Tổng thống Ấn Độ tôn vinh Phật giáo trong dịp hội thảo Quốc tế

Phát biểu tại buổi bế mạc kết thúc Hội nghị Phật giáo Quốc tế thời gian 3 ngày tại Rajgir, Nalanda hôm Chủ nhật, ngày 19/03/2017, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nói triết lý của Phật giáo thích hợp trong mọi kỷ nguyên và đặc biệt thích hợp trong các giai đoạn mà bạo lực, giết người vô cớ và tàn phá những giá trị và di sản quý báu của nhân loại ngày nay, “đặc biệt là khi thế giới đang phải vật lộn với những vấn đề phức tạp có vẻ nan giải”.
Tổng thống Ấn Độ đã phát biểu với tư cách là chính khách mời trong phiên họp kỳ diệu của Hội thảo Phật giáo Quốc tế với thời gian 3 ngày do Bộ Văn hóa Ấn Độ và Đại học Nava Nalanda Mahavihara tổ chức, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Thị xã Rajgir.
 
Tổng thống Ấn Độ nhấn mạnh rằng: “Các trường Đại học là những nơi cho tâm trí cởi mở, thảo luận tự do, đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời những thắc mắc. Giáo dục nghĩa là phát triển trí tuệ, đòi hỏi sự tương tác liên tục với giáo viên, đồng nghiệp và những người khác. Trong môi trường chan hòa tình thương yêu, không thành kiến cố chấp, không bạo lực và có thể dẫn đến sự lưu thông tự do của những ý tưởng để làm cho thế giới ngày thêm xinh đẹp hơn”.
 
Liên quan đến việc phá hủy tượng Phật Thung lũng Bamiyan ở Afghanistan bởi phiến quân hồi giáo Taliban, Tổng thống Ấn Độ nói rằng bạo lực không chỉ giới hạn trong gây tổn thương đến công chúng. Mà là “Sự tàn phá các giá trị di sản văn hóa quý báu được xây dựng qua nhiều thế kỷ.
 
Không tránh khỏi bởi tai họa của bạo lực trong thế giới ngày nay. Thế giới ngày càng trở nên phức tạp hơn, với các vụ giết người và các cuộc tấn công vào các Câu lạc bộ, Nhà hàng và các buổi hòa nhạc, một số cá nhân hoặc tổ chức bạo lực đổ máu. Vấn nạn hôm nay là làm thế nào để khắc phục sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng này”.
 

 
Tại hội nghị Nalanda, Tổng thống Ấn Độ - Mukherjee (ảnh)
nói rằng không một nơi nào trên thế giới không bị quấy rầy bởi bạo lực.

Tổng thống Ấn Độ nói khủng bố chỉ là hành động của một vài cá nhân hoặc nhóm. Thay vào đó, nó là một sự sai lệch tinh thần và phản ánh một suy nghĩ lầm lạc.
 
Tổng thống Ấn Độ nói thêm rằng: “Đây là một khuynh hướng không để nhìn thấy bất cứ điều gì tích cực và chỉ tập trung vào tiêu cực. Thời gian đã đến để cộng đồng quốc tế cùng nau suy nghĩ để kiểm tra mối đe dọa nghiêm trọng này. Mặc dù bạo lực phản ảnh ô nhiễm của tâm trí, thế giới cũng đang phải vật lộn với các hình thức ô nhiễm khác, như ô nhiễm sông biển, ao hồ, núi rừng và các đô thị. Nhưng tồi tệ nhất là sự ô nhiễm của con người”.
 
Nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của sự nghiên cứu giáo lý của Phật giáo khắp nơi trên thế giới, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nói rằng: "Ngay cả vị Anh minh Hoàng đế Ashoka đã có một sự biến đổi rực rỡ trong cuộc đời của đức vua Ashoka, điều đó đã biến Ashoka, vị Hoàng đế chinh phục thành một vị Minh quân phật tử, Hộ pháp truyền bá Chính pháp Thích Ca Như Lai khắp thế giới”. Thật vậy, ngày nay lịch sử thế giới đã ghi nhận Hoàng đế Ashoka không phải là một chiến binh mà là một nhà truyền giáo vĩ đại.
 
