Phật giáo không thuần túy là tôn giáo

Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được. Ngài nói: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Rõ ràng, tin Phật mà không hiểu được, không biết được đức Phật thì có nghĩa là phỉ báng Ngài.
Danh từ “tôn giáo” theo cách hiểu chung chung của cộng đồng là: "Tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh - hệ thống tín ngưỡng thờ cúng" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh, Thiên Chúa" - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên, từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng - thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, đức Thiên Chúa cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. 
 
Sau chuyến hành hương chiêm bái Phật quốc Ấn Độ, Nepal, qua sự nghiên cứu Phật giáo, tôi nhận thức rằng Phật giáo không phải thuần túy tôn giáo và tín ngưỡng, đức tin như tin vào Thiên Chúa.
 
Là phật tử không xem đức Phật như là đấng Thiên Chúa tối cao. Đức Phật lịch sử là một con người như chúng ta. Tuy nhiên, đức Phật là vị đã giác ngộ Vô thượng, tìm ra những nguyên nhân của khổ đau và đưa ra phương pháp thực nghiệm để bản thân và tha nhân thoát khỏi khổ đau.
 
Sau khi thành đạo, đức Phật ngạc nhiên khi nhận ra rằng: “Tất cả chúng sinh đều vốn có đầy đủ đức tướng của Như Lai”. Rồi Ngài tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đó là sự khởi đầu của niềm tin trong Phật giáo. Niềm tin này hoàn toàn khác biệt với tín lý Bà la môn thời bấy giờ, hay Thiên Chúa giáo, vốn đã ăn sâu vào tận gốc rễ tâm hồn rằng con người được sinh ra từ đấng Phạm thiên hay Thượng đế, ở một chi phần nào đó trong cơ thể Ngài, để rồi an phận trong cái giai cấp vô lý mà xã hội phân định, tin mọi khổ đau hay hạnh phúc của đời người đều tùy thuộc vào ý muốn của một đấng tạo hóa nào đó có quyền năng ban phước giáng họa…”
 
Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được. Ngài nói: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Rõ ràng, tin Phật mà không hiểu được, không biết được đức Phật thì có nghĩa là phỉ báng Ngài.
 
Tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành không phải chỉ để tôn thờ, sùng kính, lễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình.
 
Tôi đã học Phật pháp và hiểu được rằng nghi thức, nghi lễ chỉ giá trị tạm thời, có hiệu quả ràng  buộc tinh thần của con người. Vì vậy nên nhiều người cho rằng Phật giáo chẳng thuộc về lý tính đạo đức của bất cứ tôn giáo nào cả. Chúng ta thấy sự thờ phụng được thực hiện như một hình thức của sự kính trọng, lòng tri ân đến những đấng giác ngộ, phúc trí vẹn toàn. Ngay cả việc cầu nguyện cũng chỉ thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, không có ngoại lệ.


 
Theo sự nhận thức của tôi, Phật giáo dạy cách sống chân thực an lạc hạnh phúc, triết học Phật giáo và sự thật là những gì có thể hiện thực trong cuộc hằng ngày của chúng ta.
 
Tôi phải thừa nhận (và tôi không cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận) là Phật giáo đã giúp tôi hiểu Phật giáo không phải là một tôn giáo thuần túy như các tôn giáo trên thế giới. Trước khi đến với Phật giáo, tôi được đọc “Kinh Thánh” Kitô giáo. Tôi không thể hiểu tại sao tôi phải cầu nguyện, sau buổi lễ tôn giáo và theo lãnh đạo tinh thần, mà không có niềm tin hay sự tự tin trong sạch những gì họ nói. 
 
Trước khi chuyển đổi sang Phật giáo, tôi dựa vào niềm tin “Thiên Chúa giáo”. Tôi cứ nhìn bản thân mình và tôi tin rằng đây là lý do tại sao tôi không bao giờ tìm thấy chính mình.
 
Phật giáo giúp tôi quay trở về với chân tâm, bản tính chân thật của mình vốn sẵn đầy đủ. Đức Phật dạy phải tự lực và quay về nội tâm. Thông qua Phật giáo, tôi bắt đầu hiểu cách hoạt động của thế giới vũ trụ. Phật giáo giúp tôi nhìn vào bên trong bản thân mình và chịu trách nhiệm cho những hành động, sự suy nghĩ, và cảm xúc của mình, chứ không phải chỉ đơn giản là tìm sự trú ẩn mình nơi Thiên Chúa.
 
Với Phật giáo, tôi hiểu được rằng Thiên Chúa không phải là một người thích phán xét và sống ở cõi Thiên đường. Tôi dừng lại tính nhị nguyên giữa Thiên Chúa và bản thân mình, và tôi nhận ra rằng Thiên Chúa trong mọi người (trong bất cứ điều gì và bất cứ nơi đâu). Thiên Chúa không phải là cái gì tồn tại bên ngoài của chúng ta, hoặc một cái gì đó mà chúng ta không thể thực hiện sự tồn tại trong chúng ta.
 
Vì vậy, có lẽ đó là một câu hỏi: “Nghiên cứu hoặc thực hành Phật giáo có mang lại hữu ích?”
 
Tôi thực sự tin rằng mọi người đều có sở thích riêng họ, nhưng tôi cũng tin rằng không có gì sai  với một đời sống nội tâm và sự cởi mở tâm trí, để họ có thể mở rộng tầm nhìn của họ, và đưa ra câu hỏi trong tâm trí của chúng ta.
 
Không giống như các tôn giáo khác, Phật giáo không xúi gục người ta theo, chỉ đơn giản là thử chọn lựa những lời dạy của Phật để thử ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày xem có đem lại nguồn an vui hạnh phúc cho bản thân. Phật giáo không quan tâm từ nơi bạn, những gì bạn tin hay những người bạn tôn thờ. Phật giáo chỉ quan tâm tâm rằng bạn biết những gì là sự thật, và sự thật của nó là “tất cả sự vật đều vô thường”.
 
Hiểu được tính chất vô thường của vạn sự vật sẽ giúp chúng ta tích cực hơn trong cuộc sống, hiểu được Phật giáo rất có lợi. Bởi kết quả cuối cùng là vì lợi ích cho bản thân mình và tất cả chúng ta. Lợi ích bởi chỗ chúng ta sẽ hiểu được sự thật của cuộc sống, sự tồn tại và chính mình.
 
Tác giả: Nam Cư sĩ Sutar Soemitro, người Indonesia
 
Vân Tuyền (Nguồn: Buddha Zine)