Cây Dạ Cẩm: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây bụi leo dài tới 2-3m, thân hình trụ, phình to ra ở các đốt, màu tím hoặc xanh. Lá đơn nguyên, mọc đối, phiến lá hình bầu dục, có lá kèm hình sợi. Hoa tự xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng. Quả nhỏ, hình cầu, trong chứa nhiều hạt. Toàn cây có lông mịn.

F - CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY:

1. CÂY DẠ CẨM:

Tên khoa học: Oldenlandia capitellata

Họ khoa học: Rubiaceae (Họ Cà Phê)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây bụi leo dài tới 2-3m, thân hình trụ, phình to ra ở các đốt, màu tím hoặc xanh. Lá đơn nguyên, mọc đối, phiến lá hình bầu dục, có lá kèm hình sợi. Hoa tự xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng. Quả nhỏ, hình cầu, trong chứa nhiều hạt. Toàn cây có lông mịn.

2. Bộ phận dùng:

Toàn cây, thu hái vào mùa hạ, bỏ gốc, cắt ngắn, phơi khô.

3. Thành phần hóa học:

Toàn cây có alcaloid, saponin, tanin.

4. Công dụng:

Chữa loét dạ dày do thừa dịch vị, loét miệng, lở lưỡi, lở loét ngoài da.

5. Cách dùng - liều dùng:

- Toàn cây dùng 8-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

- Cao Dạ Cẩm, chai 250ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

 
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược