Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 2

Đạo Phật Siêu Khoa Học - Chương 2
Chương II 
1 -Người Phật Tử Albert Einstein
2- Ñức Phật đã thấy vi trùng
3 –Ñức Phật đã thấy Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử.
4 –“Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có nhũng loài chúng sinh cư ngụ” (Lời Phật).
5 –“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng” (Lời Phật).
6 -Thần thông của Ñức Phật và Bồ Tát Duy-Ma-Cật.
7 –Ñức Phật có phải là bậc Ñại Y-Vương không?
---------------------------

NGƯỜI PHẬT TỬ EINSTEIN 
Trong cuốn Nền Tảng Của Ðạo Phật (Fundamentals of Buddhism), Tiến sĩ Peter D. Santina, viết, “đã nhận xét Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây phương là Phật tử hoặc có những người không phải là Phật tửnhưng rất có cảm tình với Phật Giáo.  Thí dụ cụ thể là nhà bác học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông  là một nguời có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.”
Nguyên văn“There are many persons of considerable standing in western societies who are either Buddhists or who are sympathic towards Buddhism.  This is most clearly exemplified by the remark made by Albert Einstein that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Budhist.”  
Sau đây là những lý do khiến ông ca tụng Phật Giáo mà tôi trích dẫn trong cuốn “Buddhism in the Eyes of Intellectuals” của Tiến sĩ Sri Dhammananda (Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức), bản dich của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.
1. “Tôn giáo Vũ trụ:  Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo chung cho cả vũ trụ.  Tôn giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học.  Bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn giáo, tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa.  Ðạo Phật đáp ứng được điều đó” – Albert Einstein (trang 54).
Nguyên văn, “Cosmic religion”:  The religion of future will be a cosmic religion.  It should  transcend a personal God and avoid dogmas and theology.  Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.“  - Albert Einstein (trang 53).
2. Nhu cầu khoa học và tôn giáo:  Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”- Albert Einstein (trang 115).
Nguyên văn, “Buddhism copes with science: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism” – Albert Einstein (trang 114).
Ngoài ra, những nhà trí thức nổi tiếng trên thế giới đã hết lời ca ngợi Phật Giáo nói chung và đức Phật nói riêng:
1. Vận mệnh nhân loại: Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh của nhân loại vẫn còn tồn tại.  Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và được cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của đức Cồ Ðàm được phục hưng thuần khiết có thể chiếm một vị trí lớn trong chiều hướng của vận mệnh nhân loại.” -  H. G. Well (trang 95).
Nguyên văn, “Human destiny: Over great areas of the world is still survives.  It is possible that in contact with Western science, and inspired by the spirit of history, the originated teaching of Gotama revived and purified, may yet play a large part in the direction of human destiny.” – H.G.Well (trang 94).
2.  Khoa học chấm dứt chỗ Phật Giáo bắt đầu:  Khoa học không thể đua ra sự đoan chắc.  Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật Giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học.  Ðó là một điều rõ ràng cho những ai nghiên cứu Phật Giáo.  Vì vậy, nhờ Thiền định Phật Giáo, nhũng Phần tử cấu tạo Nguyên tủ đã được nhìn và cảm thấy…” – Egerton C. Baptist, “Supreme Science of the Buddha,” (trang 117).
Nguyên văn, “Buddhism begins where science ends:  Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundante knowledge of Buddhism begins where science leaves off.  And this is clear enough to anyone who has made a study of Buddhism.  For, through Buddhism Meditation, the atomic constituents making up matter have been see and felt…” – Egerton C. Baptist, “Supreme Science of the Buddha” (trang 116).
3. Phật Giáo và khoa học hiện đại:  Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi, nói nữa giữa Phật Giáo và Khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” – Sir Edwin Arnold (trang 115).
Nguyên văn, “Buddhism and modern science:  I often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern science there exists a close intellectual bond.” – Sir Edwin Arnold (trang 115).
4. Văn hóa thế giới: Phật Giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn là bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử của nhân loại. – H.G. Well (trang 99).
Nguyên văn, “World Culture:  Buddhism has done more for the advance of world civilization and true culture than any other influence in the chronicles of mankind” – H.G. Wells (trang 98).
5.  “Tôn giáo của con người:  Phật Giáo sẽ trường tòn như mặt trời và mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật Giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại, cũng như của tất cả.” – Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Tích Lan (trang 65).
Nguyên văn, “Religion of Man:  Buddhism will last as long as the sun and moon the human race exists upon the earth, for its religion of man, of humanity as a whole.” – Bandaranaike, Former Prime Minister of Sri Lanka (trang 65).
6. “Dharma (Giáo pháp) là Quy luật: Tất cả lời dạy của đức Phật có thể tóm tắt trong một quy luật (Pháp).  Quy luật này là lẽ thật, không những hiện hữu trong tâm con người mà còn tồn tại trong vũ trụ. Tất cả trong vũ trụ đều là sự hiển lộ của Pháp (Dharma).  Quy luật  của thiên nhiên mà các khoa học gia hiện đại đã khám phá đều là biểu hiệu của Pháp.
Khi mặt trăng mọc và lặn là vì Pháp.  Pháp là qui luật của vũ trụ khiến mọi vật tác động theo những đường lối đã được khoa Vật lý, Hóa học, Ðộng vật học, Thực vật học, và Thiên văn học nghiên cứu.  Pháp hiện hữu trong vũ trụ cũng như trong tâm con người.  Nếu con người sống đúng với Pháp, thì sẽ thoát khỏi khổ đau và đạt đến Niết bàn.” - Thượng tọa Mahinda (trang 81).
Nguyên văn, “Dharma is the Law: All the teachings of the Buddha can be summed in one word: ‘Dharma’.  This law is righteouness, exists not only in a man’s heart but it exists in the universe also.  All the universe is an embodiment of reveleation of Dharma.  The law of nature which modern science have discovered are revelations of  Dharma.
If the Moon rises and sets, it is because of Dharma, for Dharma is that law residing in the universe that makes matter act in the ways studied in physics, chemistry, zoology, botany and astromy.  Dharma exists in the universe just as Dharma exists in the heart of man.  If man will live by Dharma, he will escape misery and attain Nibbana.” – Ven A. Mahinda (trang 80).
7. “Sự ngược đãi: Trong những tôn giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật Giáo, nhất là những dạng thức thưở ban đầu, vì tôn giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất.” – Bertrand Russell (trang 81).
Nguyên văn, “Persecution: Of the great religion of history, I prefer Buddhism, especially in its nearest forms, because it has the smallest element of persecution.” – Bertrand Russell (trang 80).
Tại sao Albert Einstein và những bậc khoa bảng nổi tiếng trên thế giới đã hết lời xưng tụng, tán thán Phật Giáo nói chung và Ðức Phật nói riêng?  Xin mời quí vị đọc một đoạn trích dẫn trong cuốn, “Fundamentals of Buddhism” (Nền Tảng Của Ðạo Phật), của tiến sĩ Peter D. Santina, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang:
“….Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rãi khắp nơi.  Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật tử, hoặc có những người không phải là Phật tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo.
Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy một nhà vật lý thiên văn học là một Phật tử tại Pháp, một nhà tâm lý nổi tiếng là Phật tử tại Ðại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại Anh Quốc cũng là Phật tử.  Chúng ta hãy xét kỹ những lý do khiến Phật Giáo được chú ý hiện nay ở Tây Phương.
Nói chung tại Âu Châu có thái độ chú ý đến Phật Giáo vì tôn giáo này rất tiến bộ, rất hợp lý, và rất tinh vi.  Cho nên chúng tôi ngạc nhiên khi đến một quốc giao Á Châu lại thấy người dân ở đây coi Phật Giáo như một tôn giáo lỗi thời, không hợp lý và có nhiều liên hệ với mê tín dị đoan.
Người Tây Phương thấy giá trị của Phật Giáo bởi vì Phật Giáo không kết chặt với văn hóa, Phật Giáo không ràng buộc vào một xã hội đặc biệt, vào một chủng tộc nào hay vào một nhóm thiểu sổ nào.  Có những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo gắn liền với văn hóa, nhưng Phật Giáo lại không.  Cho nên trong lịch sử Phật Giáo ta thấy có Phật tử Ấn, Thái, Trung Hoa, Tích Lan, Miến Ðiện v.v… và chúng ta có Phật tử Anh, Phật tử Hoa Kỳ, Phật tử Pháp v.v… Ðó là lý do Phật Giáo không gắn bó với văn hóa.
Phật Giáo nhập hội dễ dàng từ văn hóa này đến văn hós khác bởi vì Phật Giáo chú trọng đến việc chuyển hóa nội tâm hơn là ở bên ngoài.  Nếu ta nhìn kỹ cách lý giải của Ðức Phật về vấn đề kiến thức, ta thấy phương cách của Ngài tương tự như cách lý giải của khoa học, và điều này đã khiến người Phương  Tây hết sức chú ý đến.
Việc chú trọng ngày càng tăng và những giáo lý hấp dẫn của Ðạo Phật cùng với khuynh hướng mới của khoa học, triết học, và tâm lý học lúc này lên cao đến tột đỉnh như khoa Vật Lý Nguyên Lượng đã được đề xuất.  Ðó là những triển khai cuối cùng của những lý thuyết vật lý đã được thể nghiệm. Rồi chúng ta thấy không những Ðức Phật đã tiên đoán những phương pháp phân tích của khoa học mà còn dạy rõ về bản chất của con người và vũ trụ như đã nói trong phần triển khai gần đây của Vật Lý lượng Tử. Cách đây không lâu, một nhà Vật lý học nổi tiếng nhận xét vũ trụ giống như một tâm tưởng vĩ đại.  Ðiều này  đã được nói trong Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú): “Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm chủ, tâm tạo tác. ‘Sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng cũng đã được nói đến.  Không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật.  Tất cả những lời dạy đó đã những tiến bộ mới nhất của khoa học tuần tự khám phá.
Cho nên, điều cho thấy trong học quy (văn cảnh) của Tây Phưong, các nhà tâm lý và khoa học tìm thấy một truyền thống Phật Giáo phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tư tưởng khoa học của Tây Phưong.  Thêm vào đó, họ thấy Phật Giáo rất đặc sắc vì những phát minh của họ thường tương đồng với Phật Giáo.  Họ cũng thấy rằng cho đến nay khoa học không mở con đường nào hay phương pháp nào có thể hoàn tất được việc chuyển hóa nội tâm.  Họ có những phương thức xây dựng, cải tiến các thành phố, xa lộ; nhưng họ không có một hệ  thống nào có thể xây dựng con người tốt hơn được.
Cho nên người Tây Phương quay về với Phật Giáo.  Là một truyền thống lâu đời, Phật Giáo có nhiều khía cạnh gần giống như việc thực hành trong truyền thống khoa học Tây Phương.  Nhưng Phật Giáo vượt qua truyền thống duy vật của Tây Phưong và vượt qua giới hạn của truyền thống khoa hoc.” – Dr. Peter D. Santina, tác giả cuốnFundamentals of Buddhism (Nền Tảng của Phật Giáo). 
 
ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY VI TRÙNG
Trước khi uống nước, các vị tu sĩ thường chú nguyện như sau:
“Phật quán nhất bất thuỷ
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú
Như thực chúng sanh nhục”
Xin lưu ý quý vị tám vạn bốn ngàn (84,000) đây chỉ là con số tượng trưng của nhà Phật chứ không phải con số đếm thật.  Ví dụ 84,000 pháp môn.
Nhân tiện, tôi xin phép nói qua về vi trùng.
