Nếu không thể tu được thì “cứ mạnh dạn cởi chiếc áo người tu”

Đăng lúc: Thứ bảy - 09/11/2013 18:11 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Xuất gia đến để thực tập hạnh tu chứ không phải đến để mà có gì đấy qua cách nhìn cạn cợt của chúng ta. Cần xác định lý tưởng khi đặt chân vào Tăng đoàn của đức Thế tôn!

Tôi cũng vẫn chưa hiểu hết sao lại hiện diện nơi ấy và ngồi cùng quý Sư, đại chúng yểm trợ trong giây phút bước lên nấc thang mới trong cuộc đời cô. Mưa cũng tạnh dần, từng giọt nước thưa dần rơi. Nhìn thì thấy nhỏ nhọt từ mái nhà, nhưng biết nó từ đâu. Tôi mỉm cười và thầm nghĩ câu nói quen thuộc theo giọng Bắc: “Âu cũng duyên cả!”.

Xuất gia tu học là hạnh phúc của đời người tuy nhiên điều ấy không được suy nghĩ chính chắn sẽ là một sự tổn thương trong tâm lý, khó chịu nơi thân xác. “Thầy ơi! Con muốn đi xuất gia”, tôi đã nghe quá quen thuộc câu này từ những người trẻ hiện nay. Tôi chỉ cười và hỏi rằng: “Vì sao con xuất gia?”,“Thấy đơn giản nhưng không giản đơn đâu nhen con!”. Tuổi trẻ có tâm lý mau thích cũng mau chán. Cho nên suy nghĩ “xuất gia” xuất phát từ tâm lý ấy thì cũng chỉ là giây phút nông nổi mà thôi. Nó cứ bồng bềnh, đổi thay trên lộ trình xây dựng nền tảng lý tưởng sống.

Ở Việt Nam có quan niệm khá tiêu cực với việc người trẻ đi xuất gia và lại rất khắt khe khi họ “xuống núi”. Cho nên, khi niềm hứng khởi “xuất gia” lên cao, người trẻ rất nhiệt tâm, phát ngôn những việc đao to búa lớn… Đó cũng chỉ là những cảm tính, chẳng thật đối diện với tâm thức của mình một cách nghiêm túc, có chiều sâu. Để rồi, khi khoác lên chiếc áo nhà tu, đầu cạo sạch tóc thì dần cảm thấy tẻ nhạt.

Người trẻ lại chán ngán, mơ màng đến một cuộc sống khác nữa. “Thân tại không môn, tâm phi ngoại cảnh”. Người trẻ nên nhớ, chẳng có gì khổ bằng khi chính mình lại lừa dối tâm thức của mình để gượng sống. Nếu không có niềm pháp lạc, chắc chắn chúng ta sẽ không được hạnh phúc dù đang sống trong chốn thiền môn. Sớm muộn rồi cũng tự loại mình ra khỏi biển an lạc khi không hòa được vào vị giải thoát theo quy luật “biển không dung chứa tử thi”.

Không bước tiếp thì dừng lại nhưng chính mình lại bị kẹt vào quan niệm khắt khe, hi vọng của gia đình, bạn bè…khi biết chúng ta xuất gia. Tối ngày, tự mình chạy quanh quẩn trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nhưng người trẻ ơi! Việc xuất gia cũng là việc tu học Phật. Nó tựa như các lớp chúng ta từng học thôi. Mình không thi vào được cấp 3 thì dừng lại ở cấp 2. Ở đấy cũng có giá trị, vị trí của nó kia mà. Vội vàng gì, khó khăn gì lại ép non để rồi chính mình trói buộc trong nỗi bức rứt, băn khoăn. Cứ mạnh dạn cởi chiếc áo người tu, trở về đời sống người cư sĩ. Chứ đừng buồn chán rồi lại hạ thấp cách sống của mình đến tận cùng. Như chúng ta không vào được cấp 3 thì cũng là cấp 2, cũng là lớp 9 kia mà. Sao lại tự “lùi” mình về kẻ thất học.

