Đâu rồi Di tích Quốc gia chùa Dơi?

Đăng lúc: Thứ năm - 10/01/2013 22:02 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Chùa Dơi

Chùa Dơi

Với sự công nhận này thì ngôi chùa cổ vào hạng nhất của tỉnh Sóc Trăng sẽ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm. Bất kỳ một sự thay đổi, xây dựng nào đều cần có ý kiến, chỉ đạo cũng như sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Chùa Mahatup vốn được biết đến nhiều hơn với tên gọi Chùa Dơi - một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ, Di tích lịch sử văn hóa quốc gia - đang bị xâm hại nghiêm trọng.
 

Đâu rồi Di tích Quốc gia Chùa Dơi?

                                                                                                                            Ảnh: VTV

Chùa Dơi - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng năm 1999. Với sự công nhận này thì ngôi chùa cổ vào hạng nhất của tỉnh Sóc Trăng sẽ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm. Bất kỳ một sự thay đổi, xây dựng nào đều cần có ý kiến, chỉ đạo cũng như sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Vậy mà, chỉ với quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, một khu du lịch, nhà hàng, khách sạn đã được xây dựng năm 2011, trong phạm vi chỉ khoảng 10m - quá ngắn so với khoảng cách tối thiểu 200m mà chính quyền địa phương đã quy định trước đó nhằm bảo vệ di sản. Điều đáng nói là quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nêu rõ: Mọi quyết định, dự án có tính chất liên quan đến dân sinh phải thông qua Thường vụ Tỉnh ủy, nhưng xem ra quyết định này là một ngoại lệ.

Ông Mai Khương, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng, Thường vụ Tỉnh ủy cho biết: “Tôi hoàn toàn không biết đến quyết định này trước đó. Hơn nữa việc phát triển du lịch cũng phải tạo công ăn việc làm cho bà con tại khu vực đó để làm sao đời sống bà con ngày một khấm khá hơn”.

Chỉ cách đây vài năm, tại khu di tích chùa Dơi người dân không thể đếm hết dơi - những báu vật trên cây ở ngôi chùa. Đàn dơi từng có hàng nghìn con, nay chỉ còn lại một phần rất nhỏ. Ngôi chùa từng bao đời gắn bó, nay cũng vắng bóng bà con phật tử, trong khi đồng bào dân tộc Khmer vốn xem nhà chùa là nơi linh thiêng, đáng trân trọng nhất.

Anh Lâm Sóc, khóm 9, phường 3, Thành phố Sóc Trăng nói: “Trước đây không khí chùa và bà con vui tươi, người dân vào chùa vui vẻ lắm. Bây giờ họ có bảo vệ chùa, cấm tụi tôi đi xe chở cơm cho các sư. Vậy thì thôi, chúng tôi không dâng nữa, chúng tôi buồn lắm…”.

Khu du lịch đối diện ra đời đã đem lại cho chùa 600 triệu đồng tiền thuê gần 3.500m2 đất trong vòng 49 năm. Điều ngạc nhiên là ngay cả quyết định cho thuê đất của nhà chùa này cũng được chính tay Chủ tịch UBND tỉnh ký. Ban quản trị nhà chùa chỉ việc chấp thuận mà không biết đến những quy định bảo vệ di tích mà mình quản lý.

Hòa thượng Kim Rêu, Trụ trì chùa Dơi, Sóc Trăng cho biết chùa làm điều này vì “không biết Luật", "Nếu biết thì không cho mướn. Bây giờ biết làm sao" và giải pháp được đưa ra là: "Chờ 49 năm nữa vậy”.

Liên hệ với người trực tiếp ký nhiều quyết định liên quan đến sự ra đời của khu du lịch nhà hàng, khách sạn SATRACO, phóng viên nhận được sự ủy thác cho ông Lê Minh Thượng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng. Hóa ra, tỉnh đặt mục đích đầu tư xây dựng bãi đất 12.000m2 bỏ hoang bấy lâu nay thành một trung tâm thông tin, cung cấp hướng dẫn viên và chỗ ăn nghỉ cho khách hành hương. Dĩ nhiên không bao gồm hoạt động phát sinh như đám cưới…

Theo ông Thượng, tỉnh “mới cấp phép tổ chức 1 đám cưới và cũng không ảnh hưởng gì đến chùa. Từ lúc cấp dự án đến bây giờ, chúng tôi có nhận được đơn thư của người dân đâu, báo chí nói mới biết chứ”.

Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, đã lập ban chuyên môn kiểm tra lại những quyết định và dự án liên quan đến khu du tích Chùa Dơi để sớm có kết luận, xem xét xử lý vi phạm. Hy vọng người dân một lần nữa sẽ không bị đứng ngoài cuộc. Di sản được sinh ra từ sự sáng tạo của nhiều thế hệ cha ông và được gìn giữ bởi sự chung tay của cả cộng đồng. Đó không chỉ là chủ trương lớn trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Việt Nam, mà còn là tinh thần công ước Di sản của UNESCO.

Kiều Trinh - Khánh Linh
Nguồn: Đài Truyền hình Việt Nam


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 559
  • Khách viếng thăm: 546
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 40621
  • Tháng hiện tại: 2848764
  • Tổng lượt truy cập: 88653367
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012