Phật Giáo Việt Nam

Theo đề nghị của nhiều độc giả, nhất là các Huynh trưởng - đoàn sinh GĐPT chúng tôi ký âm lại các bản nhạc củ trên nền phần mềm Encore. Các bản nhạc này chúng tôi sưu tầm từ nhiều nguồn, nhiều nhất là trong các tập nhạc sinh hoạt của GĐPT. Trong quá trình ký âm, chúng tôi có tham cứu nhiều bản nhạc có ký âm khác nhau và chọn ra phần ký âm hoặc phần lời của văn bản phổ biến sớm hoặc phù hợp với nhạc lý nhất. Chắc chắn rằng việc chọn lọc theo chủ quan của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự góp ý của Chư Tôn Đức và các anh chị Đoàn sinh GĐPT. Nếu được xin cung cấp cho chúng tôi bản scanner để chúng tôi cùng quý vị hoàn thành tâm nguyện chung.
HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch TT kiêm Tổng thư ký GHPGVN tặng quà lưu niệm đến nhạc sĩ Lê Cao Phan

Văn nghệ là một trong những bộ môn tu học của GĐPT, cùng với các bộ môn khác như điêu khắc, kịch, hội hoạ âm nhạc phục vụ cho quá trình đào luyện nhân cách người đoàn viên GĐPT theo mục đích của tổ chức. Do lẽ đó bộ môn âm nhạc phát triển khá mạnh trong tổ chức GĐPT và hiện tại có phần lấn át các bộ môn

Kho tàng nhạc Phật giáo và Gia Đình Phật Tử Việt Nam hiện đang thiếu nhiều các bản nhạc có ký âm. Các tập nhạc củ được kẻ trên giấy Stancil và quay roneo nên qua nhiều lần photocopy không được rõ lắm. Theo đề nghị của nhiều độc giả, nhất là các Huynh trưởng - đoàn sinh GĐPT chúng tôi ký âm lại các bản nhạc củ trên nền phần mềm Encore. Các bản nhạc này chúng tôi sưu tầm từ nhiều nguồn, nhiều nhất là trong các tập nhạc sinh hoạt của GĐPT. Rất nhiều bản nhạc khi so sánh chúng tôi nhận thấy khác nhau. Do vậy tiêu chí lựa chọn của chúng tôi là chọn ra phần ký âm hoặc phần lời của văn bản phổ biến sớm hoặc phù hợp với nhạc lý nhất.

Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong Chư Tôn Đức và quý anh chị HT - đoàn sinh niệm tình hoan hỹ.

Bài hát đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu là bài Phật Giáo Việt Nam, bài hát được viết bằng 2 ngôn ngữ Việt - Pháp do Huynh trưởng Lê Cao Phan sáng tác năm 1951 chào mừng Hội Nghị Phật Giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm. Do đặc thù ngôn ngữ thời bấy giờ có 1 đoạn lời khác biệt ".... cùng làm sao cho đoá sen người đòi nơi ngát hương....". Chúng tôi cũng chưa tra cứu ra tư liệu nào cho biết nguyên nhân hoặc thời điểm thay đổi đoạn lời.

 

Tác giả bài viết: Hoa Sơn Đỉnh