Nhạy cảm tôn giáo không thể là lí do cho bạo lực!

Đăng lúc: Thứ năm - 11/10/2012 22:17 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Nhạy cảm tôn giáo không thể được sử dụng để biện minh cho các cuộc tấn công bạo lực. Sự xúc phạm về mặt nhận thức đi ngược lại đức tin của một người đơn giản không phải là một cái cớ để vi phạm pháp luật. Và nó cũng không phải là một cái cớ để bắt bớ người thuộc các niềm tin tôn giáo khác nhau.
Nhạy cảm tôn giáo không thể là lí do cho bạo lực!

Nhạy cảm tôn giáo không thể là lí do cho bạo lực!

Cướp bóc và phá hủy đền thờ, tu viện Phật giáo ở Bangladesh bởi hàng ngàn người Hồi giáo Bangladesh là một bằng chứng mới nhất của lối tư duy nguy hiểm và biến dạng này.

banglas2.JPG

Hình ảnh một ngôi chùa bị phá

Lý do của vụ tấn công này là bởi vì họ tức giận về một bức ảnh một cuốn kinh Koran bị đốt cháy bị cáo buộc đăng trên Facebook bởi một cậu bé theo Phật giáo. Những người biểu tình yêu cầu tôn trọng tôn giáo của họ, trong khi đó đâu là sự tôn trọng của họ đối với tôn giáo của người khác?

Cộng đồng thiểu số Phật giáo ở Bangladesh, một đất nước 150 triệu dân, có truyền thống cùng tồn tại một cách hòa bình trong xã hội đa số Hồi giáo, tuy nhiên, hiện nay đang có những lo ngại về bạo lực sắc tộc. Về phần mình, chính phủ đổ lỗi cuộc tấn công cho những người Hồi giáo, cũng như người Hồi giáo Rohingya tị nạn đến từ Myanmar.

Nhưng đây không phải là một vụ việc biệt lập, nó nối gót theo các cuộc biểu tình hồi tháng trước ở các nước Hồi giáo với việc đả kích nhà tiên tri Mohammed trong một bộ phim kinh phí thấp được sản xuất bởi những người Ai Cập đang sống tại Mỹ.

Hình mẫu không khoan dung này rất đáng báo động, và nên được quan tâm bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như chính phủ các nước, bởi vì bạo lực đang được thực thi nhân danh Hồi giáo, và đi ngược lại với những gì mà tôn giáo thực sự đại diện.

Tất nhiên, các tôn giáo thiểu số trên toàn thế giới đều bị tấn công, nhưng các tôn giáo thiểu số trong thế giới Hồi giáo, như Baha'is, Ahmadis, Zoroastrians và những tôn giáo khác, đặc biệt dễ bị tổn thương vì thất bại ở nhiều quốc gia trong việc đảm bảo tự do tôn giáo, cũng như sự gia tăng của các chính phủ Hồi giáo trong sự trỗi dậy của mùa xuân Ả Rập.

Tại Ai Cập, các thành viên trong Giáo hội Thiên Chúa cổ A Rập đang quan tâm về sự xói mòn quyền tự do tôn giáo của họ. Tại Pakistan, luật báng bổ của đất nước này đã được sử dụng gần đây để giữ một cô gái Ki-tô giáo với các khuyết tật tâm thần, những người bị buộc tội làm ô nhiễm các trang kinh Koran. Một đám đông giận dữ yêu cầu trừng phạt cô ta. Tại Nigeria, các nhà thờ ở miền Bắc đã bị phá hủy bởi Boko Haram, nhóm chiến binh đang cố gắng thiết lập một nhà nước Hồi giáo.

Những hành động khủng bố bức hại trên đáng bị lên án. Tất cả các cộng đồng lẽ ra không nên sống trong sự sợ hãi vì một sự xúc phạm về nhận thức đức tin của một người sẽ nhắc nhở chúng ta đến những hành vi xâm lược không thể biện hộ được.

Tác giả bài viết: Văn Công Hưng (Theo The Globe and Mail)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 405
  • Khách viếng thăm: 400
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 87598
  • Tháng hiện tại: 1881473
  • Tổng lượt truy cập: 87686076
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012