Sự Khéo Léo Của Con Tim

Đăng lúc: Thứ tư - 25/09/2013 21:03 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Niết-bàn không có gì khác với tâm bình thường, thoát khỏi tất cả mọi yếu tố của cấu uế và đạt đến bản chất nguyên sơ của nó. Bản chất nguyên sơ của tâm không vướng mắc phải sanh, già, bệnh và chết. Cái gọi là sanh là hoạt động sai lầm của các phiền não. Bản chất của tâm luôn rõ ràng và trong sáng, nhưng bị vô minh che khuất và làm lu mờ.

Bây giờ, tôi muốn bàn về phước đức của các bậc A-la-hán, những người đã chứng đạt tuệ giác tối thượng trong đời này, tuy nhiên hoàn toàn dứt khoát buông xã nó. Mặc dù các uẩn (các hoạt động tâm sinh lý) của họ có lẽ vẫn hiện ra trong đời này, nhưng chúng là các uẩn thanh tịnh, hoàn toàn giải thoát khỏi khái niệm về cả hai phạm trù thiện, ác bởi vì tâm ấy không bám chấp vào chúng. Tâm ấy không dín líu gì đến hoạt động của các uẩn. Mười sử[1] đã được hoàn toàn đoạn trừ và không còn gây phiền toái cho tâm nữa, đó là lý do tại sao mà trạng thái này được gọi là nibbana—giải thoát. Tâm ấy trở nên sáng suốt, thanh tịnh; và tham, sân, si không thể che lấp nó được nữa. Tâm đã đạt đến sự chói lọi của bản chất nguyên sơ, không gì có thể so sánh được.

          Một khi đạt được sự chói lọi này, nó tịnh hóa sự bức xạ của ba độc tham, sân, si, do đó, hoàn toàn không còn trạng thái nào xuất hiện nữa. Khi tâm đã thoát khỏi mọi cấu uế, thì chắc chắn nó nhìn nhận tham, sân, si như là sự bức xạ và quyến rũ. Khi tâm chứng đạt quả vị Dự Lưu (Tu-đà-hoàn), thì sự bức xạ của tham, sân, si bắt đầu u tối và lu mờ. Khi tâm đạt đến quả vị Nhất Lai (Tư-đà-hàm), thì sự bức xạ đó trở nên mờ tối; và khi tâm đạt dến quả vị Bất Lai (A-na-hàm), thì sự bức xạ ấy trở nên lu mờ hơn mặc dù nó vẫn còn tồn tại ở đó. Khi chứng đắc quả vị A-la-hán, thì sự bức xạ của tham, sân, si thực chất đã được tịnh trừ. Khi tâm tích tập giới hạnh, thiền định và trí tuệ, thì vô minh được tịnh hóa ở cấp độ cao hơn của Thánh đạo, mọi ưu phiền ở đời hoàn toàn không xuất hiện nữa. Lúc đó, bạn không thể nói nó có đặc điểm, màu sắc hoặc hình dạng ra sao, thậm chí nó ở đâu. Chỉ có ánh sáng thanh tịnh của Niết-bàn. Tất cả thế giới đều dung hòa trong từ giây từng phút của Thánh đạo và quả vị A-la-hán. Ánh sáng này là một cái gì đó luôn luôn tồn tại, nhưng chúng ta không thể thấy nó bởi vì si ám và vô minh của chính mình.

          Chính ánh sáng chói lọi này mới có thể xua đi màn đêm của thế giới để Niết-bàn sẽ xuất hiện. Ánh sáng chói lọi của Niết-bàn có khả năng tịnh hóa sự bức xạ của thế giới giống như ánh sáng mặt trời  chiếu soi thế giới nhân loại và muông thú, có thể xua tan ánh sáng của các vì sao vào ban ngày khiến chúng xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm. Tương tự, nó giống như ánh sáng của ngọn nến xuất hiện trong đêm tối có thể làm lóa mắt chúng ta: nếu một ngọn đèn dầu được mang ra gần cây nến thì ánh sáng của cây nến sẽ xuất hiện lu mờ. Nếu ánh sáng của ngọn đèn dầu sáng chói đến cực điểm, thì ánh sáng của cây nến sẽ không tỏa rạng. Nếu không quan sát kỉ, có lẽ chúng ta nghỉ rằng cây nến hoàn toàn đã tắt, nhưng thực chất nó vẫn tỏa ánh sáng như trước đó, chỉ có bây giờ không ai chú ý đến nó. Vì thế có thể hiểu rõ tâm đã đạt được ánh sáng của Niết-bàn có thể xua tan ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, đồng thời tịnh hóa tâm thoát khỏi mọi quyến rũ lộng lẫy của cõi trời và các thế giới Brahma[2]. Đây là lý do tại sao Niết-bàn được gọi là không[3] hay trống rổng: không có ba cõi (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) xuất hiện như một sự phiền muộn của tâm; tâm không còn vướng vắc với chính nó. Tâm là không, thoát khỏi mọi ràng buộc ở đời, nghĩa là nó không còn vướng bận vào sanh, già, bệnh, chết.

          Niết-bàn là một điều gì dó chân thực và vĩnh hằng. Nó không hề biến hoại và luôn tồn tại như chính nó. Nếu có sanh, già, bệnh và chết, thì tất nhiên luôn luôn phải có Niết-bàn tồn tại, bởi vì cái chết xuất phát từ sự sống, và cái chết nằm ngay trong chính cái chết. Như vậy, vấn đề ở đây liên hệ đến những người không thực tập để nhận thức rõ Niết-bàn. Niết-bàn không hề dao động thụt lùi hay tiến tới, ngoại trừ mọi người thực tập giới đức, thiền định và trí tuệ. Giống như một người quyết định đi bộ vào thành phố, nhưng khi mới được nữa đường, anh ta lại trở về: thông thường, anh ta mấy ba mươi ngày sẽ đến nơi, nhưng nếu cứ đi nữa đường rồi về như vậy thì dù mất ba năm, anh ta cũng chẳng bao giờ đến được thành phố. Và khi không đi đến nơi, nếu anh ta nói với mọi người rằng thành phố không tồn tại, thì anh ta phạm phải một sai lầm nghiêm trọng.

          Vì thế, đối với những người thực tập giới đức, thiền định và trí tuệ nữa vời, cứ thụt lùi rồi tiến tới và ngược lại—khi họ không đạt đến giác ngộ— mà đi nói với người khác rằng Niết-bàn là trống rỗng và không có tồn tại, đức Phật chỉ trao nó cho anh ta khi chết. Điều này quả thật là một sai lầm rất lớn. Tương tự, như trên một cánh đồng nơi mà cha mẹ chúng ta đang trồng cấy lúa và luôn luôn được bội thu. Nếu họ chết, và chúng ta quá lười biếng đến nổi không làm lụng gì cả, thì chắc chắn chúng ta trở nên đói khổ. Và một khi đói khổ, chúng ta có thể nói rằng cha mẹ mình đã mang lúa hoặc cánh đồng theo họ? Cũng vậy, Niết-bàn luôn tồn tại ở, nhưng nếu không hội đủ các yếu tố để nhận thức rõ và sau đó phủ nhận sự tồn tại của nó, thì bạn có thể tưởng tượng rằng có bao nhiêu tai hại mà chúng ta đang làm?

          Nếu chúng ta chưa đạt được hoặc chưa nhận thức rõ Niết-bàn, thì không có điều gì đặc biệt về nó cả. Nhưng một khi chúng ta đóng cửa vào Niết-bàn, thì thế giới sẽ xuất hiện tran lan những kẻ nham hiểm và vô số ngọn lửa hung tợn. Các cung điện và lâu đài của chúng sang trên cõi trời, nếu có thể nhận rõ, thì bạn thấy giống như các túp lều của những kẻ cùng đinh trong xã hội. Bạn không thể bị lôi cuốn để sống trong đó, bởi vì bạn đã biết rõ Niết-bàn.

          Niết-bàn không  có gì khác  với tâm bình thường, thoát khỏi tất cả mọi yếu tố của cấu uế và đạt đến bản chất nguyên sơ của nó. Bản chất nguyên sơ của tâm không vướng mắc phải sanh, già, bệnh và chết. Cái gọi là sanh là hoạt động sai lầm của các phiền não. Bản chất của tâm luôn rõ ràng và trong sáng, nhưng bị vô minh che khuất và làm lu mờ. Tuy nhiên, thậm chí trên phạm vi sinh lý—không nói đến tâm—nếu có ai đó tuyên bố rằng bản chất của nước trong đại dương là trong sạch, một người với hiểu biết của mình có thể nhìn thấy đáy biển cả, và bạn phải mất thời gian cố gắng đi tìm một ai đó để tin tưởng vào ông ta. Tuy nhiên, những gì ông ta nói là sự thực. Có nhiều lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy đáy đại dương—bụi bặm và những vật nhỏ trôi nổi trên mặt nước, sóng và những sinh vật biển gây ảnh hưởng đến nước—nhưng nếu bạn tìm ra ai đó có thể loại trừ những yếu tố này khiến biển không còn gì ngoại trừ bản chất của nước, thì nó sẽ trở nên vô cùng trong suốt như pha lê. Bạn chỉ cần liếc nhìn là biết đại dương sâu hay cạn ra sao chứ không cần phải mất thời gian để lặn xuống và dò dẫm. Vì vậy, có thể hiểu tâm: nếu tâm mình vẫn còn vô minh che lấp, thì chúng ta sẽ không đi dò dẫm nơi đâu khác để tìm Niết-bàn. Chỉ khi chùi sạch tâm mình, thì chúng ta mới có thể thấy được Niết-bàn.