Đó là nhiệm vụ tìm hiểu thực tế, sự thay đổi con tim, đã thu hút các học giả và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến với Đại học Phật giáo Nalanda và các tổ chức như Vikramshila, Takshila và những người khác trong thời cổ đại.
 
Đề cập đến Rabindranath Tagore (1861 - 1941), nhà văn hoá lỗi lạc của Ấn Độ và thế. giới, người đã đặt câu hỏi về sự im lặng của trí thức khi nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein bị đuổi ra khỏi Đức chỉ vì ông là một người Do Thái, Tổng thống Ấn Độ nói rằng một trong những trả lời của ông nhận được là “Quá trình nền văn minh của con người không bao giờ được quyết định bởi bất kỳ vị Hoàng đế hay người chinh phục nào”.
 
Tổng thống Ấn Độ đánh giá cao Nav Nalanda Mahavihar vì đã in lại tất cả 41 tập Pali Tripitaka trong tập thơ Devanagri “Chúng tôi đã thấy điều đó, sau khi Hitler, Mussolini và những người khác, đến Mohandas Karamchand Gandhi. Thách thức ngày hôm nay là tìm ra con đường chính xác và con đường đó là con đường mà Đức Phật hiện ra. Chính Gandhiji thừa nhận rằng ông là một phật tử thực hành theo giáo lý Đạo Phật".
 
Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar và Thống đốc Ram Nath Kovind cũng đã phát biểu tại buổi lễ này, do Nava Nalanda Mahavihara tổ chức.
 
Tuyên bố về "Phật giáo trong thế kỷ 21 - quan điểm và phản ứng với những thách thức và khủng hoảng toàn cầu" đã có sự tham dự của hàng trăm học giả Phật giáo, chư tôn đức Tăng già và các đại biểu đến từ 35 quốc gia, với bài phát biểu đặc biệt của đức Đạt lai Lạt Ma hôm 18/03/2017.
 
Tổng thống Ấn Độ kêu gọi các đại biểu "tăng gấp đôi nỗ lực quảng bá những chân lý đơn giản và con đường của Đức Phật, cho thấy chúng ta có thể trở thành những công dân tốt hơn và góp phần làm cho đất nước của chúng ta trở thành một nơi tốt hơn để sống".
 
Tổng thống Ấn Độ cũng bày tỏ niềm vui rằng Nava Nalanda Mahavihara đã xuất bản gần đây bộ Pali Tripitaka (Tam tạng Pali) 41 tập bằng ngôn ngữ Devanagari. Ông cũng chúc mừng trường Đại học đã mở khoa Khoa học Phật giáo đầu tiên trên thế giới.
 
Thủ hiến Nitish Kumar cũng nhấn mạnh nguyên lý Phật giáo và nói rằng có liên quan đến thế giới bạo lực và không tin tưởng ngày nay. Ông Kumar cũng đề nghị mở một "Trung tâm giải quyết mâu thuẫn" tại Rajgir.
 
Trước đó vào ngày 18/03/2017, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến thăm Nava Nalanda Mahavihara sau khoảng 60 năm và trồng một cây bồ-đề con. Ngài đã dự khánh thành tòa nhà Khoa học Nagajurna và Cư xá Santarakshita. Nói đến truyền thống của Nalanda, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng sự đóng góp của Dignaga và Dharmakriti không thể nào bị lãng quên được đối với thế giới.
 
Thống đốc Ram Nath Kovind, người sẽ là chủ tịch của hội Nav Nalanda Mahavihar, cho biết sáng kiến của Đại học cho rằng tổ chức hội nghị là phù hợp nhất trong bối cảnh những thách thức và khủng hoảng ngày nay.
 
Thống đốc Ram Nath Kovind nhấn mạnh rằng: “Phật giáo có khả năng giải quyết các sự xung đột. Đó là lối sống theo giới luật Phật giáo, tự giác và tự khám phá”.
 
Vân Tuyền (Nguồn: Hindustan Times)