Để tập tục không là hiểm họa

Đăng lúc: Thứ hai - 04/02/2013 18:15 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Để tập tục không là hiểm họa

Để tập tục không là hiểm họa

Đốt vàng mã cũng nên quy định trong chừng mực, theo mức độ vừa phải với ý nghĩa tượng trưng đúng với bản chất của nó. Bởi lẽ ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta lạm dụng quá nhiều, thực hiện một cách thái quá
Mùa tết cận kề cũng chính là mùa của lễ hội, mùa viếng chùa lễ Phật, cảm tạ trời đất với tấm lòng thành kính. Nói đến mùa tết, người ta cũng ngầm nhớ đến những tập quán thường có trong đời sống tâm linh của người Việt là đốt vàng mã. Dạo một vòng quanh các chùa chiền, cơ sở thờ cúng tín ngưỡng chúng tôi nhận thấy nạn đốt vàng mã vẫn còn khá phổ biến dù đã có chủ trương và quy định cấm đốt vàng mã nơi công cộng.

Theo nghị định 75/NĐ-CP năm 2010, việc người dân đốt đồ vàng mã tại nơi tổ chức những lễ hội, các di tích lịch sử-văn hóa và nơi công cộng khác sẽ bị phạt tiền, thậm chí việc rải vàng mã trong đám tang cũng sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm cũng như các biện pháp chế tài quanh vấn đề này hầu như còn bỏ ngỏ.


 
Nhiều năm qua, nạn đốt vàng mã đã tồn tại và trở thành nghi thức của người dân trong những dịp lễ hội quan trọng, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa với quan niệm “chia của” cho người chết, người chết không phải là hết. Tuy nhiên, đốt vàng mã cũng nên quy định trong chừng mực, theo mức độ vừa phải với ý nghĩa tượng trưng đúng với bản chất của nó. Bởi lẽ ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta lạm dụng quá nhiều, thực hiện một cách thái quá vì cho rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được nhiều bậc thánh thần hay người cõi âm phù hộ(!). Trong khi thực chất, đây chỉ là sự phô trương giữa người trần với nhau, đã dẫn đến sự lãng phí nhiều tiền của một cách không cần thiết. Đáng nói hơn, những hậu quả có thể có từ việc đốt vàng mã quá nhiều dễ phát sinh nguy cơ gây hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Điều này cần lưu ý, thậm chí cần xử phạt nghiêm.

Để luật pháp đi vào cuộc sống, nhất là để thay đổi một thói quen đốt vàng mã tràn lan, quá nhiều, một tập tục không phù hợp với cuộc sống đương đại, các ban ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thức được vấn đề và có hành vi phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Trách nhiệm trước hết thuộc về chính các địa phương, đơn vị, cá nhân quản lý di tích, văn hóa và cơ quan tổ chức lễ hội trong việc định hướng, tuyên truyền cho người dân về các nghi thức hành lễ sao cho lành mạnh và phù hợp với văn hóa dân gian.

Tác giả: Minh An/Nguồn: www.sggp.org.vn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 351
  • Khách viếng thăm: 344
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 99777
  • Tháng hiện tại: 2795954
  • Tổng lượt truy cập: 91687527
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012