Phép tắc dành cho phật tử tại gia (phần 3)

Đăng lúc: Chủ nhật - 01/09/2013 20:43 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
"Nước có phép nước, nhà có luật nhà " đối với bốn đệ tử của Phật đều có uy nghi giới luật. Ngày nay có nhiều cư sỹ, phật tử tính tiến tu tập mà đối với uy nghi giới luật của mình lại không hay biết, do vậy uy nghi đa phần không hợp với phép tắc. Học Phật là sự nghiệp siêu phàm nhập thánh, có một phần cung kính liến có một phần lợi ích , mười phần cung kính có mười phần lợi ích. Nếu phép tắc chưa thấu đáo mà có thể thâm nhập Phật đạo là điều không thể ....

Phật giáo A Lưới xin giới thiệu cuốn "Phép tắc dành cho Phật tử tại gia" do Thượng Tọa Thích Tiến Đạt biên soạn. Cuốn sách bao gồm giới luật và uy nghi của Phật tử tại gia nhằm giúp cho quý vị cư sỹ, phật tử tu tập hành trì đúng như pháp, ngõ hầu tiến nhập Phật pháp, trang nghiêm tự thân và hộ trì Tam bảo.
Chương VII: Đọc sách

1- Cư sỹ, Phật tử đọc sách phải nên phân biệt chính, tà, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên viên.

2- Phàm những sách tướng số, bói toán xem ngày tốt, xấu , bình thư, địa lý, thiên văn , tà giáo, ngoại đạo …. đều chẳng nên đọc, những tiểu thuyết phong tình, bạo lực cũng không nên đọc.

3- Tuy là sách kinh Phật giáo cũng phải đọc có thứ lớp theo sự chỉ dẫn của minh sư . Nếu người chuyên tu Thiền, Tịnh, Mật, thì nên nghiên cứu sâu kinh sách thuộc pháp môn mà mình Tu tập không nên tạp đọc.

4- Đối với các kinh sách triết học, tôn giáo văn hóa Đông Tây nếu có khả năng thì nên tham khảo, nhưng không sinh chấp trước so sánh với kinh phật. Phải lấy Kinh sách Phật làm tiêu chuẩn để nhận xét đánh giá các loại kinh sách vở của thế gian để thấy được trí tuệ giải thoát của Phật giáo.
 
Chương 8: Làm quan (công chức )

1- Cư sỹ, Phật tử làm cán bộ quan chức các cấp chính quyền, đoàn thể, chẳng được phát động chiến tranh làm cho vố số sinh linh, dân lành vì đó mà chết oan

2- Chẳng được ban hành chính sách pháp luật cấm quyền của con người. trong đó có quyền tự di tín ngưỡng tôn giáo: như phá diệt Phật pháp, hạn chế người xuất gia, ngăn cấm làm chùa, tạo tượng, giảng kinh thuyết pháp, đạo tràng tu học đúng chính pháp …..

3- Cư sỹ, Phật tử nếu có địa vị lớn trong xã hội phải tự mình nên rộng hành pháp hóa; Bố cáo với mọi người rằng: Tôi là đệ tử Phật không ăn thịt uống rượu vì thế không đi dự rượu, không ăn hối lộ, không ức hiếp dân lành, không thưởng phạt bất minh, không tham ô, làm giàu bất chính….

4- Phàm phán xử thị phi phải tuân thủ pháp luật và cân nhắc tình lý cho thấu đạo. Sau đó phải lấy nhân quả, Phật pháp nhân duyên mà khuyên răn họ.

5- Phàm ban hành chính sách pháp luật phải đối chiếu với kinh sách Phật dạy, lấy lợi ích của nhân dân và đất nước đặt lên hàng đầu, chẳng được tư tình vì lợi ích cá nhân hay một nhóm người ….

6- Đối với cấp trên hay cấp dưới của mình đều phải ứng xử theo đúng tinh thần Phật pháp đó là tứ nhiếp, lục hòa. Không kết bè, kết đảng, bao che thuộc hạ làm càn, nịnh hót bề trên lấy lòng.

7- Khi đi công tác ở bên ngoài nếu có cơ hội tiếp xúc với nhân dân đều phải đem Phật pháp để nói chuyện giáo hóa dân chúng, thuộc hạ. Ngoài công việc của Quốc gia, xã hội ra đều nên thảo luận về Phật pháp nhân duyên, nhân quả thiện ác. Quan tâm đến việc từ thiện xã hội, người nghèo khó bệnh tật….

8- Luôn mang theo kinh sách Phật giáo để đọc duyệt và kết duyên với mọi người.
 
 Chương IX: Buôn bán, kinh doanh

1- Phàm Cư sỹ, Phật tử làm nghề kinh doanh buôn bán, đã không quá khó nhọc lại rất tự do, chính là điều kiện tốt để nương vào Phật pháp mà hành sự.

2- Chẳng được buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Không được bán 2 giá, không được dùng hai đấu, không được dùng 2 cân, không được trốn thuế.

3- Chẳng được khinh thường người khó, người già, trẻ nhỏ. Không được kinh doanh hàng thịt, cá (đồ tể). Không được kinh doanh nhà hàng sát sinh hại vật, quán rượu, vũ trường, cờ bạc, mại dâm, cầm đồ cho vay, nặng lãi. Chẳng được mua bán nam nữ, vũ khí, bia rươu, thuốc lá, thuốc gây nghiện, không được kinh doanh các trò chơi, tiêu khiển trái tuần phong mỹ tục.