Vào thế kỷ thứ 17, một nhà Sinh vật học người Hòa Lan tên là Aton van Leeuwenhoek  (1632-1723) đã khám phá ra nhiều loại Vi sinh vật (Micro-organism) như: Protozans, microbes (vi trùng), algae, fungi, bacteria, virus và rickettsiae …
Ðến hậu bán thế kỷ 19, khoa Siêu sinh vật học ra đời. Nhà Sinh vật học kiêm Hóa học Louis Pasteur (1822-1895) đã xác định vai trò của những Vi khuẩn (Bacteria) trong việc Gây men (Fermentation) và gây bệnh.  Rồi nhà Vật lý gia người Ðức tên là Robert Koch đã tìm những phương cách chứng minh rằng những loại vi khuẩn nào gây nên những bệnh tật nào.  Trong các phòng thí nghiệm, với những dụng cụ đặc biệt, các nhà sưu tầm đã phát hiện những tác hại khác nhau và ghê gớm của các Siêu sinh vật.
Ðén giữa thế kỷ thứ 20, khoa Siêu sinh vật học đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Một số Siêu sinh vật gây nên nhiều thứ bệnh đã được nhận diện, và những phương pháp tiêu diệt chúng cũng đã được áp dụng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn biết tách rời những loại vi khuẩn nào có ích lợi để dùng trong lãnh vực y tế, kỹ nghệ, canh nông.  Ví dụ Mốc rêu (Mold) đã được dùng để chế men (Enzym), thuốc kháng sinh, và nhất là trụ sinh.  Một số lớn Vi khuẩn (Bacteria) được dùng trong thương mại để sản xuất Nhũ toan (Lactic Acid), và chữa bệnh thiếu máu và thiếu chất vôi.
  Xin trở lại với việc Phật đã thấy vi trùng.  Tại sao Ngài thấy được mà chúng ta muốn thấy phải dùng kính hiển vi?
Vì Phật đắc tam minh, lục thông và ngũ nhãn.  Tam minh tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.
“Với Túc mạng minh, Ngài thấy được cuộc sống của Ngài và của chúng sinh đã trải qua nhiều số kiếp, và thấy được cái gốc sanh tử từ trước đến giờ.
Với Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ tại sao người ta sanh làm quỷ đói, và xuống địa ngục?  Ngài thấy chúng sinh tùy nghiệp là nhân dẫn sanh các cõi là quả.  Ngài thấy chúng sanh đi đầu thai ở trong sáu đường y như người đứng ở trên lầu cao nhìn thấy ở dưới đường những người đi nhiều ngả.
Nhờ Thiên nhãn minh, Ngài thấy được những vật vô cùng nhỏ và những cái vô  cùng lớn.  Ví dụ Ngài thấy vi trùng trong bát nước, và thấy “Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng.”
Vì chứng được Lậu tận minh nên Ngài dứt được nghiệp Sinh, Tử, Luân hồi.  Ngài nhìn lại nghiệp nhân tạo ra khiến người ta phải trôi lăn trong vòng sanh tử, và suy nghĩ làm sao thoát ra khỏi sanh tử?  Ngài đã thấy những lý do khiến chúng ta bị dẫn vào sanh tử, và những lý do gì giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử.
Từ ngàn xưa, chưa ai chống lại được sanh tử mà Ngài thấy được nguyên nhân của Sinh, Tử, Luân hồi.  Khi thấy được nguyên nhân tạo sanh, tử, Ngài đã tìm những phương pháp để tiêu diệt những nguyên nhân này:  Ðó là giải thoát sanh tử.” (Tríc trong băng giảng “Hoa Sen Trong Bùn”, mặt A, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ).
Thế nào là Ngũ nhãn?
Nhục nhãn là mắt thịt như mắt của chúng ta.  Thiên nhãn là mắt của chư thiên thấy được gần xa, trên dưới và ngày đêm.  Huệ nhãn là mắt của Thanh Văn, Duyên Giác quán thấy các pháp và chúng sinh để tìm phương tiện giúp họ tu hành.  Phật nhãn là mắt của Phật.  Ta thấy xa, Phật thấy gần, ta thấy tối, Phật thấy sáng, chẳng có điều gì Phật không thấy, không nghe, không biết.
Lục thông là gì?
Là (1) Thiên nhãn thông, (2) Thần túc thông, (3) Thiên nhĩ thông, (4) Tha tâm thông, (5) Túc mệnh thông, và (6) Lậu tận thông.
Thần túc thông là chân đi xa vạn dặm, Thiên nhĩ thông là tai nghe xa vạn dặm (giống như Six Million Dollar Man) và Tha tâm thông là đọc được tư tưởng của chúng sinh.  Còn (1), (3) và (6) đã nói ở trên rồi.
 
ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY NGUYÊN TỬ VÀ NHỮNG HẠT VI PHÂN TIỀM NGUYÊN TỬ 
Không phải đợi đến thế kỷ 19 mới có Nguyên tử, mà Nguyên tử đã có từ thời quá xa trong quá khứ.  Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật gọi Nguyên tử là hạt Vi trần (Hạt bụi nhỏ).  Sau đây là nhũng bài tóm lược những thuyết về Nguyên tử của Ðạo Bà La Môn (Ấn Ðộ Giáo), Kỳ Na Giáo và Phật Giáo:
Ðạo Bà La Môn, kinh Nyaỳa Vărtika, trang 223, có ghi: ‘Nguyên tử không thể thấy vì nó không được cấu tạo bằng vật thể’.
Theo Kỳ Na Giáo,: “Mọi vật trong vũ trụ đều được cấu tạo - trừ linh hồn và không gian - bằng vật thể (pulgala), mà vật thể đó là Nguyên tử ((paramanu).  Mỗi nguyên tử chiếm khoảng thời gian (pradena).  Vật đó có thể lớn (Sthula) hay nhỏ (Suksma).  Dưới trạng thái nhỏ, có vô số hạt nhân kết thành và chiếm diện tích của không gian.  Nguyên tử là thường tồn và được xem như bản thể.  Mỗi nguyên tử có mùi vị riêng, màu sắc riêng, và có hai xúc giác.  Nhưng tính chất này không thường còn , có thể thay đổi.  Hai hay nhiều hạt nhân kết lại có thể thay đổi cường độ thô nhám hay nhẵn thín, và có thể tạo thành các căn (skandha).  Tóm lại. nguyên tử có thể tạo thành sự di động của chính nó và sự di động này lắm lúc quá nhanh, trong tích tasc khắp cả tam thiên đại thế giới.’
Phật giáo chủ trương nguyên tử thường còn hay không thường còn.  Phật giáo chỉ đề cập đến nhân và duyên.  Có nhân có duyên, nguyên tử có thể tạo nên bất cứ hình thể nào đó, mắt chúng ta có thể thấy được, và đôi khi cực tinh vi với con mắt thường, không thể thấy được.  Nhưng với cặp mắt giác ngộ của các vị tu chứng ở trên núi Hy Mã Lạp hay dọc theo rặng Hindukush, miền Bắc Ấn Ðộ, các thánh nhân thấy rằng ‘một hạt nhân nguyên tử quá nhỏ, mắt thường không thể thấy được, được gọi là paramanu.  36 paramanu được gọi là 1 anu, 36 anus được gọi là 1 tajjàri, 36 tajjàri được gọi là ratherenu. Như thế 1 paramanu là 1 phần 46,656 ratherenu.  Với nhãn thông, Ðức Phật thấy paramanu là ‘vi thể năng động’ theo nhân duyên, nguyên tử là cội nguyền cấu tạo ra sơn hà vũ trụ vậy’.
Trang 467 nói rằng, “Người ta chưa ai thấy được Nguyên tử, cho dầu với một kính hiển vi cực kỳ lớn.  Song người ta vẫn tìm ra nguyên tử, chẳng hạn như người ta có thể chụp được dấu xê dịch của những nguyên tử với một máy chụp hình tinh xảo có thể so sánh như là một hơi khói lạt phảng phất sau một luồng gió cuốn.
Xin quí vị so sánh câu trên với việc mô tả Nguyên tố (Element) 110 do Trung tâm Sưu Tầm Nguyên tử ở miền Nam Ðức Quốc khám phá như sau:
  “Mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ, Nguyên tố 110 lại tan biến đi.  Tuy nhiên, các khoa học gia tin rằng Nguyên tố 110 hiện diện bởi vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến.
Tuy rằng cách nhau trên 25 thế kỷ, việc mô tả sự ảnh hiện chớp nhoáng của Nguyên tử và Nguyên tố 110 không sai nhau một hào ly.
Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu những điều chư Phật và chư vị Bồ Tát nói  cách đây mấy ngàn năm có đúng với những khám phá mời của khoa học không?
Kỳ Na Giáo.  “Dưới trạng thái nhỏ, có vô số hạt nhân kết thành và chiếm diện tích lớn trong không gian.”
Khoa học ngày nay.  Dưới Nguyên tử có những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles) như Quark và dòng họ (Hadron, Meson và Baryon), Lepton (Electron, Neutrino, muo…), Gluon (Photon, Graviton, Gluon yếu…) có chừng 200 hạt như vậy.
Kỳ Na Giáo. “Mỗi nguyên tử có mùi vị và màu sắc riêng, và có hai xúc giác.  Nhưng tính chất này không thường con và có thể thay đổi.  Hai hay nhiều hạt nhân kết lại có thể thay đổi cường độ thô hay nhám. Nguyên tử có thể tạo thành sự di động của chính nó, và sự di động này lắm lúc quá nhanh, trong tích tắc đi khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới.”
Khoa học ngày nay.  Theo Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromo dynamics – QCD), hạt Quark có ba màu:  Ðỏ, xanh lá cây và xanh dương.  Ngoài Quark lại có hạt Ðối Quark (hai xúc giác).  Tất cả những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử đều là Hạt ảo, nghĩa là không có Trọng khối, vị trí, luôn luôn ẩn hiện ma quái, thay đổi hình dạng trong từng Sát Na. Người ta chỉ thấy những hạt này trong những phương trình toán học mà thôi.  Hạt Quark (Hadron) và Photon ( Quang tử) là những hạt thay đổi hình dạng rất kỳ quái.  Ngoài ra tất cả những hạt đó thay đổi hình dạng rất kỳ quái.  Ngoài ra tất cả những hạt đó chỉ xuất hiện trong vòng 1 phần triệu cho đến 40 phần tỉ của một giây đồng hồ.  Có hạt như Tachyon còn nhỏ hơn Siêu Tơ Trời và bay nhanh hơn ánh sáng nữa (Ánh sáng bay 300,000 cây số/giây hay 186,000 dặm/giây).
Theo Phật giáo, có đủ nhân duyên, Nguyên tử có thể tạo nên bất cứ hình thể nào đó, mắt chúng ta không thấy được.  Ðức Phật thấy Nguyên tử là “vi thể năng động”.
Trong kinh, Ðức Phật gọi Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử bằng những tên khác nhau như: Khích du trần, Mao đầu trần, Vi trần, Cực vi, Cực vi trần, Lân hư trần và Lân-không…
Khích du trần là những hạt bụi ta thường thấy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua khe cửa.  Một hạt khích du trần chỉ bằng 1/200 tiết điện của một sợi tóc.  Mao đầu trần là những hạt bụi nhỏ bằng đầu sợi lông.  Tôi nghĩ rằng Mao đầu trần lớn hơn Khích du trần.  Trước kia, trong kinh Phật gọi Vi trần là Nguyên tử.  Cực vi, Cực vi trần, Lân hư trần và Lân không, theo tôi nghĩ là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử hay những Hạt ảo là những hạt gần Hư không, nó cũng giống như Epsilon, một điểm hình học không kích thước và có giá trị gần bằng 0 do Newton  phát minh.
Nếu tôi sai, xin các bậc cao minh chỉ dạy.
Nều Phật, Bồ Tát và các vị thánh nhân thấy được Nguyên tử và những hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử thì các Ngài đã thấy được thực tại cuối cùng của sự vật mà các khoa học gia ngày nay gọi là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.
“Bản thể luận của nhà Phật cho rằng cái thực tại cuối cùng, cái cỗi nguồn của Pháp giới này là chính cái Diệu Tâm không hình, không ảnh, nó tương tự như Mặt trăng đó.” (Băng giảng kinh Lăng Nghiêm của cụ Nghiêm Xuân Hồng).
 
“KHẮP NƠI, KHẮP XỨ, CHỖ NÀO CŨNG CÓ THỂ CÓ NHỮNG LOÀI CHÚNG SANH CƯ NGỤ”
Trong cuốn Lăng Kính Ðại Thừa, trang 182, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã viết “Khoa học ngày nay cũng khám phá nhiều những Quang tuyến vũ trụ (Radiation cosmisque). Khoảng không gian bao la giữa các hành tinh, mà trước kia các khoa học gia tưởng là tuyệt đối trống rỗng, thì nay họ khám phá thấy có rất nhiều quang tuyến vũ trụ. Những quang tuyến này đạt tới những tần số ghê gớm, còn gấp bội tần số của Quang tuyến gamma, và thường xuyên oanh tạc bầu khí quyển của Trái đất, và chắc chắn tạo nên nhiều sự chuyển hóa chưa thể biết được”.
Ðiểm này chứng minh lời kinh xưa dạy rằng “khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh. Và cũng đều có thể có những loài chúng sanh cư ngụ”.
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem lời kinh xưa mà cụ Hồng đã trưng dẫn có đúng không?
Hành tinh mới phát hiện có thể có đời sống sinh vật (10)
Tiến sĩ Geoffrey W. Marcy, Thiên văn gia tại đại học San Francisco, và Paul Butler; sau tám năm quan sát tại Thiên văn đài Lick ở San Jose, đã phát hiện hai Hành tinh chạy quanh quĩ đạo của Sao Mặt trời.
Nhiệt độ của hai Hành tinh này có vẻ ấm áp nên có thể có nước ở thể lỏng, điều kiện cần thiết cho những Tiến trình hóa học (Chemical process) và có thể có đời sống sinh vật ngoại từng không gian. Hai Hành tinh quá cỡ Mặt trời nay lớn hơn Mộc tinh (Jupiter) rất nhiều, đang cặp kè với Sao 70 Virginis, ở trong Chòm sao Xử nữ (Virgo), và Sao 47 Ursae Majoris ở dưới Cán Gáo (The Big Dipper) ở trong Chòm sao Ðại Hùng Tinh (Ursa Major). Chúng ở cách xa Trái đất 35 quang niên. Chúng nhỏ bé và mờ tối trước ánh sáng rực rỡ của hai ngôi sao mẹ, nhưng có Trọng trường (Gravity) rõ rệt.
Việc khám phá này cùng với việc phát hiện một Hành tinh chạy quanh quĩ đạo của Sao Pegasus 51 hồi tháng 10-1995 khiến các khoa học gia tăng thêm tin tưởng rằng Thái Dương hệ độc đáo hơn những Hành tinh hệ bình thường khác. Ðiều này ngụ ý rằng đời sống sinh vật, kể cả đời sống văn minh đã có khắp nơi trong vũ trụ.
Tiến sĩ Alan P.Boss, một Lý thuyết gia Thiên văn tại Viện Carnegie ở Hoa Thịnh Ðốn, nói rằng “Chúng ta thật sự đang bắt đầu một kỷ nguyên Thiên văn mới. Chúng ta sẽ tìm thêm nhiều Hành tinh khác trong thập niên tới”.
Tiến sĩ William J. Boruchi, Thiên văn gia tại Trung tâm Nghiên cứu Ames ở Mountain View nói “Ðây là sự trở lại lần thứ hai của Marco Polo và Kha Luân Bố: Chúng ta đã tìm thêm những thế giới mới”.
Cơ quan quan trị Hàng Không Không Gian (NASA) loan báo ưu tiên hàng dầu của họ trong vũ trụ. Họ sẽ dùng những máy móc tối tân để chụp hình những Hành tinh nhỏ như Trái đất, và quan sát sự phản xạ ánh sáng để tìm bằng chứng đời sống sinh vật của chúng.
Tháng 10-1995, các khoa học gia Thụy Sĩ đã phát hiện một Hành tinh chạy quanh quĩ đạo của Sao Pegasus 51 ở cách xa Trái đất 40 quang niên. Hành tinh này chỉ nhỏ bằng nửa Mộc Tinh, nhưng vì ở gần Sao Pegasus quá nóng nên không thể có đời sống sinh vật.
Marcy và Butler phát hiện hai Hành tinh này nhờ quan sát sự thay đổi ánh sáng từ các vì sao phát ra. Những Biến thiên mẫu mực này khiến họ cho rằng Trọng trường lực của một hành tinh lớn, đang chạy quanh quĩ đạo gần đó, đã gây nên lối Chuyển động lệch lạc (wooble) của các vì sao. Những Mẫu mực này rất đơn giản như Kepler và Newton đã tiên đoán trước đây.
Marcy nói “Chúng ta không thể giải thích cách nào khác ngoài việc một hành tinh đã gây nên sự lệch lạc đó”
Cả hai Hành tinh mới phát hiện đều tương đồng với Mặt trời về kích thước, nhiệt độ và tuổi tác. Các khoa học gia đang cố gắng tìm kiếm 200 Hành tinh tương tự như Mặt trời ở cách Trái đất 100 quang niên.
Hành tinh chạy quanh quĩ đạo Sao 70 Virginis trong một Tâm sai (Eccentric) 110 ngày. Khoảng cách của Hành tinh này với Sao 70 Virginis bằng khoảng cách giữa Thủy Tinh (Mercury) và Kim Tinh (Venus). Nó có Trọng khối bằng 8.1 Trọng khối của Mộc Tinh (Jupiter) là một Thiên thể lớn nhất trong Thái dương hệ, lớn hơn Trái đất 317.8 lần. Bằng cách đo lường ánh sáng và khoảng cách của Sao 70 Virginis, các Thiên văn gia có thể xác định số nhiệt lượng mà Hành tinh này đã thâu hút. Rồi dùng công thức chuẩn, họ đo nhiệt độ ở bề mặt của Hành tinh này vào khoảng 185 độ Fahrenheit, tức là nhiệt độ của một ly trà ấm. Vì vậy, Hành tinh này phải có hơi nước ở thể lỏng.
Marcy nói “Nhiệt độ của Hành tinh này đủ lạnh để cho phép những Phân tử phức tạp từ Thán khí đến những Phân tử hữu cơ (Organic molecule) hiện hữu. Các Thiên văn gia nói mặc dầu Hành tinh nói trên được phỏng đoán là một Thiên thể hơi khí (Gaseous body) như Mộc tinh, nó cũng có những vệ tinh với bề mặt cứng và cùng nhiệt độ ấm áp, và có viễn tượng tốt đẹp của đời sống sinh vật.
Hành tinh thứ hai lớn hơn Mộc tinh ba lần. Nó chạy quanh qũi đạo tròn cách xa Sao 47 Ursae Majoris một khoảng cách từ Mặt trời đến khoảng giữa Hỏa tinh (Mars) và Mộc tinh, và chạy hết một vòng trong 1,100 ngày. Nhiệt độ ở bề mặt của nó bằng -112 độ, nhưng trong hạ tầng khí quyển của nó ấm áp hơn khiến nó có thể có nước ở thể lỏng, và nhiều vệ tinh có nhiệt độ ôn hòa.
Vì Hành tinh này ở cách xa Sao 47 Ursae Majoris một khoảng cách gần bằng khoảng cách của Mộc tinh (với Mặt trời), Butler nói “Chúng ta chưa từng thấy Hành tinh hệ nào giống nhiều như Thái dương hệ của chúng ta".
Tóm lại, Hành tinh chạy gần Sao Pegasus 51 quá nóng, Hành tinh chạy xa Sao 47 Ursa Major quá lạnh, và chỉ Hành tinh gần 70 Virginis được tin là ấm áp và có thể có nước.
Ði tìm một chàng không gian (11)
Những người ở ngoại tầng không gian có thể đã chế tạo những Phi thuyền liên tinh tú (Starship) với tốc độ bay hàng ngàn dặm trong một giây đồng hồ khiến họ có thể du hành giữa các vì sao.
Các sưu tầm viên thuộc SETI (Chương Trình Tìm Kiếm Những Nền Văn Minh Ngoài Trái đất) có thể phát hiện được những Phóng xạ quang tuyến (Radiation) phát ra từ một vài loại Phi thuyền ở cách xa Trái đất 2,000 quang niên, tức là 500 lần khoảng cách của vì sao gần nhất với Trái đất. Họ đã dùng viễn vọng kính vô tuyến để nghe ngóng tín hiệu của người không gian. Một số khoa học gia đã đề nghị chế tạo những Phi thuyền liên tinh tú có thể bay nhanh gần phân số của tốc độ ánh sáng và đến một vì sao gần nhất trong vòng một hay hai đời người.
Robert Zubrin, kỹ sư trưởng tại Cơ Quan Hàng Không Không Gian Martin Marietta ở Denver, đã phân tích rằng những Phi thuyền của người không gian có thể được phát động bốn cách căn bản:
Phá vỡ Hạt nhân (Nuclear fission) như trong các lò nguyên tử thương mại; Nhiệt hợp hạt nhân (Nuclear fusion), trộn hạch tâm như trong những bom hạch tâm nhiệt; Hỏa tiễn Ðối vật thể (Antimatter rocket), trộn Vật thể với Ðối vật thể để tạo Năng lượng thuần; và Sức đẩy của điện từ (magnetic sail), tạo nên những Trọng trường mạnh để tương tác với những Phân tử ở trong khoảng cách các Hành tinh như Gió Mặt trời (Solar wind).
Bằng những cách này, Phi thuyền có thể bay với tốc độ mấy ngàn dặm trong một giây đồng hồ, Zubrin nói “Ánh sáng phát ra từ các Phi thuyền có thể được Viễn vọng kính Hubble phát hiện ở một khoảng cách chừng vài trăm quang niên nếu đầu hỏa tiễn hướng về Trái đất”.
Tuy nhiên, việc du hành liên tinh tú làm các khoa học gia ở SETI sởn da gà bời vì các vì sao ở cách nhau quá xa khiến việc du hành này chẳng khác gì lên Thiên đàng vậy.
Ðài Thiên văn Parkes ở úc Châu có một Dĩa thu (disk) đường kính 210 bộ (feet). Ðài sẽ nghe ngóng và phân tích 28 triệu băng tần vô tuyến phát ra từ những làn sóng của máy vô tuyến, truyền hình, và những Tín hiệu vi ba (Microwave signal).
Những tín hiệu này phải mất vài thế hệ mới đến được những vùng quá xa của không gian. Kể từ khi máy vô tuyến được phát minh cách đây một thế kỷ, Trái đất đã gởi đi một số lớn tín hiệu. Có lẽ những tín hiệu đó chưa đủ thời gian để đến tai các người không gian ở quá xa để họ biết có sự hiện diện của chúng ta ở đây.
Các Thiên văn gia báo cáo trong thời gian qua, họ đã nhận rất nhiều tín hiệu của người không gian, nhưng chưa có tín hiệu nào được xác nhận.
Các khoa học gia tin rằng người không gian phải có mặt ở nơi nào đó trong vũ trụ.
Những nền văn minh trong vũ trụ
Bài này đăng trong báo Mới, số ra tháng 8-1995, tác giả đã trình bày đầy đủ chi tiết về Tinh tú, Thiên hà, nhất là những nền văn minh trong vũ trụ. Ðây là một bài có giá trị cũng như một số bài khác của báo Mới nói về Thiên văn, Khoa học, và Y học v.v...
Tôi xin phép tác giả ghi lại những tin tức phù hợp với lời dạy của Ðức Phật là “khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có thể có những loài chúng sanh cư ngụ”.
“Thiên hà là một tạp hợp nhiều hệ thống sao và Hành tinh. Trong toàn bộ vũ trụ có chừng trên 100 tỉ thiên hà (tài liệu tôi đọc nói 200 tỉ). Giải Ngân Hà của chúng ta có trên 100 tỉ ngôi sao (tài liệu tôi đọc có 400 tỉ). Như vậy toàn bộ vũ trụ có chừng 1,201 Sao Mặt trời.
Trong Hệ Thiên hà của chúng ta (Giải Ngân Hà) có chừng 10 tỉ Hành tinh giống như Hành tinh Trái đất của chúng ta.
Chòm sao Toseti (Cá Voi) ở cách Trái đất 12.2 quang niên, và sao Epsilon ở cách xa Trái đất 10.8 quang niên. Hai chòm sao này có những điều kiện lý sinh gần giống với Mặt trời của chúng ta.
Hệ Mặt trời Sentauri ở cách Trái đất 4.1 quang niên. Các nhà Thiên văn cho rằng hình như hệ này cũng có các Hành tinh với những điều kiện sống tương tự như Trái đất.
Các khoa học gia đã đi đến kết luận rằng hiện nay trong Giải Ngân hà phải tồn tại hàng triệu nền văn minh đang độ phát triển rực rỡ.
 Năm 1972, tại Hội Nghị Du hành Vũ trụ Quốc tế, các Thiên văn gia cho rằng có khoảng 10,000 nền văn minh ở cách Trái đất không quá 800 quang niên. Các nhà khoa học cho rằng trong vũ trụ phải có hàng triệu Hành tinh có nhiều đặc điểm gần giống với Hành tinh Trái đất của chúng ta, và có thể ở các Hành tinh đó cũng có những sinh vật có trí tuệ ...
Nếu gởi một vô tuyến điện đến một Thiên hà gần nhất cách chúng ta chừng 1,000 quang niên, và nhận được điện phúc đáp phải mất 2,000 năm.
Một phi thuyền bay nhanh gấp mười lần phi thuyền bây giờ phải mất 40,000 quang niên mới đến được những ngôi sao cách chúng ta 10 quang niên.
Một phi thuyền bay nhanh nhất phải bay 100,000 năm mới bay qua Giải Ngân Hà của chúng ta.
Ði tìm một nàng không gian (12)
NASA đã khởi công tìm kiếm không gian từ năm 1963, nhưng bị các nhà lập pháp ngăn cản nên tổ chức SETI ở California ra đời.
Trong năm tháng liên tiếp, Viễn vọng kính Parkes ở Úc Châu đã thanh lọc nhiều tỉ sóng vô tuyến trong Giải Ngân Hà để tìm kiếm đời sống ngoại tầng không gian ở trên 200 vì sao. Ðây là một phần của Dự án Phượng Hoàng; theo đó, các đài Thiên văn trên thế giới sẽ hoàn tất việc quan sát 1,000 ngôi sao vào cuối thập niên này.
Seth Shostak, phát ngôn viên của Dự án nói phần lớn những vì sao được quan sát phải giống Mặt trời về tuổi tác và kích thước, với những Hành tinh giống Trái đất, và có thể có đời sống sinh vật.
Sao gần nhất với chúng ta là 4.5 quang niên, và sao xa nhất là 150 quang niên.
Dự án nhằm mục đích phân tích những tín hiệu nhân tạo được đánh đi trong vô vàn sóng thiên nhiên của vũ trụ. Nếu bắt được những làn sóng nhân tạo, đó có thể là dấu hiệu của một nền văn minh của người không gian.
Qua những tài liệu nói trên, chúng ta thấy NASA đã bắt đầu tìm kiếm người không gian từ năm 1963. Cho đến nay họ đã tìm được hai Hành tinh có điều kiện sống giống Trái đất.
Ngày 6-11-96, báo chí loan tải các Thiên văn gia Vô tuyến thuộc đại học Illinois đã phát hiện dấu vết của một loại dấm ăn tên là Acetic acid ở trong một đám mây liên tinh tú tên là Sagittarius B2 Bắc, ở cách Trái đất 25,000 quang niên (13).
Ðây là một Phân tử hữu cơ có thể giữ vai trò tạo dựng đời sống. Amino acid là những viên gạch cấu tạo đời sống. Proteins và DNA phối hợp nhau để thành Amino acid có trong cơ thể của mọi sinh vật.
Nước đái quỷ (Ammonia) đã được phát hiện trong một vùng liên tinh tú cách đây trên 25 năm.
Tháng 8-1996, báo chí cũng loan báo rằng các khoa học gia đã trưng dẫn bằng chứng có đời sống sinh vật ở Sao Hỏa sau khi nghiên cứu những Vật hữu cơ và khoáng chất bám vào một mảnh Ðá trời (Meteorite) đã rớt từ Sao Hỏa xuống mặt đất.
Cũng trong tháng này, họ công bố rằng những hình ảnh do phi thuyền Galileo chụp ngày 6-27-96 cho thấy có những tảng băng lớn ở trên mặt Europa, một Vệ tinh của Mọc tinh (Jupiter).
Ðiều này khiến các khoa học gia cho rằng có đại dương ở trên mặt Vệ tinh Europa mà họ đã tiên đóan vào năm 1979. Họ cho rằng nếu có đại dương phải có nước, mà có nước tất phải có đời sống sinh vật ở Sao Hỏa.
Những chú bé da xanh từ Sao Hỏa xuống
Tháng năm 1996, báo Mỹ tường thuật rằng những Ðá trời rớt từ Sao Hỏa có thể đem theo đời sống sinh vật xuống Trái đất. Các khoa học gia nói rằng Sao Hỏa dã ném hàng tấn đá xuống Trái đất, nhưng phần lớn chúng đã bay lạc đi những nơi khác.
Những đá trời cỡ nhỏ này thường bùng cháy khi vào khí quyển của Trái đất. Người ta đã nhặt được 17,000 Vẫn thạch (Ðá trời), và qua những phân tích hóa học có 11 hòn được coi như từ Sao Hỏa xuống.
Ðá trời có đủ cỡ: Có hòn bằng trái núi, có hòn nhỏ như đá sỏi; và chúng đã bay vi vút trong thái dương hệ cách đây hàng tỉ năm. Những Ðá trời bay xẹt trong bầu trời Texas và California hồi đầu tháng này là những Vẫn thạch, còn gọi là Sao Xẹt.
Ðã từ lâu, người ta cho rằng có đời sống sinh vật trên Sao Hỏa cho nên những Ðá tròi này rớt xuống có thể đã đem theo đời sống sinh vật. Các khoa học gia cho rằng có khoảng 1% số Ðá trời rớt xuống đã đến Trái đất trong sáu tháng.
Những cuộc nghiên cứu cho biết rằng những vi sinh vật có thể tồn tại trong không gian ít nhất sáu tháng. Ví dụ một vệ tinh được phóng đi cách đây trên một năm, khi trở về Trái đất đã đem theo những sinh vật còn sống. Những mẫu đất do các phi hành gia Apollo thâu lượm được trên Mặt trăng cho thấy rằng những vi sinh vật ở Trái đất có thể sống lâu dài trên mặt trăng.
Ðiều đó chứng tỏ rằng Trái đất có thể đã có những quý khách từ Sao Hỏa xuống viếng. Nếu Sao Hỏa có đời sống sinh vật, ít nhất phải có một số đã viếng thăm Trái đất. Chúng có thể là những chú bé da xanh nguyên quán từ Hỏa tinh.
Tìm thấy hồ nước đá ở mặt trăng
Tháng 2-1996, báo chí Mỹ loan báo phi thuyền Clementine – phóng đi hồi tháng Giêng 1995 – đã phát hiện một hồ nước đá nằm sâu trong một Miệng núi lửa khổng lồ ở nam cực Mặt trăng. Miệng núi lửa này có tên là Lưu vực Aitkin nam cực, có đường kính 1,5000 dặm, và chiều sâu tám dặm. Diện tích nước đóng băng phát hiện ở đây lớn bằng cái hồ sâu vào khoảng 30 thước.
Các khoa học gia nói chúng ta sẽ dùng nước này để uống, trồng cây, tạo thực phẩm, và biến chế thành nhiên liệu để khỏi đem từ Trái đất lên. Sau đó, loài người có thể lên ở trên mặt trăng để từ đó đi thám hiểm những Hành tinh khác.
Phía nam cực của mặt trăng luôn luôn tối và có nhiệt độ -382 F. Vì mặt trăng không có khí quyển để giữ lại hơi khí và ẩm thấp nên việc phát hiện hồ nước đá này cho biết Mặt trăng có thể được tạo thành cách dây bốn tỉ năm.
Cho đến nay, khoa học đã đến gần ngưỡng cửa của việc phát hiện đời sống sinh vật ở ngoại tầng không gian. Tháng 8 năm 1996, các khoa học gia đã có bằng chứng về đời sống sinh vật ở Sao Hỏa. Tháng 12 năm 1996, khoa học lại phát hiện hồ nước đá ở trên Mặt trăng.
Không chóng thì chầy, khoa học sẽ khám phá ra đời sống sinh vật thật sự ở ngoài Trái đất. Khi khoa học đạt được mục tiêu này, lời Phật dạy sau đây sẽ được xác nhận:
khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đầy quang minh. Và cũng đều có thể có những loài chúng sanh cư ngụ”.
Khi Phật nói như vậy, Ngài ngụ ý có những chúng sanh trong thế giới hữu tình, và có những chúng sanh trong những thế giới vô hình. Tất nhiên, khoa học không thể phát hiện được những chúng sanh vô hình trong những thế giới vô hình vì họ không có Phật nhãn.
Như vậy quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là đạo siêu khoa học hay không?
 
“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng” (Lời Phật). 
Trong băng giảng "Hoa Sen Trong Bùn", HT Thích Thanh Từ đã nhắc lại lời của đức Thế Tôn rằng:
"Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng."
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Quan Thế Âm cũng nói, "Trong thế giới tam thiên đại thiên thế giới này có trăm ức mặt trời trời mặt trăng."
Rồi trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phổ Hiền lại dạy, "Tất cả các thế giới đó hình dạng khác nhau: Hoặc hình xoáy nước, hình xoắn ốc, hình bán nguyệt, hình trục xe, hình bảo hoa xoay tròn v.v... Thế giới có vi trần số hình dạng như vậy." 
Trong hai bài, "Hình dạng thế giới" và "Có trăm ức mặt trời, mặt trăng," tôi đã đưa những bằng chứng cụ thể chứng minh rằng nhị vị Bồ tát nói trên đã thấy những gì mà khoa học ngày nay đang dần dần khám phá ra.
Hôm nay, khi đọc bài "Bất ngờ, tinh tú mọc thêm nhiều trong vũ trụ" (Suddenly, cosmic sprouts more stars," tôi phải đê đầu bái phục ba vị Phật đã dùng Phật nhãn thấy được vô vàn, vô số Thiên hà cùng vi trần số hình dạng của chúng.
Thật là nhiệm mầu, thật là bất khả thuyết, thật là quá sức tưởng tượng của loài người.
Tôi xin tóm lược bài báo nói trên như sau:
Trong liên tiếp mười ngày tập trung ống kính vào một vùng nhỏ hẹp trong bầu trời, Viễn vọng kính Hubble đã chụp được những tấm hình đầy đủ chi tiết từ trước đến nay chưa từng có của vô vàn, vô số Thiên hà (Galaxies) khác nhau ở sâu trong không gian như đang trở lại lúc khởi thủy của thời gian ban đầu.
Nhờ thành quả này chúng ta thấy số lượng các Thiên hà trong vũ trụ đã gia tăng khủng khiếp tăng đến 50 lần nghĩa là hơn năm lần mà các Thiên văn gia trước kia đã ước tính.  Mặt trời là một trong 50 đến 100 tỉ tinh tú trong Giải Ngân Hà.