          Nhìn chung, những người mới thực tập thiền định đa phần đều có xu hướng phỏng đoán, suy xét và ước lượng Niết-bàn là như thế này hoặc như thế khác, nhưng thực nó không có gì đặc biệt sâu xa, huyền hoặc hay bí ẩn. Những gì làm cho Niết-bàn trở nên huyền bí là do chúng ta thiếu trí tuệ. Niết-bàn luôn luôn hiện hữu, tồn tại giữa dòng đời. Khi nào thế giới còn tồn tại, thì Niết-bàn vẫn thường xuyên hiện hữu. Nhưng nếu không có ai khám phá sự thực của Niết-bàn, thì nó sẽ trở nên huyền bí và mơ hồ. Khi vô minh sanh khởi, chắc chắn chúng ta bắt đầu có khái niệm phân biệt Niết-bàn là thế này hay thế khác. Chúng ta cho rằng Niết-bàn đã bị hũy diệt; Niết-bàn là rỗng toách và trống vắng; Niết-bàn không có sanh, già, bệnh và chết; Niết-bàn là tự ngã hoặc vô ngã. Thực ra, mỗi khái niệm này không đúng mà cũng không sai. Đúng và sai tùy thuộc vào người nói, bởi vì Niết-bàn là một cái gì đó không thể sờ mó qua khái niệm. Không có vấn đề gì khi người ta dùng bất cứ lời lẽ nào để gọi nó, đơn giải nó vẫn tồn tại với chính nó. Nếu chúng ta gọi Niết-bàn là cõi trời hay thế giới Brahma, thì nó cũng sẽ không phản đối, giống như chúng ta giả định gọi tên mặt trời và mặt trăng: nếu chúng ta gọi chúng là các vì sao, hoặc đám mây, hay địa cầu hoặc đá quý, bất cứ gì đi nữa thì chúng vẫn tồn tại như bản chất của chúng; chúng không bị ngôn từ làm biến hoại. Đồng thời, chúng cũng không cho rằng mình là mặt trời hoặc mặt trăng hay bất cứ cái gì. Chúng là pháp thực tánh—đơn giản chúng là những gì đang tồn tại.

          Do vậy, có thể hiểu tâm thanh tịnh chính là Niết-bàn. Chúng ta có gọi nó là gì đi nữa cũng không quan trọng, nó vẫn tồn tại như chính nó. Do đó, chúng ta nói Niết-bàn thì cũng không đúng mà cũng không sai. Đúng và sai tùy thuộc vào người nói. Những người không biết thường kéo rê việc đúng và sai của họ khi nói về Niết-bàn. Niết-bàn là một điều gì đó được biết duy nhất qua tâm. Nó không bị vướng kẹt vào ngôn từ và hành vi. Những gì chúng ta nói chỉ đơn thuần là một vấn đề của chánh đạo. Kết quả, khi đạt được, là một điều gì đó rất hoàn hảo. Như vậy, chúng ta gọi nó là giải thoát, bởi vì không thể sờ mó nó qua khái niệm mà chỉ chứng đạt một bản chất đó là tâm thanh tịnh: tâm không tiến tới phía trước và cũng không quay thụt lùi, tâm đạt đến tính chất không tăng không giảm, không đi không đến. Nó tồn tại như chính nó—những gì chúng ta cho là pháp tánh, giải thoát khỏi mọi nguồn gốc của phiền não—chính tâm chúng ta, có nghĩa là bản chất nguyên sơ.

          Thực chất, bản tính của tâm vốn dĩ thanh tịnh, nhưng vì những trạng thái và đối tượng khác nhau—các phiền não khác nhau—được pha trộn với nó. Một khi các phiền não này được tịnh hóa, thì bạn có Niết-bàn. Để biết rõ Niết-bàn thì không có gì khác hơn là biết cách nắm bắt mọi phiền muộn của tâm này biến động như chính nó. Tâm với bản chất là một, nhưng nếu nó không được rèn luyện qua trí tuệ, thì nó sẽ trôi nổi theo các phiền não, cả bên trong lẫn bên ngoài, và sau đó chúng ta nói trạng thái này của tâm khác với trạng thái kia của tâm, vì vậy, chúng sanh khởi tăng dần cho đến khi quá nhiều khiến chúng ta từ bỏ nổ lực kiểm soát chúng. Có vẽ chúng sinh khởi quá nhiều bởi vì chúng ta tính đếm mỗi phiền não là một trạng thái của tâm. Vấn đề ở đây là chúng ta không hiểu rõ những lời dạy của các bậc hiền triết cổ xưa, vì thế, nghỉ rằng tâm có thể được gọi rất nhiều tên. Lấy một ví dụ đơn giản: giả sử một người có nhiều công việc. Thỉnh thoảng anh ta đi buôn, nên gọi là thương gia. Nếu anh ta trồng trọt lúa mạ, thì gọi là nông dân. Nếu ông ta làm việc cho chính phủ, thì gọi là công chức nhà nước. Nếu anh ta được thăng chức trong quân đội, thì gọi là sĩ quan. Trên thực tế, anh ta chỉ là một người, và không có danh xưng nào cho anh ta là sai trái. Chúng được gắn liền với anh ta đơn giản là vì công việc anh ta làm. Nhưng một ai đó không hiểu sẽ nghỉ rằng người này hết sức phi thường hơn bao con người.