4- Nếu có sử dụng nhân công người giúp việc trước phải nói rõ cho họ biết nương theo phật pháp để làm việc.

5- Đối với những người buôn bán cũng phải đem Phật pháp để thảo luận giảng giải cho họ biết để tránh buôn gian bán lận lừa gạt khách hàng.

6- Niêm yết giá phải công khai, đảm bảo chất lượng hàng hóa, luôn giữ chữ tín trong kinh doanh, không quảng cáo sai sự thật, không dùng hoa hồng triết khấu trong kinh doanh.

7- Khách đến mua hay không mua đều phải có thái độ hòa nhã ôn tốn, chẳng được sinh cáu giận, thái độ khiêm nhãn, luôn dùng ái ngữ để kết duyên với mọi người.

8- Tính toán lợi nhuận, vừa phải, chẳng quá tham cầu, thường làm việc cũng dàng, bố thì, ấn tống kinh sách để tạo phúc lâu dài…..
 
Chương X: Làm Nông nghiệp
 
1- Cư sỹ, Phật tử làm nông nghiệp không qua lao nhọc tâm tư, đó là điều kiện tốt để nương vào Phật pháp tu hành.

2- Khi làm việc phải nên thận trọng không làm thương tổn các loại côn trùng nhỏ bé, nếu ngộ sát phải nên niệm Phật, niệm chú vãng sinh trợ giúp chúng được siêu thoát . Buổi tối nên hướng trước Phật sám hội.

3- Khi gieo trồng nên niệm bài kế sau:

Gieo trồng hạt giống,
Nguyện cho chúng sanh,
Trống các căn lành ,
Nẩy mầm Bồ đề.”

Nam mô A Di Đà Phật
(10 lần)

4- Khi cầy bừa, làm cỏ nên niệm bài kệ sau:

Nay tôi bừa cỏ trừ ác ngiệp
Hết thảy chúng sanh tự giữ gìn
Chẳng may mất mạng dưới cày bừa
Nguyện người tức thời sinh Tịnh độ “


 Nam mô A Di Đà Phật (10 lần )

5- Khi thu hoạch nên đọc thầm bài kệ sau:

“Thu hoạch thóc lúa
Nguyện cho chúng sinh
Phúc tuệ đầy đủ
Thụ hưởng pháp lạc”

Nam mô A Di Đàg Phật
(10 lần )

6- Nếu gặp lúc hạn hán, trong nhà nên tụng kinh Thỉnh Vũ và niệm Phật A Di Đà, hoặc tụng kinh Hoa Nghiêm.

7- Nếu trông cây gây rừng hay vườn cây ăn quả thì niệm bài kệ sau:

“Trồng cây gây rừng
Nguyện cho chúng sanh
Trừ tâm sân hận
Lớn cây Bồ đề
Nam mô A Di Đà Phật
(10 lần)

8- Nếu dùng trâu bò để cày kéo không được đánh đập, chửi mắng mà thường nói với chúng rằng: “Hãy phát tâm Bồ đề, để rồi thoát kiếp súc sinh này”

9- Phải khuyên răn mọi người chẳng được câu cá, bắn chim, săn bán, phóng hóa đốt rác , đốt rừng…..
 
Chương XI; làm Công nhân
 
1- Cư sỹ, Phật tử làm công nhân nếu công việc ổn định, đúng nghề nghiệp chuyên môn thì không nên mong cầu chỗ nào khác, vì đây chính là điều kiện tốt để nương vào Phật pháp mà hành trì.

2- Nếu việc làm chỉ đòi hỏi những thao tác của chân tay, thì tâm địa cần giữ cho thanh tịnh, vừa làm vừa có thể niệm Phật, tránh chuyện nhàm cười đùa thô tục, nghĩ tưởng việc không tốt.

3- Nếu công việc đòi hỏi sự chú tâm cao độ thì phải rèn luyện khả năng định lực tốt, bằng cách trước khi làm việc cần ngồi thiên hoặc niệm Phật, nghỉ giữa giờ đều phải chú tâm để thư giãn.

4- Nếu làm việc đông người thì có thể biến thành một đạo tràng vừa làm việc vừa niệm Phật, hoặc đem những việc Phật pháp, nhân quả để trao đổi, giáo hóa đồng nghiệp, liên kết tình cảm, giúp đỡ lẫn nhau.

5- Nếu chủ công ty là Phật tử thì đây là điều kiện tốt cho mình làm việc và tu học. Phải biết rõ công việc mà mình phải làm, thường phấn đấu để nâng cao tay nghề và năng suất.

6- Khi làm việc phải thẩn trọng tránh xảy ra tai nạn, làm hư hao mất mát tài sản của công ty. Phải coi công ty như nhà của mình mọi người đều ra sức đóng gópvào sự lớn mạnh của công ty.

7- Phải hết lòng kính trọng đối với lãnh đạo công ty và đồng nghiệp, không nên nói xấu, chỉ trích sau lưng. Cần thiết phải nên góp ý một cách chân thành.
 
 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 484
  • Khách viếng thăm: 475
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 127249
  • Tháng hiện tại: 2128643
  • Tổng lượt truy cập: 91020216
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012