Cảm niệm “Áo rách che mây”

Đăng lúc: Thứ tư - 04/12/2013 02:06 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Đạo Phật là đạo tu Tâm, vậy thì câu nói của Ngài nhất định phải nói về trạng thái của Tâm. Mặt khác, đạo Phật coi thân và Tâm có mối tương quan lẫn nhau, nên tu Tâm thì cũng không thể cực đoan dẹp bỏ cái thân.
Một tinh thần nhập thế, cứu độ chúng sinh. 
 
Một triều đại thịnh trị, hộ pháp. 
 
Một vị sơ tổ của thiền phái Trúc Lâm. 
 
Một dòng pháp vô biên nối tiếp ngọn đuốc tuệ của bổn sư Thích Ca. 
 
Ngài đã mang đến cho dân tộc Việt Nam những gì quý báu nhất cõi ta bà này. Con cháu đất Việt ngàn đời mang ơn Ngài. Trọng ân này, xin khắc ghi về một cuộc đời nhập thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
 


Tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

 
Hôm nay, niệm niệm nhớ về Phật hoàng, con xin viết ra đôi dòng cảm nhận về một câu nói của Ngài. Hàng hậu học sơ cơ, còn nhiều nhầm lẫn u mê, con chưa thể hiểu thấu câu nói của các vị thiền sư. Nếu có cảm nhận điều gì thì cũng chỉ như vẽ rắn thêm chân, vẽ hổ thêm cánh, là sự cảm hiểu một cách sơ cơ mà thôi. 
 
Khi một vị Tăng vấn hỏi về gia phong chốn thiền môn, Phật hoàng đã trả lời như thế này: 
 
Phá nạp ủng vân triêu khiết chúc
Cổ bình tả nguyệt dạ tiên trà.
 
Dịch nghĩa:
 
Áo rách che mây, sáng ăn cháo
Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà.
 
Nhớ lại câu nói năm xưa của Phật hoàng, xin được chia xẻ cảm nhận với bạn đọc, để cùng nhau tìm hiểu tâm ý của bậc Thánh. 
 
Trong câu đầu tiên “Áo rách che mây, sáng ăn cháo”, câu nói ấy thật bình dị, dễ hiểu. Ai cũng có thể hiểu được câu này. Chúng ta có thể hiểu sơ cơ, và các thiền sư có thể hiểu theo nghĩa hoàn toàn khác.  Nếu ta nghĩ, Phật hoàng mặc áo rách để che thân, và ăn cháo cũng là cho thân, được chăng? Một câu nói của thiền sư mà chỉ để nói về thân thôi ư? 
 
Đạo Phật là đạo tu Tâm, vậy thì câu nói của Ngài nhất định phải nói về trạng thái của Tâm. Mặt khác, đạo Phật coi thân và Tâm có mối tương quan lẫn nhau, nên tu Tâm thì cũng không thể cực đoan dẹp bỏ cái thân. Như vậy, ở câu thứ nhất có hai vế: “áo rách che mây”  và “sáng ăn cháo”. Một vế là ẩn dụ nói về Tâm, và một vế nói về thân. 
 
Điều quan trọng là Tâm. Chúng ta hãy tìm hiểu câu nói đầu tiên với hai danh từ áo rách và mây. Bạn thử nghĩ xem, Phật hoàng ví tâm của Ngài với hình ảnh nào? Tâm như áo rách  hay tâm như mây?
 
Một vị Thánh thì không bao giờ có Tâm phân biệt giá trị tốt xấu, sang hèn, lớn nhỏ… Trong cuốn “Góp nhặt cát đá”, một vị thiền sư đã đội chiếc giày trên đầu ngầm ý rằng giá trị của đôi chân và cái đầu là bình đẳng, như nhau. Và hiển nhiên, các vị Thánh không bao giờ thấy mình vĩ đại, thấy chúng sinh phàm phu. Các Ngài thấy mình đồng như chúng sinh. Bởi các bậc Thánh có đức tính khiêm hạ tột độ, không còn giá trị của cái ngã riêng biệt, coi mình như cỏ rác cát bụi. Ở đây, Phật hoàng ví Tâm của mình như “áo rách”. Đó là cách ẩn dụ, là câu nói của Thánh hiền. 
 
Nếu “áo rách che mây”, thì trạng thái của Tâm như thế nào? Chúng ta không thể ngộ rốt ráo được điều này. Bằng ngôn từ, chúng ta có thể hiểu, có thể mô tả một phần ý nghĩa nào đó. 
 
Khi các vị thiền sư vừa chứng tứ thiền, vừa đắc quả Thánh thì Tâm vô biên, như hư không. Như vậy, mây thì lỗ chỗ trong hư không, lúc tan lúc tụ. Tâm của bậc Thánh như hư không, bao trùm cả mây. Áo rách che mây, hay áo rách bao trùm mây là hình ảnh ẩn dụ cho ý nghĩa ấy. Đây là hiểu theo LÝ.
 
