Gieo trồng hạnh phúc

Đăng lúc: Thứ ba - 28/06/2016 07:49 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Lời giới thiệu sách Gieo trồng hạnh phúc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cho chúng ta biết làm thế nào để sử dụng các mối quan hệ yêu thương, nhằm vun trồng những hạt giống của Phật pháp bên trong chúng ta.

Tưới tẩm hạt giống Phật

Khi chúng ta cam kết với một đối tượng nào đó, như trong một buổi lễ kết hôn hoặc trong một trường hợp nào đó, thường là bởi vì tin rằng chúng ta có thể làm được và muốn trung thành với đối tượng trọn đời. Nhiều người trong chúng ta không có phương pháp cho lòng trung thành và giữ chữ tín với những người xung quanh.

Chúng ta có xu hướng so sánh mình với người khác. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình còn thiếu thốn so với người khác. Cái ta nên khát khao là lòng tốt, lòng từ bi, vẻ đẹp tinh thần, mà những thứ này không tồn tại trong chúng ta, vì vậy chúng ta đi tìm kiếm bên ngoài. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng đã tìm được đối tượng lý tưởng là hiện thân của tất cả những gì là tốt, đẹp. Người đó có thể là một đối tượng lãng mạn, một người bạn, hoặc một vị thầy tâm linh. Chúng ta nhìn thấy tất cả những điều tốt đẹp trong con người đó và chúng ta rơi vào tình yêu. Nhưng sau một thời gian, chúng ta thường phát hiện ra rằng mình đã có một nhận thức sai lầm về người đó và trở nên thất vọng.

Cái đẹp và cái tốt là luôn luôn có trong mỗi chúng ta. Đây là giáo lý cơ bản của đạo Phật. Một người thầy thật sự, một đối tác tinh thần thực sự, là một trong những người khuyến khích bạn nhìn sâu vào vẻ đẹp bản thân và tình yêu bạn đang tìm kiếm. Đức Phật là người ở giúp bạn khám phá ra Phật tánh trong chính mình.

Theo Đức Phật, sự ra đời của một con người không phải là một sự khởi đầu mà là sự tiếp nối. Khi chúng ta sinh ra, tất cả các hạt giống hạt giống của lòng tốt, sự tàn ác, của  thức tỉnh, đã được gieo vào bên trong chúng ta. Lòng tốt hay độc ác phát triển trong ta là do cách mà chúng ta vun bồi.

Lúc vừa thành đạo dưới cội bồ-đề, Đức Phật tuyên bố: "Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ trí tuệ đức tướng của Như Lai, chỉ vì vô minh, vọng tưởng, chấp trước mà không chứng ngộ được”. “Như Lai là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành". Đức Phật thấy rằng cả ngày lẫn đêm, chúng ta đang tìm kiếm những gì đã có trong chúng ta. Chúng ta có thể gọi nó là Phật tánh, là sự tự do đích thực, là nền tảng cho mọi sự bình an và hạnh phúc. Khả năng được giác ngộ không phải là một cái gì đó mà người khác có thể cung cấp cho bạn. Một người thầy chỉ có thể giúp bạn loại bỏ các yếu tố không giác ngộ trong bạn để giác ngộ có thể được hiển lộ. Nếu bạn có niềm tin rằng vẻ đẹp, sự tốt lành thì người thầy của bạn chính là bạn.

Mỗi chúng ta là chủ bản thể của mình với năm yếu tố. Những yếu tố này là thân thể, cảm xúc, tri giác, hành và thức. Thực hành của chúng ta là nhìn sâu vào năm yếu tố này và khám phá bản chất thật của con người; bản chất thực sự của chúng ta về sự đau khổ, hạnh phúc, sự bình an và lòng can đảm của chúng ta.

Nhưng khi chúng ta quên đi chính mình, chúng ta không chịu trách nhiệm cai trị thân xác. Mỗi ngày chúng ta đã không thực hành, thay vì chăm sóc bản thể chúng ta đã chạy ra khỏi nó và cho phép các cuộc xung đột cùng rối loạn phát sinh. Chúng ta sợ phải quay trở lại bản thể và đối mặt với những khó khăn, đau khổ đó. Bất cứ khi nào, hễ có thời gian rảnh là chúng ta lại xem truyền hình, báo chí, âm nhạc, trò chuyện, hoặc điện thoại để quên và bỏ chạy từ thực tế của các yếu tố tạo nên con người chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, “Tôi đau khổ quá nhiều. Tôi có quá nhiều vấn đề. Tôi không muốn quay trở lại với chúng nữa”.

Chúng ta phải trở về với bản thân và đặt mọi thứ theo thứ tự. Đức Phật đã dạy cho chúng ta rất kỹ về cách để làm điều này. Ngài đã cho biết rằng để làm sạch và chuyển đổi các yếu tố của bản thân, chúng ta cần phải trau dồi năng lượng của chánh niệm. Đây là những gì sẽ cho chúng ta sức mạnh để trở về với chính mình.

