Vì sao gọi Tịnh Độ là “diệu môn”?

Đăng lúc: Thứ năm - 11/09/2014 20:13 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Pháp môn này sâu mầu cùng tột, chẳng những người tầm thường chẳng thể hỏi được, mà bậc Đại Trí Xá Lợi Phất cho đến bậc Pháp Vương Tử trí huệ bậc nhất là Văn Thù Bồ Tát cũng chẳng thể hỏi. Phật nói pháp cần phải có người khải thỉnh, nhưng pháp môn này sâu quá, ai cũng chẳng nghĩ tới được. Do vậy, đức Phật quán sát cơ duyên của đại chúng dự hội đã chín muồi, chẳng cần đệ tử khải thỉnh, tự động tuyên nói pháp môn “thành Phật viên mãn ngay trong một đời này”.

 
Vì sao gọi Tịnh Độ là “diệu môn”? Biết nó mầu nhiệm ở chỗ nào thì mới thấu hiểu sự thù thắng của nó. Mầu nhiệm ở chỗ phương pháp đơn giản, chỉ cần thật thà niệm Phật, chẳng cần biết hiểu hay không hiểu, đều có thành tựu. Hiểu rõ ràng lý luận thì sự Niệm Phật ấy được gọi là Lý Niệm. Nếu chẳng hiểu, chỉ thật thà mà niệm thì gọi là Sự Niệm. Công phu bình đẳng, do vậy, pháp môn này phổ độ hết thảy chúng sanh trong một đời đều bình đẳng thành Phật, gọi là “diệu” là vì điểm này. Chúng ta chọn lựa pháp môn này giống như các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, phương pháp tu hành cũng tương đồng, sanh về Tây Phương Cực Lạc đạt được quả vị đương nhiên cũng tương đồng.

Pháp môn này sâu mầu cùng tột, chẳng những người tầm thường chẳng thể hỏi được, mà bậc Đại Trí Xá Lợi Phất cho đến bậc Pháp Vương Tử trí huệ bậc nhất là Văn Thù Bồ Tát cũng chẳng thể hỏi. Phật nói pháp cần phải có người khải thỉnh, nhưng pháp môn này sâu quá, ai cũng chẳng nghĩ tới được. Do vậy, đức Phật quán sát cơ duyên của đại chúng dự hội đã chín muồi, chẳng cần đệ tử khải thỉnh, tự động tuyên nói pháp môn “thành Phật viên mãn ngay trong một đời này”. Trong mười hai phần giáo, thể loại này được gọi là Vô Vấn Tự Thuyết (không ai hỏi mà tự nói). Lúc đức Phật ở dưới cội Bồ Đề, ban đêm thấy sao Mai, viên thành Phật đạo, Ngài muốn tuyên nói với mọi người pháp môn này, nhưng khi ấy, cơ duyên của chúng sanh chưa chín muồi, do vậy, phải bắt đầu nói từ các kinh Tiểu Thừa, Đại Thừa trước. Đợi đến khi cơ duyên chín muồi, không ai hỏi, tự nói, khiến cho chúng sanh đạt được bốn thứ lợi ích, gọi là Tứ Tất Đàn (catur-siddhānta). “Tất” là phổ biến, “đàn” là thí cho, [Tứ Tất Đàn là]:

a. Thế giới Tất Đàn: Tuyên nói với chúng sanh hết thảy chân tướng sự thật trong thế gian, khiến cho họ sanh lòng tin ưa. Phật pháp trước hết phải làm cho chúng sanh sanh lòng hoan hỷ. Nếu chẳng thể làm cho chúng sanh đối xử hòa thuận với nhau, ắt sẽ khiến cho xã hội bất an. Vì thế, Phật pháp lấy việc tạo lợi ích cho thế gian làm đầu.

b. Vị nhân Tất Đàn: Quán sát cơ duyên của chúng sanh mà thuyết pháp phù hợp căn cơ, khiến họ sanh được lợi ích tốt lành. Như rắc rối to lớn trong hiện thời là luân lý, đạo đức thiếu sót, xã hội bất an, bèn vì họ nói Tứ Duy, Bát Đức, khiến cho họ sanh khởi thiện nguyện, thiện hạnh.

c. Đối trị Tất Đàn: Thuyết pháp nhằm đối trị những khuyết điểm của chúng sanh, khiến cho họ đoạn ác.

d. Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn: Ba thứ trên thuộc về pháp thế gian, loại thứ tư thuộc về pháp xuất thế gian, khiến cho chúng sanh ngộ đạo chứng quả.

