Cam Thảo Bắc: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m, thân đâm ngang dưới mặt đất, có khi dài tới 2m, từ đó lại mọc lên 1 cây khác, toàn thân có lông mịn. Hoa mọc thành chùm, tràng hình cánh bướm, màu tím nhạt. Quả loại đậu, trong chứa hạt dẹt.

 
2. CÂY CAM THẢO BẮC:

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis (vùng dãy núi Uran) & Glycyrrhiza glabra

Họ khoa học: Fabaceae (Họ Đậu)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m, thân đâm ngang dưới mặt đất, có khi dài tới 2m, từ đó lại mọc lên 1 cây khác, toàn thân có lông mịn. Hoa mọc thành chùm, tràng hình cánh bướm, màu tím nhạt. Quả loại đậu, trong chứa hạt dẹt.

2. Bộ phận dùng:

Thân rễ, thu hái vào mùa đông, bó thành bó, có loại đã cạo vỏ, có loại chưa cạo vỏ, độ ẩm không quá 14%.

3. Thành phần hóa học:

Có saponin thuộc nhóm olean là Glycyrrhirin, nó tồn tại dưới dạng muối Magnesi và calci Glycyrrhizic.

4. Công dụng:

- Cam thảo chữa ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, ngộ độc thuốc.

- Cam thảo chích chữa tỳ vị hư nhược (đã chế biến), thân thể mệt mỏi, kém ăn mất ngủ.

- Cam thảo dây, cam thảo đất không dùng thay thế cho Cam thảo bắc được.

- Có tác dụng dẫn thuốc, giải độc. 

5. Cách dùng - liều dùng:

- Dùng dưới dạng thuốc sắc (không dùng chung với Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo, Đại kích).

- Bột lục nhất (Cam thảo 1 phần, Hoạt thạch 6 phần) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sảy, mề đay.

- Cavéds (Pháp), Kavat (VN) dùng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
 
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược