Cây Đại Hồi: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỡ, cao khoảng 5 - 10m, cành giòn, dễ gãy. Lá đơn nguyên, hình trứng, mọc tập trung ở đầu cành. Hoa đơn độc mọc ở kẽ lá, màu hồng nhạt. Quả kép gồm 8 đại, xếp thành hình sao, lúc chín có màu nâu. Hạt dẹt màu vàng bóng. Toàn cây có mùi thơm.

3. CÂY ĐẠI HỒI:

Có nhiều ở Lạng Sơn.

Tên khoa học: illicium verum

Họ khoa học: illciaceae ( Họ Đại Hồi )

1. Đặc điểm thực vật:

Cây nhỡ, cao khoảng 5 - 10m, cành giòn, dễ gãy. Lá đơn nguyên, hình trứng, mọc tập trung ở đầu cành. Hoa đơn độc mọc ở kẽ lá, màu hồng nhạt. Quả kép gồm 8 đại, xếp thành hình sao, lúc chín có màu nâu. Hạt dẹt màu vàng bóng. Toàn cây có mùi thơm.

2. Bộ phận dùng:

Quả thu hái vào mùa thu khi đã chín.

3. Thành phần hóa học:

Tinh dầu chủ yếu là anethol, terpineol...

4. Công dụng:

Chữa đau bụng lạnh, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, ngộ độc thức ăn.

5. Cách dùng - liều dùng:

- Dùng trong 4 - 8g/ngày dạng thuốc sắc ; 1 - 2g/ngày dạng thuốc bột...

- Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chỗ đau.

 
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược