Đạo tràng chùa Phú Lâu tham dự khóa tu "Một ngày an lạc" cùng bà con Phật tử A Lưới

Đăng lúc: Thứ tư - 20/09/2017 07:56 - Người đăng bài viết: Quảng Hoàng
Sáng ngày 01/8/Đinh Dậu (20/9/2017) Đạo tràng chùa Phú Lâu thành phố Huế, và đồng bào Phật tử các giới trên địa bàn huyện A Lưới đã về tham dự khóa tu "Một ngày an lạc" lần thứ 8 năm Đinh Dậu do Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới tổ chức.
Quang lâm chứng minh hướng dẫn khóa tu có Chư Tôn đức Thường trực Ban Trị sự: Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới; Đại đức Thích Tín Nhơn, Phó Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới, Sư cô Thích Nữ Diệu Trung, phó Trưởng Ban Trị sự cùng Đạo tràng Phật tử chùa Phú Lâu thành phố Huế và đông đảo quý Phật tử tại huyện nhà về tham dự khóa tu.

Sau phần niêm hương bạch Phật, Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đã truyền giới Bát Quan trai đến các đạo hữu Phật tử, sau đó hướng dẫn cho quý Đạo hữu Phật tử các oai nghi tế hạnh của người Phật tử, đi, đứng, nằm ngồi...trong chánh niệm.

Oai nghi tế hạnh của người Phật tử được thể hiện trong những hành động như: Xá chào, lạy Phật, đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, ngủ nghỉ v.v...

Nhà Phật gọi tác phong là oai nghi và tế hạnh. Tác phong là hành vi cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc hằng ngày. Hạnh kiểm là những tính hạnh nết na. Người có hành vi cử chỉ đúng đắn, nghiêm chỉnh, tính hạnh nết na hiền hòa, vui vẻ, nhã nhặn lễ độ thì được khen là đức hạnh tốt. Trái lại nếu người có hành động, cử chỉ thô tháo sỗ sàng, tính nết thô lỗ, hung dữ, xấu xa thì không ai muốn gần.
 

- Xá chào: Khi gặp chư Tăng hay bạn đồng đạo, chắp tay xá chào như sau:

Đứng ngay thẳng, hai bàn chân khép lại theo hình chữ V, hai tay chắp ngang trước ngực, 10 ngón tay hướng lên. Khi chắp tay không được bọng giữa, các ngón tay không so le, không để ngang miệng, hai bàn tay không sà xuống.

Trước khi xá chào hai tay chắp trước ngực, trong khi xá toàn thân trên khom xuống một góc khoảng gần 60 độ, tay cũng xá xuống theo, kèm theo câu niệm “A Di Đà Phật.”

Không đứng xa quá 3 mét. Không đứng trên cao xá xuống, không ngồi xá, không vừa đi vừa xá, không xá một tay, không cầm vật trên tay xá, đang làm việc hoặc tay dơ bẩn không được xá, không xá theo kiểu mổ. Người Phật tử khi đến chùa và lúc ra về phải chào Thầy trụ trì.

- Lạy Phật

Khi nghe tiếng chuông thì lạy xuống, nghe dập chuông thì đứng dậy. Không đứng chính giữa chánh điện làm lễ. Không đi ngang qua chỗ người đang lễ. Không lên chỗ bục của chư Tăng hành lễ.

Khi chư Tăng đang ăn cơm, cạo tóc, đọc kinh, làm việc, kinh hành... đều không được làm lễ.

Tư thế khi lạy: Điều chỉnh thân nghiêm chỉnh, hai chân khép lại theo hình chữ V, hai tay từ tư thế chắp trang nghiêm trước ngực từ từ đưa lên trán, khom mình xuống, chống tay xuống đất xong ngửa hai bàn tay ra và trán chạm xuống đất ở giữa hai bàn tay. Toàn thân phải hạ sát đất, hai bàn chân duỗi ra, mông chạm sát trên hai gót chân. Đó gọi là “Năm vóc sát đất.”

Khi đứng dậy, tay phải chống đất, tay trái giữ tư thế chắp tay, từ từ đưa thân mình về vị trí ban đầu, đồng thời xá một xá.

Tư thế quỳ: Lưng phải ngay thẳng, đầu hơi cúi xuống, hai tay chắp ngay ngắn trước ngực.

- Tướng đi

Người Phật tử phải đi khoan thai nhẹ nhàng, chững chạc, dù trong nhà hay ngoài đường lúc nào cũng phải giữ tướng đi cho ngay thẳng trang nghiêm nhưng không mất vẻ tự nhiên. Không được vừa đi vừa nhảy, không liếc ngó hai bên, hoặc hát nghêu ngao, không đi ưỡn ẹo, không đi nhón gót, không vừa đi vừa đưa tay lên xuống quá cao, không vừa đi vừa mặc hoặc cởi áo tràng.

