Để trở thành Phật tử chân chính - Bài 4: Xác định lập trường khi quy y

Đăng lúc: Chủ nhật - 21/09/2014 21:12 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ba lần phát nguyện như vậy là chúng ta đã bắt đầu gieo hạt giống từ bi, trí tuệ vào sâu trong tàng thức khiến ta luôn ghi nhớ mãi đời đời không quên. Đây là tinh thần tự nguyện, tự giác của một người khi mới bước chân vào đạo sau khi đã nhận thức rằng một người Phật tử sẽ có cơ hội sống tốt hơn để ngày càng hoàn thiện chính mình.

Trọng tâm chủ yếu trong buổi lễ Quy y cho người cư sĩ tại gia là quý Phật tử sẽ quỳ trước Tam Bảo phát nguyện ba lần: "Đệ tử tên là... xin suốt đời qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng".

Ba lần phát nguyện như vậy là chúng ta đã bắt đầu gieo hạt giống từ bi, trí tuệ vào sâu trong tàng thức khiến ta luôn ghi nhớ mãi đời đời không quên. Đây là tinh thần tự nguyện, tự giác của một người khi mới bước chân vào đạo sau khi đã nhận thức rằng một người Phật tử sẽ có cơ hội sống tốt hơn để ngày càng hoàn thiện chính mình.

Hình thức nghi lễ chỉ giúp cho ta có đủ niềm tin đối với Tam bảo trong giờ phút phát nguyện ấy thôi, còn thực hành được hay không là do ta phải cố gắng, quyết tâm, kiên trì bền bỉ làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động không làm tổn hại mình và người khác.

Câu phát nguyện này phát xuất tự đáy lòng quý Phật tử, không do sự ép buộc, xúi giục nào từ bên ngoài. Đạo Phật không bắt buộc chúng ta thề thốt nặng nề để không bỏ đạo mà kêu gọi người Phật tử phải tự ý thức trách nhiệm của mình khi muốn làm một việc gì.

Trong đạo Phật hoàn toàn không có sự dụ dỗ, ép buộc để theo đạo mà chỉ khuyên nhủ mọi người trước khi tin một điều gì phải tìm hiểu cho kỹ. Khi chúng ta đã tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật thì sẽ phát triển lòng tin với đạo không còn nghi ngờ điều gì vì đã tin sâu nhân quả, biết làm lành tránh dữ, tin mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Khi muốn làm một việc gì chúng ta trước tiên phải hiểu rõ rồi mới theo là hành động đúng đắn của người Phật tử chân chính. Sử dụng những chiêu thuật huyền bí hay phép lạ, hoặc dùng tiền bạc để dụ dỗ người vào đạo là sự lường gạt. Chư Tăng và Phật tử có bổn phận giải thích để người khác hiểu mà tự giác phát tâm quy y chớ không nên dùng phù phép tà ma ủy mị. Nghi thức trang nghiêm, trịnh trọng trong buổi lễ quy y chỉ là trợ duyên cho lời phát nguyện của chúng ta được thành tựu viên mãn.

Sau khi quy y Tam bảo rồi chúng ta xác định lập trường của mình một lần nữa bằng cách lặp lại câu:

"Quy y Phật, không quy y thiên, thần, quỉ, vật".

Chúng ta sau khi đã tìm hiểu và nhận định kỹ càng, quyết chí tu hành theo Phật vì Phật là bậc đã hoàn toàn giác ngộ, không còn bị phiền não tham-sân-si chi phối nữa. Các thiên, thần, quỉ, vật vẫn còn chịu luân hồi sinh tử khổ đau trong 3 cõi 6 đường, chính vì vậy khi quy y Phật rồi chúng ta không quy y theo thiên, thần, quỉ, vật. Tuy nhiên, vẫn có một số Phật tử đã qui y Phật rồi mà vẫn chạy theo sùng bái quỉ thần do họ chưa đủ niềm tin về Phật pháp bởi lòng tham muốn quá đáng sai sử hoặc thích sự mầu nhiệm, linh thiêng, huyền bí.