          Một ví dụ khác: khi một người mới sinh ra, chúng ta gọi là em bé. Khi lớn lên một tí, chúng ta gọi đứa trẻ. Khi trưởng thành, chúng ta gọi là thanh niên hay thiếu nữ. Khi tóc đã điểm pha sương và răng rụng, thì chúng ta gọi là ông hoặc bà. Vậy, những gì làm phát sinh tất cả các tên gọi này? Một và chỉ cùng một người. Do đó, có thể hiểu tâm được giả định với nhiều tên gọi. Chúng ta không hiểu những gì ngôn từ muốn nói, vì thế, chúng ta dò dẫm quanh những dấu vết của chính mình. Khi điều này trở nên vấn đề, chúng ta tích cực tìm nó để xử lý. Chúng ta không hiểu các trạng thái của tâm được giả định trong sự sống, vì thế không thấy tâm được giải thoát, không nắm bắt qua khái niệm.

          Khi tâm được cho là có nhiều trạng thái, thì nó có nghĩa: thỉnh thoảng, tâm dựa vào tham đắm; điều này được gọi là sarsga-citta, nghĩa là tâm tham. Đôi lúc nó đóng vai trò giận dữ và ghanh ghét, thì gọi là sodasa-citta, nghĩa là tâm sân hận. Đôi lúc nó rơi vào trạng thái mê muội, thì gọi là samoha-citta, nghĩa là tâm si mê. Tất cả những trạng thái này đều thuộc về u mê, được gọi là akusala-citta, nghĩa là trạng thái tâm bất thiện. Ngược lại, các trạng thái thiện tâm: vitaraga-citta, tâm đã đạt được sự thỏa mãn hài lòng nên những tham vọng của nó đã biến mất; vitadosa-citta, nghĩa là tâm đã đầy đủ và vì thế sự sân hận của nó không còn xuất hiện;vitamoha-citta, nghĩa là tâm trở nên sáng suốt và vì thế nó thoát khỏi si mê, giống như mặt trời hay mặt trăng ra khỏi mây mù và trở nên sáng chói và rõ rệt. Các trạng thái tâm này được gọi là kusala-citta, nghĩa là các trạng thái thiện tâm.

          Dựa vào điểm này, một số người nghỉ rằng có sáu trạng thái tác động đến tâm, hoặc thậm chí sáu tâm, mặc dù bản chất đích thực của tâm là một. Để tính đếm sáu trạng thái hoặc sáu tâm thì phải tính đếm các phiền não; tâm nguyên sơ vốn trong sáng. Chúng ta nắm bắt một vài thứ rồi cho rằng quá nhiều và vì thế rốt cuộc trở nên nghèo nàn, giống như một gã khờ hay người nghèo nghỉ rằng 1000baht (tương đương 706667 VND, thời điểm 2013) là số lượng tiền rất lớn. Thế nhưng, một người không ngoan hay giàu có hiểu rõ đó chỉ là một số tiền rất nhỏ: bạn có thể đủ để tiêu xài trong hai ngày. Tuy nhiên, gã khờ sẽ nghỉ rằng 1000 baht làm cho mình trở thành giàu có và vì thế anh ta sẽ tiếp tục trở nên nghèo khổ. Do đó, nếu thấy tâm mình có nhiều thứ, thì chúng ta sẽ trở nên nghèo nàn, bởi vì chúng ta sẽ không phát triển trí tuệ và nổ lực rèn luyện tâm.

          Bản chất của tâm là một và trong sáng, giống như nước sạch được trộn lẫn với nhiều màu khác nhau đựng trong các chai khác nhau. Có lẽ chúng ta gọi đó là nước màu đỏ, nước màu vàng, nước màu xanh v.v, nhưng nước vẫn trong sạch như nguyên sơ của nó. Nếu một gã khờ đi đến và đam mê những màu sắc, thì anh ta muốn nếm thử tất cả các chai nước đó. Có lẽ anh ta uống hết cả năm chai nước, nhưng tất cả chúng đều giống nhau. Nếu biết trước rằng tất cả đều là nước, thì anh ta sẽ không khởi lên bất cứ tham vọng nào làm hoang phí thời gian của mình để uống hết chai này đến chai khác. Tất cả những gì anh ta phải làm là chỉ nếm thử một chai, và điều đó là đủ. Do vậy, có thể hiểu tâm: nếu nhận thức rõ tâm là thay đổi và là yếu tố quyết định trong tất cả điều thiện, điều ác và đạt được Niết-bàn, thì chúng ta sẽ không cảm thấy ham muốn để cho rằng tâm như thế này hoặc như thế kia. Tâm có lẽ mang nhiều tên gọi bởi vì nó bị vướng vào nhiều suy tư khác nhau, và khi những suy tư này nhuộm kín tâm, thì chúng ta nói chúng là các trạng thái của tâm.

          Bản chất thanh tịnh của trái tim và tâm giống như mặt trời soi sáng mọi ngày suốt năm tháng, nhưng trong mùa mưa nó bị các đám mây che khuất. Những người không biết bản chất của nó thì cho rằng mặt trời không chiếu sáng. Đây là nhận thức sai lầm. Tầm nhìn của họ không xuyên suốt qua các đám mây và vì thế họ mắc phải sai lầm về mặt trời. Họ nghỉ rằng bóng tối của các đám mây tùy thuộc vào mặt trời nên bị vướng kẹt vào những giả tưởng của chính họ, do đó, không nhận thấy sự thực. Bản chất đích thực của mặt trời là luôn luôn sáng chói, dù bất cứ mùa nào. Nếu bạn không tin tôi, thì hãy hỏi các phi công. Nếu  đi qua các đám mây trên một chiếc máy bay vào một ngày mưa u ám, bạn sẽ biết rõ thực chất mặt trời là tối hay sáng.