Năng lượng của chánh niệm là một cái gì đó cụ thể mà có thể vun bồi được. Khi chúng ta đi bộ với chánh niệm, năng lượng chánh niệm đưa chúng ta trở về với giây phút hiện tại. Chúng ta có thể ngồi và theo dõi hơi thở khi chúng ta rửa chén hoặc giặt quần áo. Khi ăn trong chánh niệm, chúng ta đầu tư tất cả con người mình trong thời điểm hiện tại và nhận thức về thức ăn cùng những người đang ăn với chúng ta. Chúng ta có thể trau dồi năng lượng chánh niệm khi bước đi, khi thở, khi làm việc và năng lượng này sẽ giúp bạn bảo vệ bạn, cung cấp cho bạn sự can đảm để quay trở lại với chính mình, để nhìn thấy và nắm lấy những gì đang có trong bạn.

Khi bắt đầu thực hành theo lời Phật dạy là bạn bắt đầu sống như một vị Phật bán thời gian và từ từ bạn trở thành một vị Phật toàn thời gian. Đôi khi bạn rơi trở lại và trở thành một vị Phật bán thời gian một lần nữa, nhưng nếu thực hành ổn định bạn sẽ trở thành một vị Phật toàn thời gian. Điều này hoàn toàn là trong tầm tay của chúng ta bởi vì trước đây như chúng ta, Đức Phật cũng là một con người. Bạn có thể trở thành một vị Phật bất cứ khi nào bạn thích.

Trở thành một vị Phật không phải là quá khó khăn. Một vị Phật là người giác ngộ, có khả năng yêu thương và tha thứ. Bạn biết rằng tại một số thời điểm bạn đang như thế. Khi bạn ngồi là vị Phật trong bạn ngồi. Khi bạn đi bộ là vị Phật trong bạn đi bộ. Hãy thưởng thức điều kỳ diệu này. Nếu bạn không trở thành một vị Phật, thì ai sẽ làm?

Trong mỗi con người đều có chứa những hạt giống của lòng tốt và sự giác ngộ. Chúng ta đều có hạt giống của Phật tánh. Để cho các hạt giống Phật trong bạn có cơ hội bạn phải tưới nước cho chúng. Khi chúng ta hành động như con người, có những hạt giống của lòng tốt bên trong, chúng ta sẽ cảm thấy đầy sức mạnh. Nếu hành động như thể không tin vào sự tốt lành vốn có của chúng ta thì chúng ta đổ lỗi cho người khác về sự đau khổ và mất đi hạnh phúc của mình.

Bạn có thể sử dụng sự tốt lành trong chính mình để chuyển hóa khổ đau và các xu hướng nổi giận, độc ác, sợ hãi trong bạn. Nhưng bạn sẽ không muốn ném nỗi khổ của bạn đi vì bạn có thể sử dụng nó. Đau khổ của bạn là loại phân bón cung cấp cho sự hiểu biết để nuôi dưỡng hạnh phúc của bạn và hạnh phúc của những người xung quanh.

Hai vườn hạnh phúc

Bạn có hai khu vườn: vườn của bạn và của người bạn yêu thương. Đầu tiên, bạn phải chăm sóc khu vườn của bạn và nắm vững nghệ thuật làm vườn. Trong mỗi người chúng ta có những bông hoa và có khi cũng là rác. Rác là sự giận dữ, sợ hãi, phân biệt đối xử, và ghen tuông trong chúng ta. Nếu bạn xả rác, bạn sẽ tăng cường những hạt giống tiêu cực. Nếu bạn trồng hoa của lòng từ bi, sự hiểu biết và tình yêu, bạn sẽ tăng cường những hạt giống tích cực. Những gì bạn phát triển là tùy thuộc vào bạn.

Nếu bạn không biết cách tưới nước, chọn lọc trong vườn riêng của mình thì bạn cũng sẽ không thể tưới nước giúp cho hoa trong vườn của người mà bạn yêu quý. Nếu bạn chăm sóc khu vườn riêng của bạn tốt, bạn sẽ có thể chăm sóc cho khu vườn của người khác. Chỉ một tuần thực hành có thể cho bạn một sự khác biệt lớn. Bạn sẽ có nhiều thứ hơn và đủ thông minh hơn để làm việc. Bạn phải chú ý hành động và suy nghĩ của mình liên tục, không cho phép nó có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn có thể làm được. Mỗi lần bạn thực hành đi bộ chánh niệm, đầu tư tâm trí và cơ thể của bạn trong mỗi bước đi là bạn đang nắm tình hình của bạn trong tay. Mỗi khi bạn hít vào và biết bạn đang thở vào, mỗi khi bạn thở ra và mỉm cười với hơi thở ra của bạn, bạn là chính mình, bạn là chủ nhân của riêng bạn, và bạn là người làm vườn trong khu vườn của riêng bạn.

Khi bạn đã thành công với chính mình và với người mà bạn yêu thương, các bạn sẽ  trở thành một Tăng đoàn, một cộng đồng của hai người, và bây giờ bạn có thể là một nơi trú ẩn cho một người thứ ba, sau đó cho một thứ tư, và nhiều hơn nữa. Bằng cách này, Tăng đoàn sẽ phát triển. Có hiểu biết lẫn nhau giữa bạn và người mà bạn yêu quý. Khi có sự hiểu biết lẫn nhau thì mối quan hệ sẽ tốt, sau đó hạnh phúc sẽ xuất hiện và hai bạn có thể trở thành một nơi trú ẩn cho những người khác.