Cũng có thể hiểu câu nói ấy theo nghĩa khác: Tâm của Ngài như mây, còn thân xác bên ngoài như cái áo rách. Nếu hiểu áo rách che Tâm được chăng? Thân này che tâm bên trong, là hiểu theo vật lý, không gian ba chiều. Mà sự thực, không gian tâm linh khác với không gian vật lý, Tâm của Ngài như hư không, vậy cái thân che được tâm chăng?
 
Tiếp tục, với góc nhìn nhập thế, thì “áo rách che mây” còn có thể hiểu theo cách khác. Góc nhìn của ngũ uẩn. Đây là hiểu theo SỰ. 
 
Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Với người phàm phu chúng ta thì dính căn, dính trần tùm lùm nên tâm vọng động, tâm bất tịnh, phiền não. Nếu ví phiền não như những đám mây, lúc mỏng nhạt, lúc dày đặc u ám thì chúng ta vọng tâm liên hồi.
 
Còn bậc Thánh cũng sinh hoạt đời sống hàng ngày, làm việc như chúng ta, 6 căn tiếp xúc với 6 trần, nhưng tâm không vọng động, các Ngài vẫn thấy biết rõ mọi chuyện, nhưng không dính mắc vào âm thanh, hình ảnh, không có vọng tưởng trong tâm. Trong tàng thức, Tâm của Ngài là Tâm thanh tịnh, Tâm như thủy, Tâm bất động. Thế nên, Tâm thức của các Ngài luôn luôn tỉnh thức, sáng suốt, và phiền não không thể khởi lên. 
 
Ngũ uẩn là tổ hợp gồm 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Với người phàm phu thì khi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn cung cấp thông tin thì hành uẩn quay cuồng hoạt động, bản ngã xí thạnh đảo điên, tham sân si. Do đó chúng tống rất nhiều thuốc độc, rác rưởi vào tạng thức (a lại gia thức).
 
Còn với bậc Thánh, tổ hợp ngũ uẩn là cỗ máy pháp thân, là phương tiện nhập thế. Khi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn cung cấp thông tin thì hành uẩn cũng không được phép tự do hành xử. Do đó chúng không có quyền tống rác rưởi, thuốc độc vào tạng thức. Theo chiều ngược lại, Tâm chủ động, tác ý điều khiến toàn bộ tổ hợp ngũ uẩn, bởi Tâm của các Ngài an định, sáng suốt. Đây là hiểu theo SỰ.
 
Hay nói cách khác, 6 căn tiếp xúc với 6 trần và Tâm của bậc Thánh đã ngăn cản rác rưởi, phiền não xâm nhập vào trong. Nếu ví phiền não lảng vảng như mây, nếu ví tâm như áo rách; thì áo rách ngăn che phiền não khởi lên, không có sóng nước mạt - na dội lên trong dòng chảy tạng thức. 
 
Bây giờ, chúng ta chuyển sang câu nói “sáng ăn cháo”, đây là nói về pháp thân. Ngài ăn uống đạm bạc. Đọc tiếp câu thứ hai ta không thấy nói đến ăn nữa. Cả ngày, Ngài chỉ ăn một bữa vào buổi sáng (trước giờ ngọ). Phật hoàng có giữ Giới không? Xin thưa là không. Tại sao không? 
 
Trong giới luật, vị sa môn chỉ ăn một bữa, không quá giờ ngọ. Rõ ràng Phật hoàngcũng chỉ ăn một bữa vào buổi sáng. Nhưng tại sao nói Ngài không giữ Giới? Không giữ Giới vì Ngài không cần phải giữ Giới nữa, đơn giản vậy thôi. 
 
Đức Phật Thích Ca dạy đệ tử về các tầng bậc tu chứng. Trong đó, với một vị Thánh đắc sơ quả Tu Đà Hoàn thì phải phá được Giới Cấm Thủ, không còn nguyên tắc cứng nhắc, chấp chặt vào giới luật nữa. Một bậc Thánh đã vượt qua cấp độ thuần thiện rồi thì còn phạm giới được chăng? Thế nên không cần phải giữ giới nữa. 
 
Tiếp theo câu thứ hai “Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà”. Tương tự như câu thứ nhất, chúng ta cũng có thể hiểu câu nói này theo hai góc nhìn. Một cách hiểu theo LÝ, và một cách hiểu theo SỰ. 

 
Tác giả bài viết: Bạch Tầm Xuân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 357
  • Khách viếng thăm: 346
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 133520
  • Tháng hiện tại: 2943057
  • Tổng lượt truy cập: 91834630
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012