Nay đức Phật giới thiệu tại Phương Tây quả thật có thế giới Cực Lạc và cũng thật sự có A Di Đà Phật. Chúng sanh nghe xong, sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện cầu sanh. Đấy chính là Thế Giới Tất Đàn. Nghe xong, chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, thiện căn, phước đức viên mãn hiện tiền, được lợi ích sanh trưởng điều thiện, đấy là Vị Nhân Tất Đàn. Dùng cái tâm chân thành, cung kính, ngày đêm niệm một câu Phật hiệu không ngừng, ác nghiệp nơi thân khẩu ý chẳng thể hiện hành, đè nén phiền não, đấy là Đối Trị Tất Đàn. Niệm Phật niệm đến mức “công phu thành phiến”, chắc chắn sanh về Tây Phương Cực Lạc, muốn ra đi lúc nào sẽ đi trong lúc ấy, có thể sanh tử tự tại, đấy là Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

Trong các vị Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī) trí huệ bậc nhất. Trong hội Hoa Nghiêm, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, Ngài và Phổ Hiền Bồ Tát đồng thời phát nguyện. Hai vị này là trợ thủ của Tỳ Lô Giá Na Phật trong thế giới Hoa Tạng, [hai vị Bồ Tát này cùng với Tỳ Lô Giá Na Phật] được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong phần trên, Thánh A La Hán phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc. Sau khi sanh về Tây Phương, đoạn dứt hai thứ sanh tử (Biến Dịch và Phần Đoạn), tiếp nhận sự dạy bảo của A Di Đà Phật, viên thành Phật đạo, điều này chúng ta còn có thể hiểu được; chứ Văn Thù và Phổ Hiền là bậc Đẳng Giác Bồ Tát trong hội Hoa Nghiêm, đều là bậc bổ xứ thành Phật sau này (một đời nữa là thành Phật), các Ngài sanh về Tây Phương để làm gì? Nếu Tây Phương thế giới chẳng vượt trỗi thế giới Hoa Tạng, hai Ngài sanh về đó sẽ chẳng có mảy may ý nghĩa chi cả! Do đây, có thể biết rằng: Bất luận tu học pháp môn nào trong Phật pháp, đến cuối cùng, chỗ quy túc vẫn là thế giới Hoa Tạng. Sau khi sanh về Hoa Tạng, gặp Văn Thù, Phổ Hiền, các Ngài lại khuyên hành giả niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Quý vị hãy suy nghĩ kỹ càng: Chúng ta đi đường thẳng, không cần phải đi vòng một khúc quanh lớn sang Hoa Tạng trước, gặp bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng phải bận tâm tới.

Có kẻ hoài nghi, pháp môn đã tốt đẹp như thế, vì sao Phật còn phải nói nhiều pháp môn như vậy? Phải biết rằng: Pháp môn này nhằm nói với kẻ cơ duyên chín muồi, sắp thành Phật! Nếu chưa đến giai đoạn thành Phật, cũng chỉ đành học các pháp môn Đại Thừa rộng lớn, tinh vi, sâu xa khác. Trước kia, tôi nẩy sanh tín tâm đối với pháp môn Niệm Phật này chính là vì đọc kinh Hoa Nghiêm, thấy Văn Thù, Phổ Hiền cũng như Thiện Tài đồng tử ai nấy đều phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, tôi mới nghiêm túc phản tỉnh, suy nghĩ cặn kẽ, quay đầu lại, buông bỏ hết thảy kinh giáo, sốt sắng tu học pháp môn này. Nếu chẳng phải là những vị ấy đã ban cho tôi sự khải thị, dù thầy có buốt lòng rát miệng khuyên dạy, tôi cũng rất khó thể tiếp nhận.