Nếu bạn có một mối hiềm khích và  muốn làm hòa với người khác thì trước tiên bạn phải về nhà cho chính mình. Bạn phải về nhà của bạn để trồng hoa của hòa bình, từ bi, sự hiểu biết và niềm vui trong vườn của bạn. Sau đó, bạn có thể tìm đến đối tác và hãy kiên nhẫn, từ bi.

Khi chúng ta kết hôn hoặc cam kết với người khác là chúng ta đang thực hiện một lời hứa để cùng nhau phát triển, chia sẻ thành quả và tiến độ thực hành. Đó là trách nhiệm của chúng ta để chăm sóc lẫn nhau.

Nếu bạn đã làm việc với đối tác của bạn trong một vài năm, có thể bạn cho rằng bạn biết tất cả mọi thứ về người này, nhưng nó không phải như vậy. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu một hạt bụi trong nhiều năm nhưng họ vẫn không dám cho rằng họ đã hiểu tất cả mọi thứ về nó. Nếu một hạt bụi là phức tạp thì làm thế nào bạn có thể biết tất cả mọi thứ về người khác? Đối tác của bạn cần sự quan tâm và nước tưới của bạn cho các hạt giống tích cực. Nếu không chú ý thì mối quan hệ của bạn sẽ bị khô héo.

Chúng ta phải học nghệ thuật của việc tạo ra hạnh phúc. Nếu trong thời thơ ấu, bạn đã thấy cha mẹ làm những gì để tạo ra hạnh phúc trong gia đình, thì bây giờ bạn đã biết phải làm gì. Nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết phải làm gì. Vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là cái nào được nhiều hơn, cái nào khéo léo hơn. Sống với nhau là một nghệ thuật. Ngay cả khi với rất nhiều thiện chí bạn vẫn có thể làm cho người khác không hài lòng. Thực chất của nghệ thuật làm người khác hạnh phúc là chánh niệm. Khi có chánh niệm, bạn khéo léo hơn.

Bạn và đối tác sẽ có một khu vườn chung để chăm sóc. Chúng ta có hai bàn tay và chúng ta đặt tên cho chúng: tay phải và tay trái. Bạn đã bao giờ nhìn thấy hai tay đánh nhau chưa? Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều này. Mỗi khi ngón tay của tôi bị tổn thương, tôi nhận thấy rằng tay phải của tôi đến một cách tự nhiên để giúp bàn tay trái của tôi. Vì vậy, phải có một cái gì đó giống như tình yêu cơ thể. Đôi khi chúng giúp đỡ lẫn nhau, đôi khi chúng hành động riêng rẽ, nhưng chúng chưa bao giờ chống phá lẫn nhau.

Bàn tay phải của tôi dùng để gõ chuông, viết sách, làm thư pháp, và đổ trà... Nhưng bàn tay phải của tôi dường như không thể tự hào về nó. Nó không nhìn xuống bàn tay trái để nói, “Ồ tay trái không làm được gì tốt. Tất cả những bài thơ, tôi đã viết. Tất cả các thư pháp tôi đã làm. Bạn là vô ích. Bạn không có làm gì”. Bàn tay phải chưa bao giờ phải chịu đựng sự phức tạp của niềm tự hào. Bàn tay trái đã không bao giờ phải chịu đựng sự phức tạp của sự không xứng đáng. Rất tuyệt vời.

Khi bạn có thể thấy đối tác của bạn như không tách rời khỏi bạn, không thấy ai tốt hơn hoặc tồi tệ hơn hoặc thậm chí bằng nhau, khi đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Nhìn vào bàn tay của bạn. Các ngón tay giống như năm anh em cùng một gia đình. Giả sử chúng là một gia đình có năm thành viên. Bạn nhớ rằng nếu một người bị đau thì tất cả đều đau, khi đó bạn có sự khéo léo trong ứng xử. Nếu người khác là hạnh phúc thì bạn cũng đang được hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một vấn đề cá nhân.

Mục tiêu của thực hành chánh niệm là sự khôn ngoan trong ứng xử. Chúng ta không cao quý bằng những gì lớn lao, chúng ta cao quý nhờ đức hạnh qua suy nghĩ, lời nói và hành động. Những người thực hành chăm chỉ sẽ có được sự khéo léo trong ứng xử. Một người không phân biệt giữa mình với đối tác và tất cả mọi người, khi đó tình yêu của người này đã phát triển lớn và không còn điều gì có thể làm trở ngại…”.

MINH TIẾN chuyển ngữ

(Trích từ “Giới thiệu về sách Gieo trồng hạnh phúc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh” 
của tác giả Peggy Rowe Ward và Larry Ward


Nguồn tin: www.giacngo.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 255
  • Khách viếng thăm: 245
  • Máy chủ tìm kiếm: 10
  • Hôm nay: 88562
  • Tháng hiện tại: 2813810
  • Tổng lượt truy cập: 88618413
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012