Tiến sĩ E. Williams, Giám đốc viện Viễn Vọng kính Không Gian ở Baltimore, tuyên bố, "Vùng nhỏ hẹp đó sẽ là vùng phải nghiên cứu đặc biệt trong thập niên tới."
Vùng nhỏ hẹp trong bầu trời được quan sát chỉ rộng bằng 1/25 của một độ (degree), hay chiếm một diện tích bằng một hạt cát để trên cánh tay.  Thế mà, các Thiên văn gia báo cáo đã phát hiện ở nơi đó có từ 1,500 đến 2,000 Thiên hà.
Các Thiên văn gia không chắc chắn rằng họ đã tiên đoán đúng thời điểm thành lập Thiên hà khi họ nghĩ rằng thời điểm thành lập Thiên hà khi họ nghĩ rằng thời điểm này bắt đầu khi vũ trụ còn rất nhỏ, nhỏ từ 5 đến 10% kích thước của vũ trụ hiện thời.
Các Thiên văn gia rất phấn khởi khi quan sát những tấm hình đa dạng của Thiên hà.  Có những Thiên hà hình xoắn và bầu dục quen thuộc, có những Thiên hà có những hình thể khác nhau, và có những Thiên hà đường thẳng (Linear), và những Thiên hà có những hình dạng giống như những Thiên hà đã phát hiện từ trước.  Một số Thiên hà khác nữa có thể có những hình dạng giống như hình dạng trong thời kỳ mới thành lập.
Trong một cuộc họp báo, Williams nói, "Có những Thiên hà lớn, những Thiên hà nhỏ, có những cái đỏ, những cái xanh, có những cái cấu trúc tạm bợ.  Chúng ta chưa từng thấy những Thiên hà này trước khi Viễn vọng kính Hubble thấy. Chúng ta chưa biết cái nghĩa lý gì của chúng hết."
Chúng ta biết việc khám phá này sẽ thay đổi lối ước tính tinh tú của các Thiên văn gia trong vũ trụ.
Andrew Fruchter, một Thiên văn gia tại Viện Viễn Vọng kính Không gian nói, "Chúng ta chỉ biết có rất nhiều Thiên hà trong bầu trời cũng như biết một số tinh tú trong Giải Ngân Hà của chúng ta."
Tất nhiên, chẳng ai biết đích xác có bao nhiêu Thiên hà trong Giải Ngân Hà.  Một Thiên văn gia khác nói trong Giải Ngân Hà có thể có 100 tỉ, không phải 50 tỉ tinh tú.  Có những Thiên hà lớn, những Thiên hà nhỏ, và một trong những Cụm sao  (Clumps of Stars) có thể có hàng tỉ tinh tú.
Vùng mà Viễn vọng kính Hubble đã chụp được hình những thiên hà mới ở gần cán của Cái Gáo Lớn (The Big Dipper) là một phần của Chòm Sao Ðại Hùng Tinh (Ursa Major).
COBE (Cosmic Background Explorer Satellite: Vệ Tinh Thám Sát Hậu Cảnh Vũ Trụ) được phóng đi cách đây sáu năm để quan sát những Phóng xạ quang tuyến (Radiation) còn rớt lại sau vụ Bùng Nổ Lớn (The Big Bang) đã không chụp hình như Viễn vọng kính Hubble.
Xin quý vị lưu ý hai điều dưới đây:
Thứ nhất, cách đây 50 năm, Albert Einstein nói trong vũ trụ này có dộc nhất Giải Ngân Hà.  Mấy thập niên gần đây, các nhà Thiên văn vật lý đã khám phá rằng vũ trụ có vô vàn, vô số Thiên hà (Galaxies).
Thứ hai, cũng qua những khám phá trong những thập niên gần đây nhất là việc khám phá mới nhất mà bài báo nói trên đã tường trình các nhà Thiên văn vật lý đã thấy vi trần số hình dạng khác nhau của vi trần số Thiên Hà.
Tuy cách nhau 25 thế kỷ mà sự quan sát và mô tả của đức Thế tôn với những vị Bồ tát cùng với các nhà Thiên văn vật lý ngày nay giống nhau như đúc.
Xin quý vị đọc lại lời dạy của ba vị Phật và lời tuyên bố của khoa học gia ngày nay để thấy tôi nói có đúng không?
Nếu đúng, quí vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học hay không?
 
THẦN THÔNG CỦA ĐỨC PHẬT VÀ BỒ TÁT DUY-MA-CẬT
Máy truyền hình vĩ đại có vô lượng băng tần
Kinh Quán Vô Lượng Thọ, trang 24-27, kể rằng bà Vi Ðề Hy, chánh hậu của vua Tần Bà Sa la, buồn phiền vì Thái tử bắt vua cha bỏ ngục. Bà khẩn cầu Ðức Phật cho thấy những cõi không còn buồn rầu, khổ lụy. “Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn, từ tướng bạch hào phóng ra ánh sáng vàng rực rỡ soi khắp vô lượng thế giới. Những cõi nước của chư Phật mười phương, và vô lượng tịnh độ hiện bóng rõ nơi tòa quang minh, rất rõ ràng và nghiêm đẹp. Song, Ðức Phật bảo bà quan sát kỹ và chọn nơi nào ưa thích”.
Xin qúi vị lưu ý chữ hiện bóng tức là hình ảnh hiện lên, và đài quang minh tức là màn ảnh. Ðức Phật bảo bà chọn nơi ưa thích thì rõ ràng là một băng video.
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Văn Thù Sư Lợi, trang 51-52, kể rằng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật, đem theo 8,000 Bồ Tát, 500 Thanh Văn, và 100,000 Thiên nhân vào căn phòng nhỏ của ông.
Phẩm Bất Tư Nghì, trang 60-64, kể rằng Ðức Phật ở Thế Giới Tu Di Ðăng Vương điều khiển ba vạn hai nghìn tòa Sư Tử cao rộng đến căn phòng của ông Duy Ma Cật.
Phẩm Thấy Phật A Súc, trang 113, Ðức Phật Vô Ðộng Như Lai bảo ông Duy Ma Cật hãy hiện cõi nước Diệu Hỉ, Ðức Vô Ðộng Như Lai và các hàng Bồ Tát, Thanh Văn cho chúng hội xem. Ngài Duy Ma bèn lấy tay phải chấn cõi nước Diệu Hỉ để vào cõi nước Ta Bà, và cõi Ta Bà không chật hẹp, vẫn y nguyên như trước.
Qúi vị thấy thần thông của chư Phật và của Bồ Tát Duy Ma Cật rõ ràng là những máy truyền hình. Thí dụ ta mở một máy truyền hình có màn ảnh 2 inches để xem một trận cầu quốc tế có hàng ngàn người coi trên một sân banh rộng lớn. Sân banh rộng lớn và hàng ngàn người coi đâu có chèn ép gì mình? Dẫu có cả nước Mỹ hay cả thế giới chiếu lên màn ảnh đó, những quang cảnh to lớn đem bỏ vào phòng mình đâu có chật?
Ngoài ra đài truyền hình cũng là Tâm vì Tâm chứa đựng được hết, và thực hiện được hết. Sách Thiền có kể “Cầu đá Triều Châu” có thể dung chứa được biết bao nhiêu người, vật và ngựa xe chạy trên đó. Cầu đá tượng trưng cho tâm, và Tâm được tượng trưng bằng con thuyền Bát Nhã, nghĩa là con thuyền không đáy (không phải là Con Thuyền Không Bến), vì trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ tuyệt vời thì làm gì có đáy?
Tiện đây tôi cũng xin nói thêm rằng chư Phật và Bồ Tát Duy Ma thị hiện thần thông để đại chúng thấy được những cảnh giới siêu xuất của chư Phật là do ở phép quán tưởng. Khi đã quán đến trình độ cao rồi thì nghĩ đến vật gì thì vật đó hiện ra. Ví dụ quán lửa thấy lửa, quán nước thấy nước, quán vàng thấy vàng ... Kinh Lăng Nghiêm kể truyện Nguyệt Quang Ðồng tử ngồi quán nước. Một lúc nước dâng lên. Chú tiểu tinh nghịch lấy hòn đá ném xuống nước khiến Ngài đau bụng. Ngài dặn chú tiểu hôm sau thấy nước lên thì nhặt hòn đá và vứt đi. Sai đó, Ngài hết đau bụng. Có ba phép quán: (1) Vô biểu sắc, có nghĩa là quán dở, chẳng thấy gì cả. (2) Ðịnh quả sắc, có nghĩa là quán lửa thấy lửa, nhưng người ngoài không thấy được, và (3) Diệu quả sắc, nghĩa là quán lửa thấy lửa, quán nước thấy nước, và người ngoài cũng thấy được như trường hợp chú tiểu thấy Thầy ngồi quán nước, và khi thấy nước dâng lên thì chú tinh nghịch ném hòn đá xuống nước.
Thần thông
Về thần thông phải viết cả pho sách cũng chưa đủ. Vả lại, quí vị đã đọc khá nhiều rồi, tôi chỉ xin vắn tắt.
Tu theo chánh pháp của Như lai, người Phật tử không mong cầu thần thông vì mục đích của tu hành là để giải thoát. Một khi đã đắc đạo, tha hồ mà có thần thông.
Theo H.T.T. Duy Lực, thần thông của ngoại đạo còn lệ thuộc vào không gian và thời gian. Thần thông của Ma Vương và quỷ Sa tăng không thua gì thần thông của Phật và của Chúa. Chỉ khác nhau là bên tà bên chính.
Theo thiển nghĩ, khoa học hiện đại là thần thông có thể cắt nghĩa và chứng minh được. Thần thông của chư Phật cũng là khoa học, nhưng không cắt nghĩa hay chứng minh được vì quá cao siêu.
Ví dụ Kim Tự tháp Ai Cập chẳng hạn, khoa học ngày nay có đủ khả năng xây một cái tương tự như thế không? Tại sao cách đây mấy ngàn năm, người ta có thể đưa những tảng đá khổng lồ và nặng hàng tấn lên cao hàng trăm thước?
Ðọc những truyện kiếm hiệp, ta thấy có những màn đấu chưởng như sau: Một hiệp khách giơ ngón tay phát ra một luồng ánh sáng trong đó có một cây kiếm nhắm đầu một hiệp khách khác chém xuống. Hiệp khách kia vội chỉ tay lên trời phóng ra một cái đinh ba để chặn cây kiếm lại.
Ðó là thần thông ngày xưa, kể ra thì nhiều lắm.
Bay giờ những phép thần thông này đã trở thành sự thật.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Iraq đã bắn hỏa tiển sang nước Do thái. Quân đội Mỹ dùng hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn phóng những hỏa tiễn lên trời, nhắm vào hỏa tiễn địch mà công phá.
Các phi hành gia Apollo đã đổ bộ Mặt trăng, và phi thuyền Viking cũng đã được đưa lên Sao Hỏa lấy mẫu đất đem về.
Gần đây, (11-6-96), Hoa Kỳ đã phóng Vệ tinh Thám Sát Global Surveyor lên Sao Hỏa; và vài ngày sau, Nga sô cũng đã phóng Con bọ Mars 96 lên Sao Hỏa với mục đích nghiên cứu bầu khí quyển, bề mặt, và bề trong của sao này. Ngoài ra, những con Bọ này còn nghiên cứu từ trường, đo khí hậu và phóng xạ tuyến, và phân tích những lớp đất của sao này với mục đích tìm kiếm người Hỏa tinh. Khi một vài bộ phận của phi thuyền hay con Bọ bị trục trặc, những Trạm kiểm soát ở Trái đất có thể sữa chửa hay điều chỉnh.
Gần đây, nhờ kỹ thuật ráp lăng kính, các khoa học gia đã phân biệt được vòng đai của hai Ngôi sao Capella mà chính Viễn Vọng Kính Hubble cũng không thấy. Cũng nhờ kỹ thuật này, người ta có thể thấy được một cái bút chì đặt ở trên Mặt trăng.
Một khoa học gia trẻ tuổi đã chế một máy Vi tính. Khi chụp vào đầu, ông trông thấy rõ ràng mọi vật trong đêm tối. Ông còn đếm được những con ốc và đọc những hàng chữ in trên bánh xe của một chiếc xe hơi đang chạy với tốc độ nhanh.
Như vậy là thiên lý nhãn rồi. Kinh Pháp Hoa nói tu được sáu căn thanh tịnh thì với con mắt của mẹ cha sinh, chúng ta thấy được nhiều cảnh giới của chư Phật. Như vậy, kinh Phật đâu có nói những điều hư vọng?
Tất cả những thí dụ kể trên là thần thông của khoa học ngày nay.
Thần thông của dĩa bay
Những người ở ngoại tầng không gian đã dùng một thứ nhiên liệu gì khiến họ có thể du hành liên hành tinh cách nhau hàng tỉ quang niên? (Một quang niên bằng 5 tỉ 88 dặm)
Khoa học ngày nay đang sưu tầm một thứ nhiên liện để phi thuyền có thể bay đến những hành tinh gần nhất bằng cách nghiên cứu Ðối Vật thể (Antimatter).
Ðối vật thể, hay bóng gương của Vật thể, là một nguồn Năng lượng toàn hảo, nhưng khó nắm bắt. Ðối Vật thể, khi tiếp xúc với Vật thể đổi thành một thứ Năng lượng ròng (Pure energy). Một gram Ðối Vật thể mạnh bằng 1,000 tấn sức đẩy hỏa tiễn bay đến Hỏa tinh.
Cũng như Neutrino, Ðối Vật thể rất kỳ lạ khiến các nhà khoa học không tin nó có thật. Bây giờ, họ khám phá rằng mọi Phân tử căn bản như Dương điện tử (Proton), đối Phân tử (Antiparticle)). Ðối Phân tử là bóng gương của những Phân tử chính.
Ngoài ra, Ðối Dương điện tử (Antiproton) cũng rất đắt tiền. Một gram Ðối Dưong điện tử trị giá bằng một trăm tỉ tỉ (10 lũy thừa 13) Mỹ kim.
Tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên, các khoa học gia đã thành công trong việc chế tạo những Nguyên tử của một Ðối Vật thể, một vật kỳ lạ, thường tiêu diệt Vật thể khác khi chạm phải. Những nguyên tử này chỉ xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ.
Ngoài ra, các khoa học gia hy vọng rằng một ngày nào đó. Ðối khinh khí sẽ trở thành một thứ nhiên liệu cho các hỏa tiễn liên hành tinh cà các siêu bom.
Ðó là những thần thông của khoa học hiện đại.
Ðể kết luận, chúng ta không nên nghĩ rằng những thần thông của chư Phật là những điều bịa đặt.
Con người là một Tiểu vũ trụ trong cái Ðại vũ trụ, hay còn được gọi là Tiểu ngã trong cái Ðại ngã. Vũ trụ có những bí hiểm bao nhiêu, con người cũng có những bí hiểm bấy nhiêu. Bộ óc của con người là một vũ trục vô biên mà chỉ có kinh Phật mới có thể phân tích được.
Khoa Tâm lý học chỉ phân biệt dước Ý thức, và Tiềm thức. Nhưng theo Duy thức học, ngoài Tiền ngũ thức (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), còn có Thức thứ 6 (Ý thức), Thức thứ bảy (Mạt na thức), và Thức thứ tám (Tàng thức, hay A lợi da thức). KinhLăng Nghiêm đã liệt kê đến 12 A lợi da trí thức khác nhau được tùy theo mức độ tu hành.
Về mặt tình cảm, chúng ta thường nói thất tình, lục dục như vui buồn, giận, ghét, yêu thưong ... Sự thật, Duy thức học đã chia thành 100 Pháp. Thành thử, muốn hiểu con con người toàn diện, phải hiểu Bách Pháp Minh Môn, và muốn hiểu vũ trụ phải hiểu Thập huyền Môn.* (Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong cuốn “Vào nhà Như Lai” mà tôi hy vọng sẽ xuất bản trong một ngày gần đây).
Tâm lý phàm phu chúng ta thường bị những cột, những gút ngăn cách; và những tham, sân, si của chúng ta chẳng khác gì những lớp bùn đóng cứng ở dưới đáy lu nước khiến không thể thấy được đồng tiền nằm ở dưới đáy. Tu hành là để chùi sạch những lớp bùn đó. Kinh Lăng Nghiêm ví những lớp bùn đó là năm màn sương mù che lấp Diệu tâm: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, và Thức ấm.
Một khi tu hành lọt vào Tàng thức và tìm đường đến Diệu tâm, tâm thức của hành giả sẽ dung thông với cái màn Thiên La Võng của Pháp giới; hay nói một cách khác, Tiểu vũ trụ và Ðại vũ trục sẽ hợp nhất. Tức là Y báo, nhập Chánh báo. Những đấng giác ngộ là những bậc đã lọt vào Tàng thức khiến Tiểu ngã hòa đồng vào cái Ðại ngã, bởi vì “Tất cả là một, và một là tất cả". Lúc bấy giờ, hành giả sẽ có nhiều thần thông và diệu dụng. Nghĩa là cái Thấy, Nghe, Hay, Biết của họ không còn lệ thuộc vào những Phù trần căn hạn hẹp của con người. Muốn biết rõ thần thông của chư Phật, xin xem kinh Hoa Nghiêm.
Nói tóm lại, khoa học ngày nay là thần thông cắt nghĩa được, và thần thông của chư Phật là khoa học siêu xuất khiến bộ óc phàm phu của chúng ta không hiểu nổi và cắt nghĩa được.
 
ÐỨC PHẬT CÓ PHẢI LÀ BẬC ÐẠI Y VƯƠNG KHÔNG?
Sinh đẻ không cần giống đực (15)
Vấn đề Di tử (Gene).
Có nhiều chủng loại (species) đặc biệc sinh đẻ giản dị và tốt đẹp không cần giống đực.
Khi chuông nhà thờ ngân vang khắp mọi nơi, chúng ta lại ăn mừng ngày Giáng sinh của một đứa trẻ ra đời cách đây khoảng 2,000 năm. Ðây không phải là đứa trẻ tầm thường vì bà mẹ sinh ra nó không hề có đàn ông.
Phép mầu của việc đẻ con không cần có cha là nền tảng tín ngưỡng của đạo Công giáo trong 2,000 năm qua.
Trong sản khoa hiện đại, việc thụ thai không cần cha chẳng những phổ biến trong nhà thờ mà còn nẩy nở trong những phòng thí nghiệm.
Bây giờ, các khoa học gia biết rằng đẻ con không cần đàn ông là một hiện tượng thông thường của Thiên nhiên.
Ngoài loài người, trong đời sống của các loài vật, có nhiều việc thụ tinh không cần con đực. Loại thụ tinh này có trong hầu hết các loại sinh vật (người, vật, cây cỏ), ngoại trừ những loài có vú.
Richard Michod, nmột nhà Sinh vật học cải cách thuộc Ðại học Arizona, nói rằng, “Việc thụ thai không cần làm tình (Parthenogenesis) là một lối gian dị và hữu hiệu nhất để sinh nở. Theo quan điểm của Darwin, vấn đề đặt ra là không phải chỉ cắt nghĩa việc sinh nở không thôi mà cần phải giải thích những loại biết làm tình”.
Ông tiếp, “Cuộc đời sẽ khiếm khuyết nếu không có đàn bà”.
Trong việc sinh nở không cần làm tình (Sexless hay asxual), những trái trứng tự nở lấy mà không cần sự can thiệp của tinh trùng, là điều rất thông thường đối với các loài sâu bọ như ong, chuồn chuồn, mọt gỗ, và rận cây (aphid). Loại này có khi cần con đực, có khi không. Lối sinh nở này cũng thấy trong những con thằn lằn, cá, và rắn mối. Torng số những loài vật có xương sống, ít nhất cũng có cả trăm loài sinh nở như vậy.
Graham Bell Molson, giáo sư về Di tử (gene) tại Ðại học McGill ở Montreal, Gia Nã Ðại, nói, “Có một vài loại cá cần phải có con đực để làm tình. Nhưng tinh trùng chỉ dùng làm thủng trứng để kết tinh. Các Di tử (Gene) của con đực không di truyền lại cho thế hệ sau”.
Các nhà sinh vật học về Tiến hóa tin rằng trên con đường Tiến hóa, nhiều chủng loại đã không cần đến việc làm tình.
Khi không còn con đực và không cần hy sinh một nửa số Di tử (Gene) trong thời kỳ làm tình, hình như chủng loại này có điều lợi ngay. Ðáng buồn là loại sinh vật này không sống đưọc bao lâu, Bằng chứng thu lượm được ở những hóa thạch cho biết những chủng loại này ít khi sống quá 20,000 năm.
Mặc dù việc sinh nở không cần con đực không phổ biến trong các loài có vú, những chủng loại có áo giáp (Armadillos) lại thụ tinh với Ða phôi bào (Polyembryony). Khi con cái đi đực, trứng thụ tinh của nó chia làm hai và nở thành những đúa con giống nhau. Ở Texas, trứng của loài vật có áo giáp luôn luôn chia thành sáu, và nở ra sáu con, hay sinh sáu.
Theo nguyên tắc, những giống có vú, ngay cả loài người, cũng có thể sinh con không cần làm tình.
Tuy nhiên, kết quả là những đứa con của bất cứ loại nào sinh nở hoàn toàn không cần con đực phải là những Trái trứng tự phân (Genetic clones) của mẹ chúng nó, và chúng luôn luôn là những giống cái.
Một đứa con trai sinh không cần tinh trùng (16)
Bác sĩ David Bothron thuộc Ðại học Edinburgh, Scottland; nói rằng đây không phải là việc thụ thai không cần Tinh trùng (Immaculation conception) – tinh trùng thường làm trứng thụ tinh. Việc khám phá không có ý nói rằng có thể tạo nên con người mà không cần thụ tinh gì hết.
Tinh trùng thường đem vào trứng một nửa số Di tử của người cha và một nửa số Di tử của người mẹ.
Phôi bào bắt đầu thành hình khi trứng chia làm hai tế bào, rồi mỗi tế bào lại chia làm hai tế bào nữa, và cứ chia như thế mãi.
Bình thường, toàn bộ Di tử (Set of genes) được đưa đến mỗi tế bào.
Bác sĩ Bonthron tiếp rằng về trường hợp của đứa con trai, bây giờ đã ba tuổi, các khoa học gia nghĩ rằng trứng bắt đầu tự phân trước khi tinh trùng đến.
Những chi tiết về việc này không rõ ràng. Nhưng việc thụ thai vẫn có thể đã xảy ra trước quá trình hình thành Phôi bào, và có thể trước khi trứng hoàn tất việc tự phân dầu tiên.
Việc chậm trễ này có nghĩa là những Di tử của người cha chưa được đưa vào trong tế bào của đứa trẻ, kể cả những Di tử tạo thành Bạch huyết cầu.
Da của đứa trẻ có đầy đủ chất Di tử của cha mẹ. Như vậy, về phương diện Di tử, thân thể của nó là sự trộn lẫn của những Di tử bình thường và bất bình thường.
Ðứa trẻ học hành hơi khó khăn, và mặt bên trái của nó nhỏ hơn mặt bên phải dấu hiệu chứng tỏ nó có những Di tử bất bình thường.
