Những ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/04/2014 03:36 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Đã từ lâu rồi, một số ngôi chùa ở Sóc Trăng gần như là điểm đến không thể thiếu được của du khách gần xa. Trong đó, Chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh’ leng, chùa Chén Kiểu là bốn ngôi chùa nổi tiếng nhất mà bất cứ ai khi đến Sóc Trăng cũng phải ghé qua một lần.

Sóc Trăng là vùng đất có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa (dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ gần 29% ). Vì thế không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng, hầu như huyện, xã nào cũng có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Chùa Dơi

Đây được xem là ngôi chùa đầu tiên để du khách đến tham quan. Tương truyền, chùa Mahatup (còn gọi là chùa Mã Tộc) được xây dựng vào thế kỷ XVI. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, có những điểm hoa văn trang trí đặc sắc của người Khmer Nam bộ.

Chua doi

Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, sala và nhờ thờ cố lục cả Thạch Chia. Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi như: dơi quạ, dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan… có con nặng lên đến 01kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.

Khi bóng chiều vừa xuống là lúc những đàn dơi buông cánh đi kiếm ăn, bay đi bốn phương tám hướng, tới sáng hôm sau mới về Chùa. Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tự nhiên có thể nói là một vùng đất kỳ bí “đất lành chim đậu”. Năm 1999 Chùa Mahatup được Bộ văn hóa – Thông tin (nay gọi là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích kiến lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, TP. Sóc Trăng.

Chùa Khleang

Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất tỉnh Sóc Trăng, được hình thành cách nay khoảng 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Chánh điện được xây dựng từ năm 1981, được thiết kế có 07 hàng cột ngang ở phía trước, mỗi hàng có 10 cây, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa Phật pháp và hội hoạ. Du khách đến đây được thưởng thức những hoạt động văn hóa nghệ thuật qua những ngày lễ hội truyền thống như: Tết Chôl chnăm Thmây, lễ hội Đolta, lễ hội Oc om boc và đua ghe Ngo.

Chùa Khleang

Trong chùa ngoài chánh điện, còn có nhà trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như, những kinh Phật được viết trên lá thốt nốt, giữ gìn và bảo tồn, phát huy nét sinh hoạt văn hoá cổ xưa của dân tộc Khmer. Ngôi chùa được sơn son, thếp vàng. Trông từ xa du khách có thể thấy sự uy nghi, trang trọng với lối kiến trúc hoa văn tinh tế, mang đậm nét Phật giáo Khmer Nam bộ. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có trường Trung cấp dạy tiếng Pali (tiếng Khmer ) Nam bộ, là nơi đào tạo nhiều vị sư sải ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1990 Chùa Khleang được Bộ văn hóa – Thông tin (nay gọi là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Khleang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP. Sóc Trăng.

Chùa Đất Sét

Ngôi chùa đã có hơn 200 năm tuổi với tên gọi Bửu Sơn Tự, hầu hết các tượng Phật ở đây đều được làm từ đất sét. Trong chùa còn lưu giữ 1.991 pho tượng Phật lớn nhỏ, được nặng từ đất sét, không chỉ là những bức tượng phật mà còn có những hình hài, linh thú, tháp đa bảo 13 tầng, được tạo bằng đất sét với những họa tiết tinh tế đòi hỏi kĩ thuật tay nghề cao mới làm được.

chua-dat-set1

Chùa Đất Sét là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa. Ngôi chùa đã qua 06 đợi trụ trì cho đến hôm nay. Người có công lớn, xây dựng ngôi chùa là ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư ở ngôi chùa này. Với bàn tay tài hoa chưa học qua lớp mỹ thuật nào, Ông đã dày công xây dựng, nặn lên các pho tượng lớn nhỏ trong chùa chỉ bằng một vật liệu duy nhất là đất sét. Du khách không khỏi ngạc nhiên trước tài năng và sức lao động của ông đã tạo các tác phẩm có một không hai trong các ngôi chùa ở Việt Nam.

Đặc biệt trong chùa có 04 cặp đèn cầy (nến) nặng tổng cộng 1,4 tấn: 6 cây lớn chưa đốt nặng khoảng 200kg/ cây, và 2 cây nhỏ mỗi cây nặng 100kg được thắp từ khi ông Ngô Kim Tòng mất năm 1970 đến nay vẫn chưa hết. Cây nến lớn ước tính sẽ thắp suốt ngày đêm trong khoảng 80 năm. Ngoài ra, còn rất nhiều điều để khám phá ngôi chùa này như: 03 cái đỉnh đất sét mỗi cái cao 2 mét, tháp đa bảo 13 tầng, cây đèn lục long đăng có 3 chóp đỉnh với 6 con rồng lớn uốn cong, tòa sen 1000 cánh mà mỗi cánh đều có một vị Phật. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt. Tháng 3/2011, chùa Đất Sét đã được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa (thuộc lĩnh vực kiến trúc – nghệ thuật) cấp tỉnh.

Chùa Đất Sét tọa lạc tại số 163, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng.

Chùa Chén Kiểu

Còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí nên có tên gọi là chùa Chén Kiểu.

chuachenkieu

Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là cổng chùa với 3 ngôi tháp được chạm khắc, đắp nổi với hoa văn và sắc màu rực rỡ mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ. Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẽ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ Trường kỷ cẩn xà cừ và hai chiếc giường bằng gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.

Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, chùa Chén Kiểu bao gồm chánh điện, nhà hội và tháp bảo, nơi để sách kinh dạy học. Do khan hiếm gạch men để trang trí nên các vị sư đã vận động nhân dân thu gom các mảnh chén, đĩa kiểu để óp lên tường. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều chén, dĩa kiểu trông rất đẹp mắt và sắc sảo, nên tên chùa có tên gọi khác là chùa Chén Kiểu.

Nếu có dịp đến Sóc Trăng, du khách đừng quên ghé thăm những ngôi chùa Khmer cổ kính để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa cũng như đời sống tâm linh của đồng bào Khmer Nam bộ. Với tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc và đa dạng, hàng năm, Sóc Trăng thu hút rất nhiều khách thập phương đến hành hương và khám phá./.

Tân Xuyên – Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 282
  • Khách viếng thăm: 270
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 84749
  • Tháng hiện tại: 2804330
  • Tổng lượt truy cập: 88608933
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012