hay không chuyện chiếc tháp linh thiêng “cứu người” thì hãy để lòng tin kiểm chứng. Có thể nói, tháp 7 tầng là một kiến trúc cổ độc đáo nhất còn sót lại duy nhất ở Thị xã Hà Tiên còn nguyên vẹn đến nay.

Nó là chứng tích của bao biến động lịch sử từ thời khai hoang lập xứ ở miền Tây Nam Bộ. Hơn nữa, cây Bồ Đề hàng trăm năm tuổi trên đỉnh tháp là dấu hiệu điềm lành, không chỉ có ý nghĩa tâm linh, mà còn giá trị về văn hóa, kiến trúc, lịch sử.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi hiện nay ngôi tháp vẫn ở chân núi hoang vu, không có biện pháp bảo tồn trước sự bào mòn của thời gian. Vì thế theo Nhà nghiên cứu Hà Tiên - Trương Minh Đạt, thì cần có biện pháp bảo vệ tuyệt đối di tích cổ xưa này.

 

Tác giả bài viết: Tiểu Nhiên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 305
  • Khách viếng thăm: 299
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 70055
  • Tháng hiện tại: 2878198
  • Tổng lượt truy cập: 88682801
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012