"Quy y Pháp, không quy y ngoại đạo tà giáo".

Lời Phật dạy là chân lý do sự tu chứng mà thấy chứ không phải do suy đoán vu vơ, huyền hoặc luôn cứu giúp chúng sinh chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ như ông thầy thuốc giỏi chữa lành cho bệnh nhân. Vì hiểu được lẽ chân thực do gieo nhân tốt mà gặt quả tốt nên chúng ta không quy y ngoại đạo tà giáo.

Lời dạy của Phật thiết thực và chân lý dựa trên nền tảng nhân quả theo nguyên lý duyên khởi “cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt”. Do đó, chúng ta sẽ không còn mê tín dị đoan mà tin theo ngoại đạo tà giáo như tin có ông trời ban phước giáng họa, hoặc nghe ai nói tu theo tôi từ 3 tháng đến 6 tháng là thành Phật thì ta biết những người này là tà đạo, không phải Phật pháp chân chính.

"Quy y Tăng, không quy y thầy tà bạn dữ nhóm ác".

Chúng ta đã chọn đoàn thể Tăng sống an vui, hạnh phúc theo tinh thần lục hòa. Nhờ vậy, chúng ta thường xuyên thân cận bậc có giới đức để được học hỏi và tu hành mà còn có cơ hội đóng góp những lợi ích thiết thực khác.

Thầy tà bạn dữ nhóm ác là những người có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự tu học của chúng ta. Chính vì vậy, ta cần phải tránh xa vì "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Người Phật tử chân chính phải can đảm giữ vững lập trường về con đường mình đã chọn, cho dù có bị mọi người khinh rẽ, coi thường ta vẫn giữ trọn vẹn niềm tin vì khi muốn làm việc gì ta đã nghiệm xét rõ ràng, đâu phải kẻ si mê mù quáng không biết tốt xấu, đúng sai.

Quy y Tam bảo là nấc thang đầu tiên giúp ta từng bước tiến trên con đường giác ngộ, trở về quê hương cực lạc. Chính vì thế, Quy y Tam bảo có tầm quan trọng vô cùng giúp chúng ta ý thức rằng mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, do đó mà ta không ỷ lại nương tựa suông mà càng cố gắng nhiều hơn nữa.

Ai muốn đến với đạo Phật để được giác ngộ phải từ cửa quy y mà vào, nếu không như thế thì việc học Phật sẽ mất căn bản. Bởi nó đóng vai trò quan trọng như vậy nên người Phật tử phải thận trọng trong việc phát nguyện quy y với sự tự nguyện tha thiết của mình.

Nghe nói có vô lượng chư Phật trong 10 phương thế giới, vậy chúng ta nên thờ đức Phật nào là đúng nhất? Dĩ nhiên chúng ta phải thờ đức Phật Thích-ca Mâu-ni vì ngài là người khai sáng ra đạo Phật, các vị Phật khác là do đức phật Thích-ca nói lại trong các bản kinh, tùy theo quan niệm của mọi người mà việc thờ Phật được trang nghiêm hơn.

Để việc thờ được trang nghiêm ta nên thờ Tam thế Phật, Phật Thích-ca ở giữa hai vị Phật khác, hoặc thờ Phật Thích-ca ở giữa hai vị Bồ tát. Nếu chúng ta không thờ Phật Thích-ca mà thờ các vị Phật khác là có lỗi, chúng ta phải tôn trọng đức Phật lịch sử vì nếu không có ngài làm sao chúng ta biết được đạo Phật. Đây là cách thờ Phật đúng nguồn gốc lịch sử và chúng ta là người biết cung kính, tôn trọng người sáng lập ra đạo Phật.
 

Tác giả bài viết: Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 520
  • Khách viếng thăm: 488
  • Máy chủ tìm kiếm: 32
  • Hôm nay: 80961
  • Tháng hiện tại: 2881150
  • Tổng lượt truy cập: 91772723
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012