Tôi luôn nghĩ, trong bối cảnh Phật giáo nhập thế hiện nay, hình tướng nào, vai trò nào cũng quý cả. Miễn sao biết mình đang là ai, ở vị trí nào, có trách nhiệm gì và cố gắng hoàn thành tốt là hạnh phúc cả. Tu sĩ hay cư sĩ cũng là đệ tử của đức Phật, cứ theo bổn phận mà hoàn thiện mình, xây dựng Tam Bảo, phụng sự cuộc đời. Tâm niệm tôi luôn tán thán những cách sống như thế dù rằng, xuất gia tu học là quý hóa hơn cả!

Tôi nói vòng vo thế là mong những người trẻ có ước muốn xuất gia thì nên trải nghiệm lời Phật dạy trong đời sống. Phật pháp đến để mà thấy chứ không phải đến để mà nghe. Xuất gia đến để thực tập hạnh tu chứ không phải đến để mà có gì đấy qua cách nhìn cạn cợt của chúng ta. Cần xác định lý tưởng khi đặt chân vào Tăng đoàn của đức Thế tôn!

Tôi vẫn ngồi đọc từng trang sách “Cây Giác Ngộ”, dừng lại, ngước mắt nhìn trời đã quang, mây đã tạnh. Nhớ về hình ảnh từng sợi tóc rơi từ mái đầu xanh của cô, bỗng nghẹn ngào giây lát. Chẳng phải tôi tiếc một người xinh đẹp, thành đạt như cô bước vào đời sống xuất gia thanh đạm. Mà tôi xúc động trước sự mạnh mẽ đi ngược dòng nước của một người con gái đã thấm phần nào sương gió cuộc đời. Từ đây, trở thành một hành giả, chính cô phải đi ngược lại những cám dỗ, đam mê của của dòng sông đời thường. Chỉ cần cô dừng lại cũng đủ bị cuốn trôi huống hồ chi lùi theo.

Tôi vẫn thường nói với những học trò nữ của mình: “Thầy rất thành kiến với ‘Ni’”. Ai cũng bảo tôi kỳ cục và đều năn nỉ tôi đừng thế và chính cô cũng vậy. Mọi người đánh giá tôi thế này, thế kia, tôi cũng mỉm cười trừ thôi. Tôi vẫn thường kính lễ với những vị Ni, vẫn thường tán thán, chia sẻ phạm hạnh, cách sống của các vị ấy cùng với mọi người. Tôi được diễm phúc biết đến Phật pháp hôm nay cũng chính từ tình thương của một Ni sư khi đã giúp ý nguyện xuất gia của tôi thành hiện thực. Nói thế, điều tôi nói là vậy nhưng chẳng là vậy đâu!

Đằng kìa, một cánh chim non trú vừa ẩn mưa, đang dần tập tành bay cao hơn vào khung trời rộng mở. Hình ảnh cô trang nghiêm trong pháp phục hiện rõ từng nét trước mắt tôi. Một đóa hoa đã nở tròn, cũng khoe hương tỏa sắc trong vườn hoa Phật giáo sau thời gian ươm mầm, hé nụ. Đâu đây thoảng hương thơm của cây ngọc lan trong ánh trắng thanh khiết của cánh hoa. Lời kinh Pháp cú số 54 hiện rõ từng chữ trong dòng tâm thức tôi. 

“Hương các loài hoa thơm,
Không ngược bay chiều gió.
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.”

Lòng dặn lòng, tôi đi về hướng ấy.
Cứ đi như dòng sông cô nhé!
Rồi mình sẽ gặp nhau ở biển cả thênh thang. 
Sadhu! Sadhu! Sakyadhita!
 
(Viết gởi Cô Chánh Tịnh và người trẻ)

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 486
  • Khách viếng thăm: 482
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 72518
  • Tháng hiện tại: 2880661
  • Tổng lượt truy cập: 88685264
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012