Phải nhường bước cho người lớn đi trước. Không đi trước mặt Thầy, không đi ngang vai với Thầy, phải đi phía sau Thầy. Lên xe, phải nhường cho người già cả, yếu đuối lên trước. Đừng chen lấn, xô đẩy giành chỗ ồn ào làm mất tư cách của người Phật tử.

- Kinh hành

Hai tay chắp trang nghiêm trước ngực, không lắc vai nghiêng mình, đầu hơi cúi, mắt nhìn xuống không nhìn hai bên. Đi nhiễu Phật theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải, khi xoay mình cũng xoay theo chiều kim đồng hồ.

- Tướng đứng

Không đứng dựa tường, dựa ghế, dựa cột, không đứng khúm núm, không đứng chống nạnh ra oai. Khi đứng nói chuyện với chư Tăng nên đứng nghiêm chỉnh, hai bàn chân đặt theo hình chữ V, hai tay chắp hoặc buông xuống. Khi hành lễ, tụng kinh phải đứng ngay thẳng nghiêm chỉnh, hai tay chắp trước ngực. Không day qua day lại liếc ngó láo liên, không đi tới lui làm mất trật tự.
Không được đứng trên cao nói chuyện hay kêu gọi chư Tăng ở dưới thấp.

- Tướng ngồi

Nếu ngồi trên ghế phải ngồi thẳng lưng, hai chân thòng xuống để ngay ngắn trên đất. Khi ngồi không ngoẹo đầu, ngoẹo cổ, không khom lưng, không dựa ngửa, dựa nghiêng, không ngồi úp mặt trên bàn, không ngồi chồm hổm trên ghế, không ngồi gác chân chữ ngũ, không ngồi rung đùi, không lắc lư hai chân, không gác chân lên ghế, lên bàn.

Khi tụng kinh, tọa thiền phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng như tường vách. Có hai cách ngồi:

- Kiết già: Bàn chân trái đặt lên đùi chân phải và bàn chân phải đặt lên đùi chân trái (kéo sát vào thân). Bàn tay phải đặt ngửa trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau.

- Bán già: Bàn chân trái đặt lên đùi chân phải hoặc bàn chân phải đặt lên đùi chân trái. Bàn tay phải đặt ngửa trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm nhau.

Đang ngồi tự do nếu thấy chư Tăng đi qua phải đứng dậy xá chào.
Không được ngồi nói chuyện khi chư Tăng đang đứng (hoặc ngồi thiền, niệm Phật).

Khi tiếp xúc với Thầy, Thầy cho phép ngồi mới ngồi, không được tự ý ngồi trước.

- Tướng nằm

Khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi, không nằm nghiêng bên trái, vì trái tim nằm về phía trái của lồng ngực, tim sẽ bị đè nén, máu không lưu thông được, dễ dẫn đến ác mộng, (có thể nằm ngửa với tư thế thân ngay thẳng, hai chân khép lại, tay đặt trên bụng hoặc duỗi thẳng, nên lấy mền che phần bụng dưới lại cho kín đáo). Không nên nằm sấp vì buồng phổi bị ép làm khó thở.

Nằm theo thế cát tường tức là nằm nghiêng bên phải, chân tay duỗi thẳng (giống tư thế Đức Phật nhập Niết bàn), đây là cách nằm an lành tốt đẹp, vừa trang nhã vừa có lợi cho sức khỏe.

- Tướng ăn

Trong chùa khi ăn cơm phải cúng quá đường. Đại chúng mặc áo tràng, khi ngồi nhớ vén vạt áo tràng phía sau cho gọn gàng, lưu ý tay áo rộng đừng cho chạm vào thức ăn...

Đúng 11 giờ, Ban Nghi lễ đã cung thỉnh chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới quang lâm giảng đường để hướng dẫn nghi thức Quá đường đến quý Đạo hữu.
 
Hình ảnh ghi nhận được:



Sám hối sáu căn





Đại đức Thích Tâm Phương niêm hương bạch Phật









Truyền Bát Quan trai giới đến quý Đạo hữu











Hướng dẫn cách lạy Phật



Hướng dẫn kinh hành và thiền hành trong chánh niệm































Hướng dẫn ngồi thiền































Lễ Quá đường


































 
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, chư Tôn đức cũng đã phát gạo định kỳ đến với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, cũng như về tại bệnh viện huyện A Lưới để mang nồi cháo An lạc đến với các bệnh nhân đang điều trị tại đây.




































 
Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 439
  • Khách viếng thăm: 436
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 102156
  • Tháng hiện tại: 2910299
  • Tổng lượt truy cập: 88714902
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012