Cây Hòe: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỡ, cao khoảng 5-7m. Lá mọc so le, lá kép lông chim lẻ gồm 13-17 lá chét, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu vàng trắng, đài hoa hình chuông, phía trên đài xẻ thành 5 răng. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Hạt hơi dẹt, màu nâu bóng.

4. CÂY HÒE:

Tên khoa học: Sophora japonica

Họ khoa học: Fabaceae (Họ Đậu)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây nhỡ, cao khoảng 5-7m. Lá mọc so le, lá kép lông chim lẻ gồm 13-17 lá chét, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu vàng trắng, đài hoa hình chuông, phía trên đài xẻ thành 5 răng. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Hạt hơi dẹt, màu nâu bóng.

2. Bộ phận dùng:

Nụ hoa: thu hoạch vào khoảng tháng 3-7 khi hoa chưa nở hay chớm nở, đem về phơi hoặc sấy khô.

Hạt hòe: thu hoạch khi quả già, lấy hạt, phơi khô.

Hòa giác: vỏ quả đã lấy hết hạt đem phơi khô.


3. Thành phần hóa học:

- Nụ hoa có Rutin (hàm lượng >20%)

- Hạt có dầu béo, protein, chất nhầy.

4. Công dụng:

- Nụ hòe dùng sống để chữa cao huyết áp, làm vững bền thành mạch; sao vàng dùng để cầm máu trong các trường hợp ho ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, thanh nhiệt.

- Hạt hòe chữa viêm ruột, phong thấp, thanh nhiệt, tim hồi hộp.

5. Cách dùng - liều dùng:

- Nụ hoa: dùng 5-10g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc hãm.

- Viên Rutin C 0,2g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.

- Hạt hòe dùng 6-12g dạng thuốc sắc.

- Chè thanh nhiệt pha uống để giải nhiệt.


Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược