Ấn Độ: Nghiên cứu về phát triển du lịch Phật giáo

Gần đây, “Chương trình phát triển du lịch vì người nghèo” đã được thực hiện bởi Cục Du lịch của bang, tập trung chủ yếu vào các tuyến du lịch Phật giáo và tuyến hành lang Agra-Braj, với nỗ lực để sử dụng du lịch như một công cụ chống đói nghèo và đồng thời tăng thêm nguồn thu.

Vừa qua, một nhóm gồm năm thành viên thuộc Ngân hàng Thế giới đã có mặt tại Varanasi để khảo sát các công trình phát triển đang được thực hiện trong chương trình Sứ mệnh đổi mới thành phố Jawaharlal Nehru (JNNURM) và tìm hiểu tình trạng hiện tại của các địa điểm du lịch tại Sarnath cùng với triển vọng phát triển mạng lưới du lịch Phật giáo để thúc đẩy du lịch trong thành phố. 

1ad.jpg

Hành hương tới Đại tháp Giác Ngộ (Bồ Đề Đạo Tràng) - Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu, trong đó có hai thành viên người Ấn Độ cùng với và các nhà khảo cổ đã tổ chức các cuộc họp để thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến phát triển du lịch trong khu vực.

Gần đây, “Chương trình phát triển du lịch vì người nghèo” đã được thực hiện bởi Cục Du lịch của bang, tập trung chủ yếu vào các tuyến du lịch Phật giáo và tuyến hành lang Agra-Braj, với nỗ lực để sử dụng du lịch như một công cụ chống đói nghèo và đồng thời tăng thêm nguồn thu.

Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ một khoản ngân quỹ 1.700 triệu rupees cho việc phát triển các trung tâm chính trên các tuyến hành hương Phật giáo, bao gồm Sarnath, Kushinagar, Shrawasti cùng với sự phát triển của Agra và Mathura. Chính quyền bang cũng đã có kế hoạch đầu tư 500 triệu rupees trong dự án lớn này.

Hoa Hàm Tiếu (Theo The Times of India