Lễ Tang Của Phật Tử Người Đồng Bào Dân Tộc

Đăng lúc: Thứ hai - 09/09/2013 22:54 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Sáng sớm, khi ông mặt trời chưa mở được cái con mắt . Cái con dế chưa kiếm được đường về hang. Chuông reo dồn dập.. Ama Phương, tổ trưởng tu tập buôn Kna đã điện thoại : “ Anh ơi ! trong làng mới có người vừa de cà mắp ” ( de cà mắp là chết ). Anh báo cho thầy và huynh đệ biết nhe “.
Thầy là:  ĐĐ Thích Minh Đăng. Trưởng tiểu ban hướng dẫn Phật tử đồng bào dân tộc tỉnh hội Phật giáo DakLak – trụ trì chùa Hoa Nghiêm huyện CưM'gar.

Huynh đệ là :  các anh em trong đạo tràng khóa tu một ngày an lạc dành cho Phật tử người đồng bào dân tộc

Mọi người truyền tin cho nhau, sắp xếp công việc để vào làng lo cho anh em huynh đệ. Khổ nổi, hôm nay không  phải là ngày chủ nhật nên không ai rảnh.. người đi làm, người đi học. Thầy trụ trì thì mới đi mỗ ở thành phố Hồ Chí Minh vừa về.

Khó lại càng thêm khó…

Nhưng không vào làng thì không được. Làng cách xa thành phố đến mấy chục cây số..

Thương cho các anh em huynh đệ người đồng bào mình làm sao… Ngày xưa, lúc chưa biết Phật pháp, chưa tham gia khóa tu nên khi trong làng có người  “de cà mắp” thì bà con chỉ có việc thông báo cho các làng bên bằng những hồi cồng ba, chiêng bảy. Nghe tiếng chiêng Moong báo trong làng có người chết thì bà con các nơi kéo về than khóc. Nhà nào giàu thì giết con trâu, con bò uống rượu cần ba ngày, ba đêm.

Nhà nào nghèo thì cũng ráng làm con heo, con gà . Đám tang xong, nhiều nhà nghèo nay lại …rớt mồng tơi.

Từ khi Phật pháp về làng, những gia đình nào theo đạo Phật không còn tổ chức lễ tang như ngày xưa nữa.

Bây giờ, giết con gà, con heo là bà con mình sợ phạm cái Phật dạy thứ nhất

Năm be  ( uống rượu )  thì sợ phạm cái Phật dạy thứ năm.

Từ khi thầy trụ trì chùa Hoa Nghiêm tổ chức khóa tu “ Một Ngày An Lạc Dành Cho Phật Tử Đồng Bào Dân Tộc ” thì đời sống tâm linh của bà con có nhiều biến chuyển, hiểu được cái tốt, cái xấu, đoàn kết, yêu thương nhau hơn bao giờ hết.

Bây giờ, khi trong làng có Phật tử nào qua đời thì bà con cử người đi thỉnh thầy để được thầy hướng dẫn cách tổ chức lễ tang.  Theo phong tục thì mỗi lễ tang phải quàn tại nhà ít nhất ba ngày, ba đêm . Nay theo Phật, nghe lời thầy dạy nên không có để lâu chỉ hơn một ngày là mang đi chôn cất.

Khi thầy và huynh đệ vào buôn làm lễ thì bà con mình mặc áo tràng đứng hai hàng cung đón và cùng làm lễ với quý thầy. Người nào biết chữ thì nhìn vào kinh để tụng, ai không biết chữ thì chắp tay niệm Phật.

Các  nghi thức lễ tang cho người Kinh ra sao thì người đồng bào cũng vậỵ… bà con mình  cũng thích như vậy. Đám tang không rượu cần, không heo, gà. Chỉ cúng chay.

Sau khi chôn cất xong, hằng đêm bà con tụ tập tại nhà người quá cố cùng nhau tụng kinh cho đến ngày thứ 49.

Do đã được hướng dẫn nên bà con chủ động chuông, mõ khai kinh chứ huynh đệ người Kinh không vào buôn ban đêm được vì an ninh.
Cách đây hơn một tháng, có người Phật tử đồng bào đi chăn bò bị té suối tử vong. Đến ngày thứ 49 cũng xin thầy làm lễ rước linh về chùa. Bà con bây giờ cũng hiểu chết như vậy là do nghiệp nặng nên người chết phải về chùa ở mới được no cái bụng.

Trước đây, bà con mình  làm lễ tang Phật giáo  thì hay bị những người khác đạo không ưa cái bụng. Họ tạo ra khoảng cách rất lớn, không qua lại, không viếng thăm , không đưa tiễn …dù chung một làng.

Nay thì khác. Qua lễ tang của Phật giáo trong buôn làng họ đã xóa bỏ những khoảng cách không đáng có đó… để cùng nhau lo cho đám tang. Ai đến với đám tang cũng đều có phần đóng góp. Mỗi người đóng góp tùy theo khả năng của mình. Người thì tiền, người thì gạo.

Ánh mắt họ đã ánh lên những thiện cảm khi quan sát  lễ tang Phật giáo. Ấm cúng, chân thành, đoàn kết. Ấn tượng nhất với  họ là trước và sau lễ tang Phật giáo người quá cố được lập cho một cái bàn thờ để con cháu và người thân thờ cúng, nhớ ơn. Cái mà họ đã không có từ lâu lắm.

Sau mỗi đám tang như vậy.. lại có thêm người xin theo chân Phật
 
Hay a !  cái câu “ Lấy Tử Để Độ Sinh” mà Chư tôn đức thường hay nói mới ý nghĩa làm sao.
 























































A Ma My (PTVN)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 452
  • Khách viếng thăm: 444
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 127249
  • Tháng hiện tại: 2121008
  • Tổng lượt truy cập: 91012581
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012