A Dật Đa (Ajita) là Di Lặc Bồ Tát (Maitreya). Trong Hiền Kiếp, Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư, Di Lặc Bồ Tát là vị Phật thứ năm. Ngài là “hậu bổ Phật” (vị Phật kế tiếp), hiện đang ở trong Đâu Suất nội viện. Có kẻ bịa chuyện Phật Thích Ca đã thoái vị, Phật Di Lặc đang cầm quyền, hoàn toàn là ăn nói nhảm nhí! Theo kinh Di Lặc Hạ Sanh, tính theo thời gian của chúng ta thì năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn (567.000.000) năm sau, Di Lặc Bồ Tát mới giáng sanh thành Phật trong nhân gian. Ngài hiện đang ở trên trời Đâu Suất (Tusita). Cõi trời Đâu Suất có thọ mạng là bốn ngàn năm, một ngày trên trời Đâu Suất bằng bốn trăm năm trong nhân gian. Đem bốn ngàn nhân với ba trăm sáu mươi rồi nhân với bốn trăm (tức là 576.000.000 năm), sẽ tính ra được thời gian Di Lặc Bồ Tát giáng sanh trong nhân gian. Trong kinh Vô Lượng Thọ, nửa bộ đầu, ngài A Nan là đương cơ, nửa bộ sau ngài Di Lặc là đương cơ. Có người mong sanh lên trời Đâu Suất, thân cận Di Lặc Bồ Tát, tương lai ngài Di Lặc hạ sanh nhân gian, cũng có thể theo Ngài hoằng hóa trong thế gian. Nhưng trời Đâu Suất hoàn toàn chẳng dễ sanh về, phải có công phu định lực. Đã thế, ngài Di Lặc là chuyên gia về Duy Thức, môn đình rất cao, phải tu Duy Tâm Thức Định, tu thành công thì mới sanh về đó được! Hãy nên biết rằng: Sanh về Tây Phương, làm đệ tử Phật Di Đà, Di Lặc Bồ Tát cũng là đệ tử Di Đà, [người vãng sanh Cực Lạc] mang thân phận là bạn học của Di Lặc Bồ Tát, có thể đến thăm Đâu Suất nội viện bất cứ lúc nào.

Danh hiệu Càn Đà Ha Đề (Gandhahastin) có nghĩa là Bất Hưu Tức (không ngơi nghỉ), danh hiệu Thường Tinh Tấn cũng có nghĩa là không gián đoạn, không xen tạp, không hoài nghi, tinh tấn không lui sụt. [Nêu tên] hai vị Bồ Tát này nhằm khuyên hãy nên hành trì.

Bốn vị Đại Sĩ vừa được nêu tên trên đây như Văn Thù v.v... đều là Đẳng Giác Bồ Tát, đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Sanh về Tịnh Độ có mấy điều tốt đẹp. Thứ nhất là chẳng lìa thấy Phật, thứ hai là chẳng lìa nghe pháp, thứ ba là thân cận cúng dường hải hội đại chúng, lại còn có thể mau chóng viên mãn đạo Bồ Đề. Lấy Đẳng Giác Bồ Tát để nói thì các Ngài có năng lực đến mười phương cõi nước bất cứ lúc nào, vì sao vẫn phải sanh về thế giới Cực Lạc? Kinh Hoa Nghiêm nói bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ đều theo Phổ Hiền Bồ Tát cầu sanh Tịnh Độ, cho thấy Tây Phương Cực Lạc là một nơi có quang cảnh ngoạn mục khôn sánh, cho thấy sanh về Tây Phương Cực Lạc thấy Phật, nghe pháp, thân cận chư thiện tri thức, không gián đoạn một phút, một giây nào, nêu rõ Tây Phương có hoàn cảnh đặc biệt thù thắng. Đẳng Giác Bồ Tát tuy có năng lực đến mười phương thế giới công đức chư Phật, vẫn khó tránh khỏi có lúc bị gián đoạn. Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ trụ thế bảy mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm, thời gian trọn chẳng dài lắm. Pháp vận của Ngài cũng chỉ có một vạn hai ngàn năm. Sau thời gian đó sẽ không còn Phật pháp, phải đợi năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau (567.000.000 năm), Di Lặc Phật mới hạ sanh, mới có Phật pháp. Thời gian gián đoạn giữa chừng dài quá! Trong các cõi Phật khác cũng đều giống như thế. Người trong cõi Tây Phương thọ mạng vô lượng, dù nói theo mặt lý luận thì vẫn là hữu lượng. Sau khi A Di Đà Phật diệt độ, Quán Thế Âm Bồ Tát kế thừa ngôi vị Phật, nhưng khi nào A Di Đà Phật sẽ nhập diệt, kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng: Ngài Mục Liên thần thông rộng lớn, có thể trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ tính ra số lượng chúng sanh trong thế giới Sa Bà. Giả sử chúng sanh trong mười phương thế giới đều thành Duyên Giác, thọ đến vạn ức năm, thần thông giống như ngài Mục Kiền Liên, trọn hết tuổi thọ cùng nhau tính toán cũng không có cách gì tính được thọ mạng của Vô Lượng Thọ Phật. Do đây có thể biết rằng: Cõi Tây Phương Cực Lạc thọ mạng vô lượng, trên đường Bồ Đề chẳng có mảy may chướng ngại nào, Đẳng Giác Bồ Tát vì muốn mau chóng viên thành Phật đạo nên đều nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 464
  • Khách viếng thăm: 455
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 101957
  • Tháng hiện tại: 2191978
  • Tổng lượt truy cập: 91083551
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012