Bothron và đồng bạn tường trình lý thuyết này trên tờ báo “Di tử Thiên nhiên”, số ra tháng 10-1994 (?).
Azim Surani, một chuyên viên về Di tử thuộc Ðại học Cambridge nói rằng lý thuyết của Brothron rất hợp lý.
Kỹ thuật thụ thai nhân tạo (17)
Loại thai sanh không cần cha áp dụng cho cả loài người và súc vật. Loại này gọi là Thụ tinh trong ống nghiệm (test tube, hay Vitra ferilization).
Ví dụ ông A và bà B lấy nhau nhiều năm mà không có con. Lý do có thể do những khuyết tật về sinh lý của ông hay bà, hoặc cả hai.
Những khuyết tật này có thể do Ống dẫn trứng (Fallopian tube) bị bệnh, tinh trùng không đủ mạnh để thụ tinh trứng, thiếu tinh trùng, thiếu trứng, không có tử cung, không có tử cung và trứng, không có tinh trùng và trứng, và không có tử cung và tinh trùng.
Có năm phương pháp thụ thai nhân tạo sau đây có kết quả từ 25 đến 50 %.* (Tài liệu tham khảo cũ. Bây giờ có thể hơn nhiều).
a. Cấy trứng vào Ống dẫn trứng (Gamete Intrafallopian Transfer – GIFT).
Trứng và tinh trùng được trộn lẫn và cấy liền trong Ống dẫn trứng, và từ đó trứng tự nhiên được đưa vào Tử cung (Uterus).
Phưong pháp này có kết quả 40% và được áp dụng trong trường hợp việc Thụ thai khó cắt nghĩa (unexplained fertility). Khi áp dụng vào trường hợp người cho trứng hay cho mượn Tử cung (Surrogate), kết quả 50-50. (Một bác sĩ gọi là ‘Tử cung cho thuê’), hay mướn người ‘mang nặng đẻ đau dùm’.
b.Cấy trứng (Insemination).
Ðặt tinh trùng mạnh khoẻ vào trong Ống dẫn trứng hơn chu kỳ sáu thág, kết quả 50%. Nếu không thụ thai, cần dùng thuốc để kích thích trứng. Có thể áp dụng khi có người cho trứng và cho mượn Tử cung.
c. Cấy trứng đã thụ tinh vào Ống dẫn trứng (Zygote Intrafallopian Transfer – ZIFT)
Lối cấy Trứng đã thụ tinh (Zygote) vào Ống dẫn trứng thường được áp dụng khi người đàn ông bị tuyệt tự (sterile), hoặc áp dụng trường hợp có người cho mượn Tử cung. Kết quả 40%.
d. Thụ tinh trong Ống nghiệm (Test tube, hay Vitro fertilization)
Một Phôi bào, sau khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng trứng và tinh trùng, được đưa thẳng vào tử cung. Phương pháp này được áp dụng  khi Ống dẫn trứng bị bệnh, hoặc người đàn ông hay đàn bà có khiếm khuyết về sinh lý. Kết quả 25 % khi áp dụng trong trường hợp mượn tử cung hay xin trứng của người khác. Kết quả 50-50.
e. Chích tinh trùng thẳng vào trứng
Phương pháp này được chia làm ba giai đọan:
- Trứng và tinh trùng được đặt trong một dung dịch có điều kiện như trong cơ thể người ta. Trứng mới lấy ra trong vòng 24 tiếng được loại bớt những tế bào ở ngoài thành trứng. Tinh trùng được trong một dung dịch khiến nó bớt di động. Người ta chọn một con tinh trùng và hút nó vào trong ống chích.
- Người ta chích mũi kim vào thành trứng. Nếu trứng không bể, việc chích kết quả. Tinh trùng được đẩy nhẹ vào tâm điểm của trứng. Tại đây, những dây DNA của tinh trùng phối hợp với những dây DNA của trứng.
- Trứng được đặt trong Lò ấp (Incubator) có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong Tử cung. Trong vòng tám tiếng, nếu việc thụ tinh có kết quả, trứng và tinh trùng trở thành một Phôi nhân (Pronuclei) có hai vòng tròn trong trứng - Một vòng chứa những dây DNA của tinh trùng, và một vòng chứa những dây DNA của trứng.
Trong trường hợp này, Phôi bào khi thành hình được đặt trong Ống dẫn trứng.
Ðã tìm ra chất Di tử (Gene) tạo hình Phôi bào (18)
Bản tường trình của ba khoa gia đăng trong báo “Tế bào”, nói rằng sau 25 năm nghiên cứu, họ đã khám phá ra chất Di tử chuyên tạo hình và định mẫu (Pattern), Phôi bào, biến đổi những tế bào vô dạng thành một loài có xương sống có đủ chân tay và ngón, tạo nên bộ óc và Dây Thần Kinh Cột sống (Spinal cord), và nắn hình dạng của thân thể từ đầu đến chân.
Những chất Di tử này sản xuất ra chất Morphogen (tạm dịch là Tạo hình tố) là những Phân tử (Molecule) tạo hình sinh vật mà các nhà sưu tầm đã biết từ lâu nhưng chưa tách rời ra được. Danh từ Morphogen có nghĩa là “Tạo hình tố”; hay là chất Protein.* (Một hợp chất Nitrogen hữu cơ chứa Amino acids là những chất tạo hình căn bản ở trong Thể chất [Matter] của sinh vật, rất cần để nuôi dưõng và bổ sung các Mô [tissue]).
Sau khi đã vào trong Phôi bào, những Phân tử này từ từ “quét qua những Nụ mô (Buds of tissue)* (Mô chưa trọn vẹn như nụ chưa nở thành hoa), và bắt đầu nắn một hình dạng chưa rõ, tạo xương sống và xương sườn ở giữa, nhào nặn chân tay và các ngón ở hai bên Phôi bào và bộ óc ở trong xương sọ. Tạo hình tố (Morphogen) chạm đến những tế bào ở khắp mọi nơi trong cơ thể khiến những tế bào trở thành những hình dạng nhất định nào đó. Chất này cho tế bào địa chỉ, số phận, lý lịch, và mục đích của cuộc đời.
Ðầu tiên được khám phá từ những con Ruồi trái cây (Fruit fly), những chất Di tử này được đặt tên con Nhím (Hedgehog) là vì chúng thay đổi mau lẹ để tạo hình con ruồi giống hình con Nhím.
Công việc thông thường của chất này trong con Ruồi trái cây là quyết định sự tăng trưởng và cấu tạo hình dạng của tất cả các loài có xương sống.
Bản tường trình nói rằng các khoa học gia đã tách rời những Di tử có hình con Nhím từ những con chuột, Cá vằn (Zebra fish), và gà.
Bác sĩ Clifford J. Tabin, một nhà nhà Phát triển sinh vật học tại trường Y khoa Harvard, và là một trong ba tác giả của bản tường trình nói trên, tuyên bố rằng:
“Loại Phân tử mới đặc biệt này chắc chắn sẽ trở thành những Phân tử quan trọng nhất trong việc phát triển các loài có xương sống”.
Tạo hình phôi bào (19)
(a) Các khoa học gia đã khám phá ra một loại Di tử (Gene) gọi là Di tử hình con nhím (Hedgehog) chuyên nắn hình và định mẫu cho phôi bào. Một khi được “bật đèn xanh”, Di tử này tạo thành chất Protein, và chất này chỉ thị cho các tế bào kề cận biết vị trí và vai trò của mình trong việc tạo hình chân, cánh, hay đuôi. Ở những nơi khác, chất Protein con Nhím hướng dẫn việc phát triển thần kinh hệ.
(b) Trứng của một con chuột đã thụ tinh phát triển thành 16 Tế bào trong ba ngày. Trong thời gian còn là Bọt nước* (Một Phôi bào mới thành hình gồm có một Tế bào hình tròn và rỗng mà Ðức Phật gọi là Yết La lam, nghĩa là Bọt nước), có nhiều Tế bào tăng trưởng, và những Tế bào trong cùng cũng bắt đầu làm những nhiệm vụ riêng biệt.
(c) Ở trong thần kinh hệ mới tạo, những dấu hiệu nổi lên từ trên xuống dưới đang tham gia việc tạo những Tế bào thần kinh riêng biệt ở những nơi đặc biệt. Những Tế bào thần kinh ở trên có liên hệ đến những chức năng cảm thọ, trong khi những Tế bào ở dưới kiểm soát sự hoạt động của sinh vật.
Phôi bào của một con chuột từ 8 ngày rưỡi đến 9 ngày rưỡi
(a) Trong những chân tay chưa thành hình (limb bud), những chỉ thị riêng biệt của chất Protein con nhím khiến các tế bào bắt đầu ấn định việc sắp đặt các ngón tay của một bàn tay thô kệch mới thành hình.
(b) Lúc này, Di tử con nhím hoạt động khắp trong phôi bào con chuột. Những vùng có dấu chấm thưa trong hình vẽ là những địa điểm của những Tế bào biểu lộ sự hiện diện của Di tử này. (Xem hình vẽ).
Theo kinh Thánh, Chúa Jesus Christ được Ðức Mẹ Maria đồng trinh sinh ra cách đây gần 2,000 năm. (Theo Tây lịch, Chúa Jesus sinh vào năm thứ nhất, bây giờ là năm 1996).
Theo lịch sử của Ðức Phật Thích Ca, một hôm Hoàng hậu Ma Da nằm chiêm bao thấy một hòn núi lớn, rồi từ trên đỉnh núi thấy Phật Như Lai cưỡi một con voi trắng sáu ngà, nơi vòi có có ngậm một nhánh bông huệ, vừa theo sườn núi đi xuống đến chỗ bà nằm, bèn lấy ngà khai hông bên hữu mà chui vào.* (Phật Thích Ca Mâu Ni, trang 10).
Trong những băng giảng kinh Lăng Nghiêm, cụ  Nghiêm Xuân Hồng có kể Ngài Tu Bồ Ðề khi nhập thai mẹ vẫn ngồi trên kiệu đặt trong một cung điện nguy nga. Mới sinh ra, Ngài đã biết hết những tiền kiếp của mình.
Cả ba truyện thực hiện đản sinh trên đây, người đời cho là những truyện huyền hoặc, khó hiểu, khó tin.
Vấn đề đặt ra là tôn giáo có chạy theo khoa học, hay khoa học phải chạy theo tôn giáo?
Ðiển hinh là những khoa học gia lỗi lạc đều là những con chiên ngoan đạo có đức tin vững chải. Tuy họ không chứng minh được có Thượng đế, họ vẫn dốc lòng tin có Thượng đế (Xin đọc bài Thượng đế không chơi tứ sắc với vũ trụ [God doesn’t play dice with the universe] trong khi tranh luận với đồ đệ là Neil Bohr, Albert Eintein đã nói câu trên.
Tôn giáo mang sắc thái khoa học như đạo Phật vẫn tiềm tàng rất nhiều thần bí và huyền nhiệm. Bởi những thần bí và huyền nhiệm đó là bất khả tư nghì, nghĩa là không thể nghĩ bàn, khiến những đầu óc phàm phu tầm thường không thể hiểu được.
Bấy giờ, xin trở lại vấn đề sinh sản của các loài.
Trong kinh Lăng Nghiêm, tr. 256, Phật đã chia chúng sinh làm 12 loài: (1) Loài sinh trứng (Noãn sinh), (2) Loài sinh bằng thai (Thai sinh), (3) Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), (4) Loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm, (loài Hóa sinh), (5) Loài có sắc (hình tướng), (6) Loài không sắc (ma, qủy, thần, phi nhân, chư thiên), (7) Loài có tưởng (người), (8) Loài không tưởng (gỗ, đá, thảo mộc), (9) Loài chẳng phải có sắc, (10) Loài chẳng phải không sắc, (11) Loài chẳng phải có tưởng, và (12) Loài chẳng phải không tưởng. Loài thai sinh là các con cái do tinh khí cha mẹ sinh ra. Thân sinh ra gọi là thân tứ đại: Ðất, Nước, Gió, Lửa; hay Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong. Xương thì thuộc về Ðất, tinh huyết thuộc về Nước, vận động thuộc về Gió, và Hơi nóng thuộc về Lửa.
“Bốn thứ ấy đều có âm dương, hễ âm dưong giao hợp thì thành thai bào. Nhưng tuy giao cấu mà không nhân theo năm thứ: Sát, Ðạo, Dâm, Tham, Ái, thì cũng chẳng thành thai được.
Bởi có sự Sát, Ðạo làm nợ nần, Tham, Sân làm nhân duyên, và tình ái làm mai mối; rồi thần thức của thân trung ấm* (Thân trước chết rồi, thân sau chưa có, thân ở giữa là thân trung ấm) thấy cha mẹ đồng nghiệp với mình giao hợp, mới tới đó mà đầu thai ...”
Theo lời Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm, cũng trang 256, 258, loài đẻ trứng hay sinh con phải có ba nghiệp giống nhau mới sinh được. Ðó là nghiệp của cha, nghiệp của mẹ, và nghiệp của mình.
Loại Thấp sinh (như côn trùng) chỉ cần nghiệp của mình chứ không nương theo nghiệp của cha mẹ.
Loại Hóa sinh thì bỏ thân hình cũ mà hóa sanh ra thân hình mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm v.v...
“ Vậy thì thai sản tuy là do cha mẹ giao hợp phát sinh, nhưng thật ra cũng do nơi ba nghiệp đồng nhau mới đặng hấp dẫn đem vào thai, như thể đá nam châm hút sắt vậy.
Vì có hấp dẫn đồng nghiệp mới có cái nhân duyên sanh ra năm vị ở trong thai. Năm vị đó là:
(1) Bảy ngày sinh vị Yết la lam, nghĩa là bọt nhớt.
(2) Mười bốn ngày sanh vị Ác bồ đàm, nghĩa là bong bóng.
(3) Hai mươi mốt ngày sanh vị Bế thị, nghĩa là thịt mềm.
(4) Hai mươi tám ngày sinh vị Kiện nam, nghĩa là thịt cứng.
(5) Ba mươi lăm ngày sinh vị Bác ra xa khư, nghĩa là có hình.
Nói tóm lại, Noãn, Thai, Thấp, Hóa, bốn loài chúng sinh đều là lấy cái định nghiệp mà tương cảm nhau, cho nên cái định báo của chúng sinh, cũng tùy theo chỗ cảm mà ứng.
Như loài sinh trứng thì ứng theo “loạn tưởng” mà sinh.
Loài sinh thai thì ứng theo “tình ái” mà sinh.
Loài Thấp sinh thì ứng theo “hiệp” mà sinh, tức là nương phụ với thấp khí.
Loài Hóa sinh thì ứng theo “ly” mà sinh, tức là bỏ đây tới kia.
Song, tình, tưởng. ly, hiệp; trong bốn giới ấy, vốn không nhất định, hoặc tình biến làm tưởng, hoặc hiệp biến làm ly, hoặc đổi làm thai, hoặc thấp đổi làm hóa. Vậy sự tùy nghiệp thọ báo, cũng có thứ bay mà trở lại làm thứ lặn, như chim sẽ làm con vẹt, cũng có thứ lặn mà trở thành làm thú bay, như cá hóa rồng.
Ðại để những truyện kỳ quái như vậy rất nhiều, thay hình đổi xác, quay lộn luôn luôn. Vì thế, chúng sinh có hoài không dứt.
Khoa học ngày nay vẫn còn chưa biết rằng loài người trước kia cũng từ trứng sinh (noãn sinh), từ chỗ ẩm thấp sinh ra (thấp sinh), và từ chỗ này đến chỗ khác sinh ra (hóa sinh).
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Quyển 2, trang 341, 342, đã nói rõ về những điều này như sau:
“Sư Tử Hống bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu cho rằng Như Lai bất sanh bất diệt là thậm thâm thời tất cả chúng sanh bốn loài: Noãn, thai, thấp, hóa. Trong bốn loài sanh này thời loài người có đủ, như Tỳ kheo Thi Bà La, Tỳ kheo Ưu Bà Thi, mẹ của trưởng giả Di Ca la, mẹ của Trưởng giả Ni Căn Dà, mẹ của trưởng giả Bán Xà La, mọi người đều sanh năm trăm con trai đồng là noãn sanh. Do đấy nên biết rằng trong loài người cũng có noãn sanh.
Trong loài người mà thấp sanh, như Phật từng nói rằng: Thuở trước ta tu hạnh Bồ tát làm Ðản Sanh Vương và Thủ Sanh Vương, và như nay cô gái Am La, cô gái Ca Bất Da, nên biết rằng trong loài người cũng có thấp sanh.
Thuở kiếp sơ, tất cả chúng sinh đều là hóa sinh”.
Nếu loài người từ trứng sinh ra, thì truyện bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, và trứng sinh ra 100 người con thì đâu có phải là một truyền thuyết?
Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðức Phật chỉ nói qua về sự thành hình của Phôi bào tử bảy ngày đến ba mươi lăm ngày.
Ðó cũng là điều khiến chúng ta kính phục vì cách đây trên 25 thế kỷ, Phật đâu có X ray (Máy quang tuyến X), hay MRI (Magnetic Resonance Imaging), tạm dịch là Máy Rọi Hình Ba Chiều, nghĩa là một loại máy tối tân dùng Từ trường và Siêu âm (Ultra sound) để xem hình Phôi bào hãy còn ở trong tử cung của sản phụ. Ngoài ra, máy còn cho thấy cả bộ óc, cột sống, các khớp xương, vú, gan, mật, lá lách, thận các hạch, và các mạch máu.
Một trong những truyện UFO (Dĩa bay) kể rằng một bà có thai bị người Hành tinh bắt lên Dĩa bay của họ. Một người có vẻ như một bác sĩ cầm một cái ống dài hơn đèn pin chiếu vào bụng bà tuồng như để xem cái bào thai. Lối xem thai này cũng giống như lối dùng MRI của khoa học bây giờ, chỉ khác là người Hành tinh đã có từ lâu mà bây giờ mình mới có. Như vậy, người Hành tinh đã có một nền văn minh quá tân tiến và khác biệt với nền văn minh của loài người hiện tại.
Không biết Máy Rọi Hình Ba Chiều của người Hành tinh có trước Ðức Phật hay không? Câu trả lời là không. Lý do là người hành tinh dẫu có văn minh, tài ba, lỗi lạc đến đâu cũng chỉ là những chúng sinh còn ngụp lặn trong biển Sinh, Tử, Luân hồi. Có lần Sir Issac Newton đã nói trí thức của ông chẳng qua là những cái vỏ sò nhặt trên bãi biển. Thử hỏi nhặt đến vô lượng kiếp đã đầy óc chưa? Có ngưòi nói Vật lý gia Stephen Hawking là hậu thân của Albert Einstein, nghĩa là cũng lỗi lạc như Einstein. Nhưng Hawking đâu có thoát khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử đâu? Cứ vẫn phải ngồi xe lăn như ai?
Một điều xin nói thêm là bây giờ khoa học mới tìm ra Nguyên tử. Nhưng theo kinh Vệ Ðà và kinh Phật, Nguyên tử đã có từ thời xa lắc xa lơ. Trong kinh, Ðức Phật gọi Nguyên tử là những”vi thể năng động”.
 
Theo thiển nghĩ, tôn giáo và khoa học cần bổ túc lẫn nhau. Một mặt khoa học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ để cải tiến nhân sinh. Mặc khác, tôn giáo giúp khoa học thoát khỏi những bế tắc trong việc tìm hiểu vũ trụ mà chỉ tôn giáo mới biết được.
Nói một cách khác, muốn biết được nguồn gốc của vũ trụ và nhân sinh, không có cách nào khác hơn là tu hành để hoàn toàn giác ngộ, hoàn toàn đắc đạo để trở về Diệu tâm mầu nhiệm. Là phàm phu, các khoa học gia cũng như chúng ta chỉ xử dụng cái Thấy Nghe Hay Biết (Kiến, Văn, Giác, Tri) trên bình diện thấp kém là Thức thứ 6, hay Ý thức. Một khi đã lọt vào Tàng thức thì Tâm mình sẽ dung thông với càn khôn vũ trụ. Bởi vì vũ trụ, hay pháp giới như cụ Hồng đã giải thích là một màn Thiên la võng (lưới báu), nó vừa là của chung và lại vừa của riêng của mọi người. Chắc qúi vị còn nhớ bài kệ Phá Ðịa ngục:
Nhược nhân đục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo
Vạn pháp do tâm sanh
Nhất tâm sanh vạn pháp
Tâm đây là Diệu tâm.
Tâm của mình với pháp giới là một, chứ không khác biệt như mình tưởng. Sở dĩ, mình tưởng Tâm mình khác biệt với pháp giới là vì mình còn cảm nghĩ và hành động theo Ý thức. Nhưng một khi tu hành đắc đạo rồi, tức là đã lọt vào Tàng thức; mọi việc xảy ra trong pháp giới (vạn vật trong vũ trụ) mình đều biết hết. Cái Diệu tâm đó ví như màng lưới của con nhện mà mình là con nhện nằm ở giữa. Hễ có con ruồi hay muỗi nào đụng phải lưới, con nhện sẽ biết liền. Tất cả những vụ nổ ở Mặt trời, mặt trăng, những vũ cháy rừng, những trận động đất, cùng những thiên tai khác xảy ra ở trong vũ trụ này mình đều biết hết.
Lấy một thí dụ cụ thể, một phái đoàn ký giả của đài BBC đã được Bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ tiếp đón với điều kiện là họ phải trao bức thông điệp có tên là “Thông điệp của những người anh” cho Ðại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993, và công bố bức thông điệp của họ. Tổ tiên của Bộ lạc Kogi đã sống tám ngàn năm trên đỉnh núi và không hề tiếp xúc với ai? Tại sao họ lại biết có một Ðại hội Tôn giáo nhóm họp ở Hoa kỳ để nhờ trao thông điệp của họ? Theo ký giả thì đến thuổi 20, thanh niên tập ngồi yên quay mặt vào vách tường từ bảy đến chín năm liền. Ðây là một lối Thiền định cũng giống như lối tọa thiền của Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. Ngài đã quay mặt vào vách đá trong tám chín năm trời. Ðó là một pháp môn mà nhà Thiền gọi là “hồi quang phản chiếu”, tức là nhìn vào trong Tâm thức của mình thay vì nương theo cái tâm phân duyên chạy theo trần cảnh ở ngoài mà triết học hiện sinh gọi là lối sống Phóng thể (Alinéation).
Như trên đã nói, pháp môn này đưa Tâm thức mình từ bình diện thấp kém là Ý thức, qua Mạt Na thức (Thức thứ bảy), lọt vào Không hải của Tàng thức (Thức thứ tám), và mở đường đến Diệu tâm.
Trở lại vấn đề Phật đã thấy hình dạng của Phôi bào cách đây 25 thế kỷ là thời kỳ chẳng có máy móc gì cả. Phật đã đắc đạo, đã có ngũ nhãn nên Thấy Nghe Hay Biết tất cả những gì xảy ra trong vũ trụ.
Nếu cứ dùng “đôi mắt thịt vói mấy chiếc ống nhòm” thì không biết đến đời nào mới thấy được như Phật?
Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo siêu khoa học không?


LỜI DẪNMỤC LỤCCHƯƠNG 1CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3CHƯƠNG 4CHƯƠNG 5


 

Tác giả bài viết: Minh Giác Nguyễn Học Tài

Nguồn tin: www.quangduc.com