          Do đó, có thể hiểu tâm: dù tâm biểu hiện thế nào đi nữa, thì bản chất của nó vẫn là một—trong sạch và sáng chói. Nếu thiếu trí tuệ và kỉ năng khôn khéo, thì chúng ta để các suy tư khác nhau trôi nổi trong tâm và dắt dẫn nó hoạt động—đôi lúc sáng suốt nhưng đôi lúc ngu muội—và sau đó chúng ta xác định tâm tùy thuộc vào trạng thái của nó. Bởi vì chỉ có một tâm, nên nó chỉ có một suy tư  duy nhất. Và nếu chỉ có một suy tư, thì không có nhiều khó khắn trong việc thực tập để biết rõ sự thực của nó. Mặc dù tâm có vẽ như chứa đựng nhiều suy tư, nhưng tất cả chúng không xuất hiện một lần trong chóc lát. Chúng phải lần lượt trôi qua trong từng thời điểm. Một trạng thái thiện tâm sanh khởi khi một trạng thái ác tâm hoại diệt; niềm vui sanh khởi, khổ đau hoại diệt; trí tuệ sanh khởi, si mê hoại diệt; bóng tối khỏi lên, ánh sáng biến mất. Chúng hoán chuyển vị trí cho nhau không hề dừng nghỉ. Tuy nhiên, các trạng thái tâm biến hiện rất nhanh. Nếu không nhận thức rõ, thì chúng ta sẽ không thể biết những suy tư của chính mình. Thông thường, chỉ sau khi chúng khởi lên và lan rộng tác động đến lời nói và hành vi của mình thì chúng ta mới nhận biết chúng.

          Thông thường, tâm này rất nhanh nhẹn. Giống như khi chúng ta bật đèn: nếu không nhìn cẩn thận, thì ánh sáng có vẽ xuất hiện và bóng tối biến mất ngay lập tức khi chúng ta bật công tắc. Chính tâm này khi thay đổi các suy tư, thực sự rất nhanh. Tâm này là những gì dẫn đến các trạng thái khác nhau của sự sống, bởi vì những suy tư của chúng ta khỏi thành hành động khiến chúng ta bị vướng mắc và dín kẹt.

          Không có trường hợp một người sẽ có nhiều tâm. Ví dụ một người lên trời: anh ta chỉ đi đến cõi trời. Mặc dù sẽ tiếp tục đi đến những phạm vi khác của sự sống, nhưng trước hết anh ta phải từ bỏ cõi trời. Không có trường hợp anh ta sẽ đi lên cõi trời, xuống địa ngục và các thế giới Brahma trong cùng một lúc. Điều này cho thấy tâm là một. Chỉ có những ý tưởng và suy tư của nó biến đổi.

          Những suy tư của tâm chỉ biểu hiện qua hiện tượng tâm sinh lý biến đổi khiến cho tâm thể nghiệm “sanh” trong các trạng thái khác nhau của sự sống. Khi tâm thiếu trí tuệ và không biết rõ bản chất đích thực về các suy tư của chính nó, thì nó dò dẫm tìm kiếm, kinh qua cái chết và tái sanh trong bốn phương thức của thai tạng giới[4]. Nếu tâm có trí tuệ để nhận biết các phiền não của nó và xả bỏ chúng mà không cần phải đắn đo, đồng thời cho phép bản chất nguyên sơ của trái tim không bị dín kẹt vào bất cứ phiền não nào trên các phạm vi của tham dục, sắc tướng hoặc vô sắc tướng, thì nó sẽ giải thoát khỏi khổ đau và sầu muộn. “Khi tâm hoàn toàn trở nên chánh trực bằng các phương tiện giới đức, định tỉnh và trí tuệ, thì nó tuyệt đối giải thoát khỏi mọi thứ phiền não ràng buộc”.

          Cái gọi là khandha-kamo, nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt tham muốn về năm uẩn. Bhava-kamo, nghĩa là tham muốn về ba phạm vi của sự sống (phạm vi nhục dục, phạm vi sắc tướng, phạm vi vô sắc tướng) đã lụi tàn và biến hoại. Ba phạm vi của sự sống, trên cơ bản, chỉ có hai: các uẩn thuộc về hiện tượng vật lý bao gồm bốn đại: đất, nước, gió lửa; các uẩn thuộc về hiện tượng tâm lý bao gồm thọ, tưởng, hành và thức—nói chung, các hiện tượng xảy ra trong cơ thể và con tim hay thân và tâm. Hiện tượng vật lý là những gì mà mắt chúng ta thấy được. Hiện tượng tâm lý là những gì không thể thấy được bằng mắt, chỉ nhận biết qua trái tim và tâm mà thôi. Khi nhận rõ các yếu tố này và biết được cách mà chúng liên kết, thì chúng ta thấy sự thực của các uẩn: chúng là khổ đau, chúng là nguyên nhân của khổ đau, chúng là con đường (chánh đạo). Khi hiểu chúng một cách chính xác, chúng ta giải quyết hợp lý. Hoặc chúng sanh khởi, mờ dần hay biến mất, cũng không can hệ gì, nếu chúng ta có trí tuệ, không vướng kẹt vào bất cứ giả định sai lầm nào. Tâm sẽ buông xả. Đơn giản nó sẽ biết dung hòa và yên tỉnh. Nó sẽ không có bất cứ nhu cầu nào để lo lắng về các tình thế hay trạng thái của các uẩn, bởi vì nó thấy rõ các uẩn không thể trở nên đoan chính. Ngay cả đức Phật cũng đã không điều chỉnh được các uẩn. Ngài để chúng trôi đi một cách tự nhiên theo trình tự với bản chất đích thực của chúng.

          Tâm tạo ra bản chất của các uẩn. Nếu nổ lực xắp xếp sự sáng tạo ấy cho ngay ngắn, thì bạn sẽ không bao giờ thực hiện được. Nếu điều chỉnh tạo hóa, thì bạn sẽ hoàn tất công việc một cách nhanh chóng. Khi tâm bị vô minh và si ám che khuất, nó tạo ra các uẩn hoặc hiện tượng tâm sinh lý như các sản phẩm của nó, ngay địa điểm nơi mà sanh, già, bệnh, chết của các uẩn hoàn toàn không thể chửa trị—trừ khi chúng ta có trí tuệ để cho phép chúng trôi theo bản chất của chúng. Nói cách khác, chúng ta không nên đè nén chúng.

          Điều này được diễn tả trong kinh điển, nơi đức Phật đã huấn thị ở một số đoạn kinh rằng Ngài giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Tuy nhiên, nếu đọc nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ nhận biết thân thể của Ngài đã trở nên già nua, bệnh và chết; hoạt động tâm lý của Ngài đã chấm dứt. Điều này cho thấy các uẩn được phép tự nhiên hoạt động. Dù bản chất của chúng thế nào đi nữa, bạn đừng cố gắng kháng cự hay chống lại nó. Hãy giữ tâm bạn trở nên dung hòa và tỉnh thức. Không nên ép chế các phiền não khác nhau sanh khởi, già nua, bệnh tật và hoại diệt, như là thuộc về bản ngã. Nếu có thể làm được điều này, thì bạn đang thực tập chính xác. Chỉ nhắm vào mục đích duy nhất tịnh hóa tâm mà không biến hoại.

          Tâm bị vô minh và si ám che khuất nên khiến nó thiều chắc chắn và quá phiêu bồng, giống như các uẩn. Bởi vậy, khi các uẩn sanh khởi, tâm nghỉ rằng nó được sinh khởi; khi các uẩn già nua, nó nghỉ rằng nó bị già nua; khi các uẩn bị bệnh và biến hoại, nó bị trộn lẫn với chúng, vì thế, kinh qua sầu muộn và đau khổ, sự khổ ải của nó trôi dạt theo những giả tưởng của chính nó.

          Nếu tâm không trôi dạt theo cách này, thì đơn giải nó diệt tận khổ đau. Nguyên nhân của khổ đau và con đường diệt tận khổ đau cũng vậy, chỉ cần để cho bản chất không biến hoại: Phật, tâm đã sinh sôi và thức tỉnh. Khi tâm sanh khởi, nó cần sự kết tinh của giới đức và thiền định. Khi tâm thức tỉnh và đi đến tri giác của nó, thì nó cần trí tuệ. Sự kết tinh của thiền định được hình thành qua những kinh nghiệm thiền tỉnh lặng và thiền minh sát. Sau đó, tâm hoàn toàn đạt được trí tuệ để quán chiếu các uẩn—thấy rõ đau khổ và tác hại mà chúng mang lại—vì thế, chính nó đã giải thoát và giữ khoảng cách của nó, đó là lý do tại sao thuật ngữ “A-la-hán” được dịch là  “người xả ly”. Nói cách khác, tâm đã đầy đủ, đã hoàn mỹ. Nó không còn bén lử, nghĩa là nó không  bị đốt cháy bởi những ngọn lửa của tham, sân, si; nó bây giờ dứt khoát xả bỏ tất cả bằng năng lực của trí tuệ.

          Đây là Niết-bàn tối thượng, Sanh đã hoàn toàn diệt tận, nhưng Niết-bàn không có nghĩa là hủy diệt. Niết-bàn là tên gọi đối với những gì còn sót lại: tâm nguyên sơ. Như vậy, tại sao nó không được gọi là tâm? Bởi vì bây giờ nó là một trái tim không còn bị các phiền não chi phối. Giống như các tên gọi mà chúng ta giả thiết là “cây” và “thép”: nếu cây bị cắt xuống, thì họ gọi nó là “gổ”. Nếu nó được dùng làm nhà, thì họ gọi nó là “nhà”. Nếu nó được dùng làm chổ để ngồi, thì họ gọi đó là “ghế”. Bạn chứ bao giờ nghe ai nói đó là “cây” cả. Tương tự, thép: khi nó được dùng làm xe hơi hoặc dao, thì chúng ta gọi nó là “xe hơi” hoặc “con dao”. Bạn chưa bao giờ nghe ai vẫn gọi nó là “thép” cả. Tuy nhiên, mặc dù họ không gọi nó là “thép”, thì thép vẫn tồn tại ở đó. Nó không mất đi đâu. Nó vẫn là “thép” như bản chất nguyên sơ của nó.

          Do đó, có thể hiểu tâm khi một chuyên gia khéo léo, trí tuệ đã hoàn tất việc rèn luyện nó: chúng ta gọi nó là Niết-bàn. Chúng ta không thể gọi bằng tên củ của nó. Khi chúng ta không còn gọi nó là “tâm” nữa, thì một số người nghỉ rằng tâm đã biến mất, nhưng thực ra nó đơn giản chỉ là trái tim trong trạng thái nguyên sơ của nó mà chúng ta gọi là Niết-bàn. Hơn nữa, đó chỉ là trái tim mà chúng ta không thể sờ mó được bằng khái niệm. Dù người ta có gọi nó là gì đi nữa, thì nó vẫn tồn tại như bản chất của nó. Nó hoàn toàn không lệ thuộc vào những giả định của bất cứ ai. Giống như khi chúng ta xác định rằng một viên kim cương là một viên kim cương: dù ai có gọi nó là gì đi nữa, thì nó bản chất đích thực của nó vẫn là viên kim cương. Tuy nhiên, nó không tự cho mình là một viên kim cương. Đơn giản, nó là chính nó. Tâm cũng vậy, một khi đạt được giải thoát, nó không tự cho mình là cái này hoặc cái kia. Nó vẫn luôn tồn tại. Nó không bị hủy diệt. Giống như khi chúng ta gọi viên kim cương là viên kim cương, nó tồn tại ở đó: và khi chúng ta không gọi nó với bất cứ tên gì, thì nó vẫn tồn tại—nó không hủy diệt hoặc biến mất—vì thế, có thể hiểu tâm là Niết-bàn: nó luôn tồn tại. Nếu chúng ta gọi nó là mặt trời, mặt trăng, cõi trời, thế giới Brahma (phạm thiên), địa cầu, đất, nước, gió, lửa, đàn bà, đàn ông, hoặc bất cứ cái gì, thì nó vẫn tồn tại như trước đó. Nó không thay đổi trong bất cứ hình thức nào, nó tồn tại với chính nó: một tâm, một pháp giải thoát khỏi mọi nguyên nhân của cấu uế.

          Đây là lý do tại sao tên gọi đích thực nhất dành cho nó là giải thoát. Chúng ta gọi trái tim, tâm, trí tuệ, sắc, thọ, tưởng, hành, thức: tất cả những điều này thực sự xa xôi như giả tưởng. Bất cứ ở đâu có giả tưởng, thì ở đó có giải thoát. Lấy một ví dụ hiển nhiên: năm uẩn. Nếu quán sát kỉ bản chất đích thực của chúng, thì bạn sẽ thấy chúng chưa bao giờ tự tuyên bố “hãy nhìn này, chúng tôi là các uẩn” hoặc “hãy nhìn này, chúng tôi là trái tim”. Vì thế, có thể hiểu trái tim là Niết-bàn, đã chứng đạt Niết-bàn: nó sẽ không công bố nó là cái này hay cái khác, đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là giải thoát. Khi một ai đó đã thực sự đạt được giải thoát, thì hoàn toàn vắng bặt ngôn ngữ. 
 

Ajaan Le Dhammadharo, Anh dịch: Tỳ Kheo Thanisasro, Nguyên Thái chuyển ngữ

 

[1]Mười sử:   là mười món sai khiến và ràng buộc chúng sanh. Nó có sức sai khiến chúng sanh toan tính, hành động sai quấy không đúng với chánh pháp và khiến chúng sanh luân hồi mãi trong ba cõi chịu nhiều sự thống khổ. Cũng kêu là Thập sử, Thập phiền não, Thập hoặc Thập tùy miên, bao gồm:

Tham: sự tham muốn mọi sự.

Sân: sân giận, hung dữ, nóng nảy.

Si: là sự mê tối, không phân được chánh tà.

Man: kiêu ngạo, khinh người.

Nghi: nghi ngờ chánh pháp.

Thân kiến: thấy thân này là thật.

Biên kiến:thấy biết một bên.

Tà kiến: thất biết sai lầm.

Kiến thủ: chấp giữ sự thấy biết sai lầm cho là đúng.

Giới cấm thủ: chấp giữ những giới sai quấy.

[2] Brahma: Là thần của mọi tri thức, thường xuyên mang theo bộ kinh veda thiêng liêng. Thần chui ra từ quả trứng vàng trôi nổi trên làn nước nguyên thủy, dùng hai mảnh vỏ trứng tạo nên trời đất. Brahma là hiện thân của Thượng Đế. Tuổi thọ của thần Brahma được tính là 100 năm trời. Mỗi năm trời có 365 ngày đêm. Mỗi ngày trời (kalpa) bằng 4 triệu 320 ngàn năm trái đất.

Thần Brahma có bốn tay, bốn đầu nhìn bốn phương trời. Thần Brahma phối ngẫu với nữ thần của khôn ngoan Sarasvati, nhưng cũng có khi với nữ thần diễn từ Vach hay với vú nuôi Gayatri.

Thần Brahma đã sống 51 năm trời. Mỗi lần sinh nhật của thần Brahma là một lần vũ trụ bị hủy diệt rồi được thiết lập mới.

[3] Không: là một khái niệm quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, khái niệm không này trãi qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, cho nên nó cũng mang ý nghĩa khác nhau. Sự khác nhau đó được biểu thị qua cách giải thích khác nhau, nhưng nguyên tắc chung, khái niệm này được xây dựng trên đạo lý duyên duyên khởi. Sự khác nhau của nó có thể là nhấn mạnh tâm không hay pháp không, hoặc cách lý giải vấn đề tựu trung đều gọi là không.                  

 Ngang qua các bản kinh A Hàm và Nikya để tìm hiểu khái niệm không của thời kỳ Phật giáo nguyên thủy. Khái niệm không được mô tả dưới ba ý nghĩa. Thứ nhất, khái niệm không được mô tả như là sự chấm dứt phiền não của tâm, giống như người tại gia khi từ bỏ đời sống gia đình, sống đời sống xuất gia, không còn các vướng lụy về gia đình. Thứ hai, khái niệm không được mô tả như những bọt nước, sự tồn tại của chúng thật mong manh, còn và mất chỉ trong sát na.Sự mong manh này được gọi là không. Có thể nói, đây chính là khái niệm không của thời kỳ Phật giáo nguyên thủy.                

Ngoài hai khái niệm không này, còn có khái niệm không mang nặng tính phân tích triết lý, cách phân tích lý luậnkhông này có liên hệ phong cách lý luận của Phật giáo Đại thừa. Khái niệm không này được xây dựng trên đạo lý duyên khởi: Cái này có cho nên cái kia có, cái này diệt cho nên cái kia diệt. Sự sinh diệt đó không chỉ là thời kỳ sinh diệt mà sát na sinh diệt. Trước sự kiện sát na sinh diệt diệt sinh, thì các pháp không có tướng nhất định, như vậy đồng nghĩa là không. Đây là ý nghĩa thứ 3 trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy. Cách lý giải về khái niệm ´không´ này là cơ sở để hình thành tư tưởng ‘không’ trong hệ thống triết học của Long Thọ.

[4] Thai tạng giới: Kho tàng, từ đó sinh ra vạn vật, vật chất cũng như tinh thần. Cũng như bào thai mẹ vừa chứa đựng, vừa nuôi dưỡng thai nhi. Thai tạng giới ví cho Chân Như, hay với Trí tuệ Bát Nhã, là cội nguồn của tất cả.Theo Phật giáo Mật tông, Thai tạng giới biểu trưng cho lý, là cội nguồn của tất cả. Còn Kim cương giới (S. Vajradhatu) biểu trưng cho trí, tức trí tuệ. Trí cũng xuất phát từ lý, nhưng cả hai không tách rời nhau, mà dung thông với nhau. Theo Mật Giáo, thai tạng giới này cũng được gọi là Mạn-đà-la, và tựu trung có bốn loại:

a) Ðại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Ðức Phật và Bồ tát, trình bày bằng hình vẽ hoặc điêu khắc. Mạn đà la này biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ nên gọi là Ðại.

b) Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị. Samaya dịch là bổn thệ, tức là xu hướng và khả năng hóa hiện độ sanh của mỗi vị Phật, Bồ tát.

c) Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý. Tất cả những lời Phật dạy, những chân ngôn của Phật và Bồ tát đều bao hàm trong đó.

d) Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng độ sanh của Phật và Bồ tát.

Tóm lại, Ðại mandala là tổng thể pháp giới, là tự thân của Phật; pháp môn mà chư Phật, Bồ tát thuyết gọi là Pháp mandala; vũ khí mà chư tôn cầm trong tay là Tam muội gia mandala và những hình ảnh của chư tôn gọi là Yết ma mandala. Bốn mandala này biểu tượng cho năng lực thiêng liêng của Tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật. Đây là 4 mandala của chư Phật và Bồ tát; ngoài ra, tất cả muôn loài, mọi hiện tượng đều có 4 mandala của chúng, đại khái sắc tướng của chúng gọi là Ðại mandala, đặc tính - khả năng riêng của chúng là Tam muội mandala, danh từ để gọi chúng là Pháp mandala, hành vi của chúng là Yết ma mandala. Ðiều cần chú ý là 4 mạn đà la không độc lập, chúng có mối liên hệ duyên sinh và mặc dù Phật, Bồ tát có mạn đà la riêng nhưng không tách rời mọi mạn đà la của pháp giới. Vì vậy, Phật và chúng sinh là một, cùng chung thể tánh là sáu đại: Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức. Sự khác nhau giữa Phật và chúng sanh ở chỗ Phật thì tỉnh thức mà chúng sanh thì mê muội.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 454
  • Khách viếng thăm: 448
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 11240
  • Tháng hiện tại: 2819383
  • Tổng lượt truy cập: 88623986
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012